CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Tiếng Anh
51 Vận dụng trò chơi ngôn ngữ để khuyến khích sinh viên tham gia các hoạt động nói tiếng Anh trên lớp / Phương Thị Duyên, Nghiêm Thị Thu Hà, Phạm Thị Bích Hảo, Hoàng Thị Quỳnh Ngân // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 3(337) .- Tr. 65-70 .- 420
Nghiên cứu việc xem xét áp dụng trò chơi ngôn ngữ trong các hoạt động nói tiếng Anh tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, trả lời cho 2 câu hỏi: 1. Trò chơi ngôn ngữ ảnh hưởng đến hoạt động nói của sinh viên Công nghệ thông tin như thế nào?. 2. Quan điểm của sinh viên đối với trò chơi ngôn ngữ được sử dụng trong các lớp học nói tiếng Anh là gì?.
52 Vài nét về thành ngữ chứa từ chỉ thời tiết trong tiếng Việt và tiếng Anh / Nguyễn Mai Hoa // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 5A(339) .- Tr. 128-135 .- 420
Tìm hiểu về cấu trúc và ngữ nghĩa của một số thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt có chứa từ chỉ thời tiết. Qua đó tìm hiểu thêm về sự giống nhau và khác nhau trong văn hóa hai nước để giúp người học hiểu và vận dụng đúng đắn các thành ngữ đó.
53 Quan điểm của giáo viên và sinh viên về việc sửa lỗi và tần suất sửa lỗi trong lớp học kĩ năng nói tiếng Anh / Lê Mai Vân, Hoàng Thị Hương Giang // Ngôn ngữ .- 2023 .- Số 2(388) .- Tr. 68-80 .- 420
Nghiên cứu tập trung vào nhận thức của giáo viên về sửa lỗi nói và cách họ sửa lỗi, hoặc quan điểm của người học về vấn đề này. Tìm hiểu quan điểm của cả giáo viên và sinh viên về việc mắc lỗi, sửa lỗi và tần suất sửa lỗi trong lớp học kỹ năng nói tiếng Anh ở bậc đại học.
54 Văn hóa đích trong dạy và học tiếng Anh như Ngôn ngữ toàn cầu / Nguyễn Thị Ngọc Mai, Mai Văn Cẩn // Ngôn ngữ .- 2023 .- Số 3(389) .- Tr. 21-29 .- 420
Thảo luận về “văn hóa đích” trong việc thụ đắc tiếng Anh toàn cầu, đồng thời đề xuất định hướng dạy và học tiếng Anh toàn cầu. Bài viết bàn về triết lý thụ đắc văn hóa trong việc sử dụng tiếng Anh ngày nay bằng cách hướng đến một phiên bản văn hóa tiếng Anh như là một công cụ “giao tiếp liên văn hóa”, giao tiếp đa văn hóa, và cũng là “giao tiếp phi văn hóa”.
55 Miền nguồn vị trong ẩn dụ ý niệm chỉ cảm xúc tiếng Việt và tiếng Anh / Vũ Thị Sâm // Ngôn ngữ .- 2023 .- Số 3(389) .- Tr. 48-55 .- 420
Tập trung khảo sát và phân tích cơ chế ánh xạ của ẩn dụ ý niệm cảm xúc của con người là vị trong tiếng Việt và tiếng Anh, với hi vọng góp thêm một mảnh ghép và “bức tranh” tri nhận về một phạm trù khó nắm bắt như cảm xúc của người Việt và cộng đồng nói tiếng Anh.
56 Đối chiếu mô hình định danh thuật ngữ phòng cháy chữa cháy Anh – Việt / Nguyễn Bích Ngọc, Phạm Hiển // Ngôn ngữ .- 2023 .- Số 4(390) .- Tr. 27-38 .- 420
Nghiên cứu 07 phạm trù nội dung ngữ nghĩa tiêu biểu của ngành phòng cháy chửa cháy, tiếng Anh và tiếng Việt làm ngữ liệu khảo sát. Dựa vào việc phân chia các lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu của chuyên ngành phòng cháy chữa cháy, từ đó lựa chọn các đặc trưng khu biệt và đưa ra các mô hình định danh điển hình nhất của hai hệ thuật ngữ này.
57 Nâng cao trình độ tiếng Anh nhằm cải thiện thu nhập và mở rộng khả năng lựa chọn cho người lao động trong hội nhập kinh tế / Nguyễn Kim Dung // .- 2023 .- Số 634 .- Tr. 40-42 .- 428
Phát triển kinh tế phải lấy việc phát triển con người là điểm đến. Phát triển con người chính là sự mở rộng khả năng lựa chọn của mỗi cá nhân. Người lao động cần phải được tạo điều kiện để nâng cao chất lượng bản thân, mở rộng các khả năng lựa chọn, từ đó tìm kiếm được công việc phù hợp. Điều này sẽ giúp phát huy sở trường- chuyên môn và từ đó nâng cao thu nhập cho mình và gia đình. Trong bối cảnh kinh tế hội nhập sâu rộng bên cạnh việc vững vàng chuyên môn nghề nghiệp, người lao động cần phải có một trình độ tiếng Anh nhất định mới có thể thích nghi và tồn tại. Nâng cao trình độ tiếng Anh được coi là điều bắt buộc đối với người lao động trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng.
58 Những dạng thức lưu giữ tên tự gọi (autonym) chỉ “người (person/people)” của những ngôn ngữ môn-Khmer ở Đông Nam Á / Trần Trí Dõi // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 1(335) .- Tr. 5-13 .- 400
Phân tích và nhận diện những dạng thức hiện đang được lưu giữ về tên tự gọi nói trên trong một số ngôn ngữ ở Đông Nam Á. Qua đó, người ta có thể bước đầu xác định dạng thức ngữ âm của tên tự gọi là thuộc sở hữu của những ngôn ngữ Môn-Khmer trong lịch sử khi nó lần đầu tiên được ghi chép lại trong sách sử Trung Hoa vào thời kì đầu Công nguyên.
59 Đặc điểm ngữ dụng của một số dãy tính từ đồng nghĩa giữa tiếng Anh và tiếng Việt / Trần Thị Lệ Dung // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 1(335) .- Tr. 32-39 .- 400
Bài viết này là công trình đầu tiên nghiên cứu đối chiếu toàn diện từ đồng nghĩa tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng (tập trung đi sâu nghiên cứu đặc điểm của một số dãy tính từ đồng nghĩa trong tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện ngữ dụng).
60 Nội dung so sánh của thành ngữ so sánh tiếng Anh / Đặng Nguyên Giang // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 1(335) .- Tr. 40-47 .- 400
Trình bày kết quả khảo sát nội dung so sánh của thành ngữ so sánh trong tiếng Anh, bao gồm nội dung so sánh đóng và nội dung so sánh mở. Mục đích nghiên cứu của đề tài làm rõ đặc điểm hình thái và nghĩa của từng loại nội dung so sánh.