CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Tiếng Anh
251 Hàm ý văn hóa của từ ngữ chỉ món ăn trong tiếng Việt (trên ngữ liệu thành ngữ, tục ngữ) / ThS. Ngô Minh Nguyệt // Ngôn ngữ & đời sống .- 2013 .- Số 7 (213)/2013 .- Tr. 9-14, 42. .- 400
Bài viết thông qua phân tích tư liệu hữu quan, làm sáng tỏ hàm ý văn hóa của lớp từ ngữ liên quan đến món ăn trong tiếng Việt. Lớp từ ngữ này thể hiện các tầng ý nghĩa văn hóa khác nhau liên quan đến đặc tính con người như hình dáng, tình cảm, tính cách, hoàn cảnh sống…, phản ánh sinh động khả năng liên tưởng phong phú và quan niệm giá trị của người Việt.
252 Thiết kế khóa học tiếng Anh chuyên ngành dựa trên kết quả phân tích nhu cầu người học / ThS. Đỗ Thị Xuân Dung, ThS. Cái Ngọc Duy Anh // Ngôn ngữ & đời sống .- 2013 .- Số 7 (213)/2013 .- Tr. 15-20. .- 400
Trình bày một số vấn đề lí thuyết liên quan đến phân tích nhu cầu và tầm quan trọng của nó đối với việc thiết kế khóa học tiếng Anh chuyên ngành. Mô tả quy trình thiết kế khóa học tiếng Anh chuyên ngành với các tiêu chí và thành tố có liên quan trực tiếp đến nhu cầu của người học mà tác giả đã khảo sát trong một nghiên cứu được tiến hành năm 2011 – 2012.
253 Một số yếu tố cơ bản trong gây cười bằng ngôn ngữ / ThS. Trần Trọng Nghĩa // Ngôn ngữ & đời sống .- 2013 .- Số 7 (213)/2013 .- Tr. 21-24. .- 400
Trình này một số yếu tố cơ bản liên quan đến việc gây cười bằng ngôn ngữ, cụ thể là yếu tố văn hóa – tri thức nền và các trường liên tưởng trong các tiểu phẩm hài bằng tiếng Việt trên các báo mạng.
254 Tính đa chức năng: nguyên tắc tổ chức của ngôn ngữ / GS. TS. Hoàng Văn Vân // Ngôn ngữ .- 2013 .- Số 7 (290)/2013 .- Tr. 14-34. .- 400
Khảo sát và chứng minh để làm rõ một khía cạnh nổi bật mà ngôn ngữ học chức năng đặc biệt quan tâm, đó là Tính đa chức năng của ngôn ngữ. Bài viết gồm 3 phần: Phần một thảo luận tính đa chức năng của ngôn ngữ như; Phần hai khảo sát tính đa chức năng của ngôn ngữ; Phần ba tóm tắt lại và làm rõ thêm những nội dung đã thảo luận trong phần một và phần hai…
255 Năng lực ngoại ngữ và thái độ của học sinh, sinh viên đối với việc dạy – học ngoại ngữ trong nhà trường / PGS. TS. Vũ Thị Thanh Hương // Ngôn ngữ .- 2013 .- Số 5 (288)/2013 .- Tr. 21-29 .- 400
Năng lực ngoại ngữ của học sinh và sinh viên hiện nay như thế nào? Thái độ của họ đối với việc dạy và học ngoại ngữ ở Việt
256 Các khuynh hướng nghiên cứu văn hóa qua ngôn ngữ trên thế giới / TS. Lý Tùng Hiếu, PGS. TS. Nguyễn Văn Huệ/ // Ngôn Ngữ .- 2013 .- Số 4 (287)/2013 .- Tr. 38-51 .- 400
Quan điểm và phạm vi khảo sát, giai đoạn hình thành ngôn ngữ học ngoại tại, giai đoạn hình thành ngôn ngữ học nhân học và dân tộc - ngôn ngữ học, giai đoạn phát triển nhân học ngôn ngữ và ngôn ngữ học nhân học.
257 So sánh đối chiếu hiện tượng danh hóa động từ trong tiếng Việt và tiếng Anh / ThS. Nguyễn Thị Bích Ngoan // .- 2013 .- Số 46 (80)/2013 .- Tr. 13-22 .- 400
Bài viết đối chiếu so sánh những điểm giống nhau và khác nhau của hiện tượng danh hóa động từ trong tiếng Việt và tiếng Anh, đồng thời đưa ra các yếu tố cũng như phương pháp danh hóa động từ ở hai ngôn ngữ trên. Sự so sánh này nhằm giúp người học tiếng Anh hay tiếng Việt có khả năng sử dụng ngôn ngữ tốt hơn.
258 Một số biện pháp để chuẩn hóa bảng chữ cái tiếng Việt / TS. Lê Vinh Quốc // Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh .- 2013 .- Số 46 (80)/2013 .- Tr. 153-159 .- 400
Phân tích một số nhược điểm và thiếu sót của Bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành: có một số chữ cái bị kì thị (Ă, Â, Đ, Ê, Ô, Ơ, Ư) và lại thiếu 4 chữ cái đã trở nên thông dụng trong tiếng Việt hiện đại là F, J, W, Z. Dựa trên sự phân tích đó, chúng tôi đề xuất một số biện pháp để chuẩn hóa Bảng chữ cái tiếng Việt hiện đại.
259 Các lỗi thường gặp trong văn bản hợp đồng tiếng Việt / ThS. Trần Thị Thùy Linh // Ngôn ngữ & đời sống .- 2013 .- Số 5 (211)/2013 .- Tr. 12-16. .- 400
Trình bày các lỗi thường gặp trong văn bản hợp đồng: lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi cấu tạo câu và các lỗi khác…
260 Ảnh hưởng của yếu tố văn hóa tới việc học tiếng Anh của người Việt: Tính chủ quan, tính khách quan / Ngôn ngữ & đời sống // Ngôn ngữ & đời sống .- 2013 .- Số 4 (210)/2013 .- Tr. 26-29. .- 400
Trình bày ảnh hưởng của tính Chủ quan – tính Khách quan với việc học và sử dụng giới từ tiếng Anh, với việc sử dụng câu bị động trong văn viết.