CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Tiếng Anh

  • Duyệt theo:
71 Về sự đối lập giữa câu đơn và câu phức trong tiếng Việt (có so sánh với tiếng Nga, tiếng Anh) / Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Mạnh Tiến // Ngôn ngữ .- 2022 .- Số 12 (334) .- Tr. 3-10 .- 400

Khảo sát sự đối lập giữa câu đơn và câu phức trong tiếng Việt do sự quy định của đặc tính không biến hình của từ và nêu cách xác định, phân biệt hai kiểu câu này.

72 Ngôn ngữ học ứng dụng với việc kiểm tra, đánh giá năng lực tiếng Việt của người nước ngoài (trường hợp khung đánh giá ACTFL OPIc) / Bùi Duy Dương // Ngôn ngữ .- 2022 .- Số 12 (334) .- Tr. 19-26 .- 400

Trình bày khung đánh giá ACTFL OPIc trong hoạt động kiểm tra, đánh giá năng lực tiếng Việt của người nước ngoài qua góc nhìn của ngôn ngữ học ứng dụng.

73 Đặc điểm của ngữ danh từ tiếng Anh (trên cứ liệu các bài tạp chí Kinh tế thương mại) / Nguyễn Thị Thủy Chung // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 12 (334) .- Tr. 27-35 .- 400

Phân tích và xác định các yếu tố cấu thành ngữ danh từ trong các bài báo kinh tế thương mại, xác định loại ngữ danh từ xuất hiện phổ biến nhất trong bài báo và độ dài trung bình của những ngữ danh từ này.

74 Nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ tiếng Anh có thành tố là từ chỉ bộ phận cơ thể như: “head”, “face”, “eyes”, “mouth” / Ngô Thị Thanh Thảo // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 12 (334) .- Tr. 71-78 .- 400

Nghiên cứu hiện tượng phép chuyển nghĩa ẩn dụ và hoán dụ trong thành ngữ và tục ngữ tiếng Anh có thành tố là từ chỉ bộ phận cơ thể như: “head” (đầu), “face” (mặt), “eyes” (mắt), “mouth” (miệng). Phương pháp miêu tả, định lượng và thống kê được sử dụng trong nghiên cứu và là nguồn tham khảo quý giá cho người học tiếng Anh.

75 Các cấu trúc có trợ từ trong tiếng Hán hiện đại và thụ đắc của sinh viên Việt Nam / Lưu Hớn Vũ // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 12 (334) .- Tr. 79-86 .- 400

Nghiên cứu các cấu trúc có trợ từ trong tiếng Hán hiện đại, làm rõ các đặc điểm cú pháp của các cấu trúc này. Đồng thời, thảo luận về tìn hình thụ đắc trợ từ của sinh viên Việt Nam.

76 Đối chiếu đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt xét từ phương thức cấu tạo và đặc điểm từ loại / Hoàng Thị Huệ // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 11A (332) .- Tr. 30-37 .- 400

Miêu tả, phân tích và so sánh đối chiếu đặc điểm cấu tạo của các thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt xét từ phương thức cấu tạo và đặc điểm từ loại. Từ đó, rút ra được những nhận xét, đánh giá cụ thể về những điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng.

77 Mô hình cấu tạo thuật ngữ luật hình sự tiếng Anh (trên tư liệu từ điển Pháp luật Anh – Việt) / Trần Thùy Dung // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 11A (332) .- Tr. 38-43 .- 400

Nghiên cứu các mô hình cấu tạo của thuật ngữ luật hình sự tiếng Anh được thu thập từ một số từ điển Pháp luật Anh – Việt. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp người đọc hiểu sâu hơn về đặc điểm mô hình cấu tạo của thuật ngữ luật hình sự tiếng Anh là từ và ngữ và góp phần quan trọng trong việc nghiên cứu thuật ngữ; đặc biệt phục vụ việc đánh giá chuyển dịch thuật ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt.

78 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia thảo luận khi học kĩ năng nói tiếng Anh / Hà Thị Hồng Mai, Bùi Thị Thu Giang, Hoàng Thị Nhung // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 11A (332) .- Tr. 44-52 .- 400

Tìm hiểu những nhận định của sinh viên năm thứ hai ngành Ngôn ngữ Anh về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tham gia hoạt động thảo luận khi học kĩ năng nói tiếng Anh tại một trường công lập, từ đó đưa ra những đề xuất nhằm hạn chế những khó khăn và tăng tính hiệu quả của hoạt động thảo luận trong việc học kĩ năng nói tiếng Anh ở trình độ cao cho sinh viên ngành ngôn ngữ.

79 Hiệu quả của việc sử dụng tài liệu bổ trợ để cải thiện kĩ năng đọc cho sinh viên trong môi trường học kết hợp ở bậc đại học Việt Nam / Nguyễn Thị Vân Khánh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 11A (332) .- Tr. 53-62 .- 400

Đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng tài liệu bổ trợ được thiết kế trên hệ thống trực tuyến đến việc cải thiện khả năng đọc hiểu, từ đó có thể thấy được sự thay đổi thái độ của sinh viên với kĩ năng đọc hiểu tiếng Anh trong môi trường học kết hợp.

80 Strengths and challenges of PBL in ESP classes: Teachers and students’ perceptions / Ton Nu My Nhat, Bui Thi Kim Phung, Kieu Thi Dong Thanh, Le Thi Kim Uyen, Phan Thi Nhu Gam // Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân .- 2022 .- Số 5(54) .- P. 136-147 .- 420

Spanning approximately ten years, the integration of Problem/Project-based Learning approach through three modules in the curriculum in all faculties at Duy Tan University has generally been perceived as beneficial to the undergraduates in a range of areas; this initiation has also driven a large number of researches which are concerned with the effectiveness of this student-centered approach. In the same direction, this study was aimed to contribute to this growing body of literature; it explored the key stake-holders’ perceptions of the benefits and challenges of implementing PBL in ESP classes at DTU. Data were obtained from the questionnaire distributed to the students from three faculties (N = 264) and the interviews with teachers of English from the Faculty of English (N = 4). The major findings indicated a generally positive attitude of the students to the benefits of PBL in all the areas investigated; most of these advantages were agreed on and justified by the lecturers interviewed. With respect to the challenges, the opinions of the two groups were similar in some and different in others. The qualitative data also suggested immediate measures so as to enhance the strengths of this approach.