CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Tiếng Anh
261 Mối quan hệ giữa thái độ ngôn ngữ và sự lựa chọn ngôn ngữ (Nghiên cứu trường hợp công đồng phương ngữ Bắc tại Thành phố Hồ Chí Minh) / PGS. TS. Trịnh Cẩm Lan // Ngôn ngữ .- 2012 .- Số 22 (282)/2012 .- Tr. 3-13. .- 400
Tìm hiểu mối quan hệ giữa thái độ ngôn ngữ với sự lựa chọn ngôn ngữ của người Việt trên cơ sở nghiên cứu trường hợp đối với việc sử dụng một số tiểu từ tình thái cuối câu của cộng đồng phương ngữ Bắc tại Thành phố Hồ Chí Minh.
262 Dịch ngôn ngữ và dịch ngôn bản / PGS. TS. Đinh Hồng Vân // Ngôn ngữ .- 2012 .- Số 10 (281)/2012 .- Tr. 32-39. .- 400
Dịch thuật đã thực sự trở thành một nghề được xã hội công nhận và được đào tạo trong nhiều cơ sở chuyên biệt trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh nhiều bản dịch thành công với chất lượng cao thì độc giả vẫn còn gặp nhiều hạt sạn trong một số tài liệu và tác phẩm dịch. Càng ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu dịch thuật cho thấy có nhiều hoạt động mang dáng vẻ của dịch thuật nhưng từ góc độ chuyên môn thì đó không phải là hoạt động dịch thuật đích thực. Vì vậy, trong đào tạo cũng như trong hoạt động thực tiễn, việc phân biệt dịch thuật với các thao tác khác là cần thiết. Bài viết trình bày về vấn đề này.
263 Cấu trúc tham tố của tính từ tiếng Việt / TS. Lê Kính Thắng, Phạm Hồng Hải // Khoa học Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh .- 2012 .- Số 38 (72)/2012 .- Tr. 95-100. .- 400
Giới thiệu chung về cấu trúc tham tố, cấu trúc tham tố tính từ và nghiên cứu vấn đề xác định và miêu tả cấu trúc tham số của tính từ tiếng Việt. Giống như động từ, tính từ trong tiếng Việt có thể là hạt nhân của cấu trúc tham tố. Phần lớn tính từ trong tiếng Việt là vị từ đơn vị, một số tính từ là vị từ song trị.
264 Dạy ngữ pháp tiếng Việt như một ngoại ngữ theo phương pháp giao tiếp = The communicative approach in teaching Vietnamese grammar to foreigners / PGS. TS. Nguyễn Hồng Cổn // Ngôn ngữ & đời sống .- 2012 .- Số 9 (203)/2012 .- Tr. 16-22. .- 400
Trình bày phương pháp giao tiếp và dạy ngữ pháp theo phương pháp giao tiếp, nội dung dạy ngữ pháp tiếng Việt thep phương pháp giao tiếp, kĩ năng dạy ngữ pháp tiếng Việt theo phương pháp giao tiếp. Một số kết luận.
265 Xây dựng thương hiệu nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch / PGS. TS. Phạm Trung Lương // Du lịch Việt Nam .- 2012 .- Số 9/2012 .- Tr. 20-21. .- 910
Thương hiệu là tài sản phi vật chất quý giá của mỗi doanh nghiệp và tương tự thương hiệu quốc gia là tải sản quý giá của mỗi đất nước. Phát triển kinh tế trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh như hiện nay thì cuộc chiến giữa các thương hiệu sẽ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bài viết giới thiệu các phương pháp để xây dựng thương hiệu trong cạnh tranh du lịch.
266 Các chức năng ngữ dụng của lời cảm ơn trong tiếng Việt: Pragmatic functions of thingking expressions in Vietnamese / Nguyễn Thị Mến // Ngôn ngữ & đời sống .- 2012 .- Số 7 (201)/2012 .- Tr. 8-15. .- 400
Dựa trên các ngữ liệu tiếng Anh và tiếng Việt rút ra từ các tác phẩm văn học đã được xuất bản và đăng tải trên mạng internet, các chương trình phát sóng trên truyền hình và từ quan sát thực tế của tác giả trong các ngữ cảnh giao tiếp tự nhiên diễn ra hàng ngày, bài viết khảo sát các chức năng ngữ dụng của lời cảm ơn trong tiếng Việt. Bài viết góp phần nâng cao hiệu quả việc dạy và học cách nói cảm ơn trong tiếng Việt với các hàm ý sử dụng khác nhau trong các tình huống và ngữ cảnh khác nhau, nhằm tạo ra sự khéo léo và uyển chuyển trong sử dụng ngôn ngữ cho người nước ngoài học tiếng Việt.
267 Về việc xác định trọng âm từ tiếng Anh đối với học viên Việt Nam: Identifying Enghlish word stress to VietNamese learners / Trần Thị Thanh Diệu // Ngôn ngữ & đời sống .- 2012 .- Số 7 (201)/2012 .- Tr. 8-15. .- 400
Trên cơ sở khảo sát và minh họa bằng ngữ âm thực nghiệm, bài viết có mục đích đơn giản hóa các nguyên tắc phức tạp quy định vị trí trọng âm từ tiếng Anh để giúp người học có thể nhớ nhanh hơn. Ngoài ra bài viết cũng phân loại các lỗi phát âm trọng âm của học viên người Việt và thử đề xuất hướng khắc phục để phần nào đáp ứng được yêu cầu dạy và học tiếng Anh hiện nay.
268 Một cách tiếp cận mới trong việc dạy học ngữ pháp tiếng Việt ở trường phổ thông: On a new approach the teaching of VietNamese grammar at school (kì 1) / PGS. TS. Bùi Mạnh Hùng // Ngôn ngữ & đời sống .- 2012 .- Số 7 (201)/2012 .- Tr. 28-33, 27. .- 400
Trên cơ sở các thành quả nghiên cứu về quá trình thụ đắc ngôn ngữ, kinh nghiệm của Mĩ cũng như một số nước nói tiếng Anh khác, và thực tiễn dạy học tiếng Việt ở Việt Nam trong mấy chục năm qua, bài viết phân tích một cách tiếp cận mới trong việc dạy học ngữ pháp tiếng Việt ở trường phổ thông.
269 Bàn thêm về bình diện cú pháp và nghĩa cú pháp / PGS. TS. Nguyễn Văn Lộc // Ngôn ngữ .- 2012 .- Số 6/2012 .- Tr. 2-18. .- 400
Trình bày bản chất của bình diện cú pháp, bản chất của nghĩa cú pháp và quan hệ của nó với nghĩa biểu hiện (nghĩa sâu), cơ cấu tổ chức và vị trí của nghĩa cú pháp trong các thuộc tính đặc trưng cho nội dung của các thành phần cú pháp của câu.
270 Ẩn dụ ý niệm về cuộc đời trong thơ tiếng Anh và tiếng Việt / Nguyễn Thị Quyết // Ngôn ngữ .- 2012 .- Số 6/2012 .- Tr. 19-28. .- 400
Trình bày một số nội dung cơ bản cần thiết của ngôn ngữ học tri nhận trong nghiên cứu ẩn dụ, đưa ra các bước xác định các ẩn dụ ngôn ngữ và khái quát hóa chúng thành ẩn dụ ý niệm, phân tích các miền nguồn trong hai ngôn ngữ ánh xạ (mapping) sang miền đích là cuộc đời; nêu nhận xét và đánh giá các biểu hiện đặc trưng, từ đó đưa ra các bình luận về quan điểm của người sử dụng ngôn ngữ ở hai cộng đồng, đồng thời gợi ý những cách diễn đạt phù hợp với ngôn ngữ đích khi dịch.