CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Tiếng Anh

  • Duyệt theo:
223 Đặc điểm biểu thức ngữ vi hỏi gián tiếp tỉnh lược yếu tố nghi vấn trong tiếng Hàn và tiếng Việt / Hoàng Thị Yến // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 6 (106)/2014 .- Tr. 60-68. .- 324

Bằng việc nhận diện những lời hồi đáp cung cấp thông tin và thao tác khôi phục những ô trống đã bị tỉnh lược thành phần nghi vấn của biểu thức trần thuật và cảm thán, bài viết đã phác thảo đặc điểm cơ bản của các biểu thức ngữ vi hỏi gián tiếp tỉnh lược thành phần nghi vấn. Sự tương hợp giữa hai thành phần nghi vấn bị tỉnh lược trong các biểu thức và hồi đáp cung cấp thông tin được phân tích đã góp phần cung cấp thêm cái nhìn cụ thể hơn về hình thái cấu trúc, phạm vi hành chức của các phương tiện ngôn ngữ thực hiện hành động gián tiếp.

224 Về văn bản dịch thuật dạy ở trường đại học và văn bản dịch thuật trên thị trường / TS. Phạm Hòa Hiệp, ThS. Đoàn Thanh Tuấn // Ngôn ngữ & đời sống .- 2014 .- Số 6 (224)/2014 .- Tr. 23-28. .- 400

Bằng cách so sánh các loại văn bản mà sinh viên đã tốt nghiệp thường dịch trong công việc hàng ngày và các loại văn bản mà họ được học dịch tại các trường đại học. Bài viết, trên cơ sở phân tích nhu cầu và đòi hỏi của thị trường, đưa ra một số nguyên tắc cơ bản thể tham khảo cho việc xây dựng một chương trình đào tạo biên phiên dịch hợp lí và hiệu quả cho các trường đại học.

225 Thuyết thông minh ngôn ngữ với việc dạy – học từ vựng tiếng Anh / ThS. Lê Thị Tuyết Hạnh, PGS. TS. Lê Phạm Hoài Hương // Ngôn ngữ & đời sống .- 2014 .- Số 6 (224)/2014 .- Tr. 36-39. .- 400

Đề cập chuyên sâu đến việc áp dụng trí thông ngôn ngữ, trí thông minh liên kết mạnh mẽ nhất với việc học ngôn ngữ, vào việc dạy từ vựng cho sinh viên học tiếng Anh như một ngoại ngữ ở các trường đại học tại Việt Nam.

226 Thể chế phát triển bền vững vùng Tây Nguyên – Những kết quả nghiên cứu bước đầu / PGS. TS. Hà Huy Thành // Nghiên cứu Địa lý nhân văn .- 2014 .- Số 2 (5)/2014 .- Tr. 10-17. .- 300

Bài viết là những kết quả bước đầu của đề tài khoa học cấp Nhà nước “Xây dựng các luận cứ khoa học cho việc bổ sung và đổi mới hệ thống thể chế phát triển vững vùng Tây Nguyên”.

227 Vài lưu ý về một số khác biệt của lớp từ gốc Hán trong tiếng Nhật và tiếng Việt hiện đại / PGS. TS. Cao Thế Trình // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 3 (157)/2014 .- Tr. 57-67. .- 400

Trên cơ sở so sánh một số điểm khác biệt của lớp từ gốc Hán trong tiến Nhật và tiếng Việt hiện đại, tác giả muốn lưu ý đọc giả, nhất là những người Việt đang học tiếng Nhật, không nên vì sự tương đồng khá lớn trong bộ phận từ gốc Hán trong ngôn ngữ của hai dân tộc mà mất “cảnh giác” trước những khác biệt của bộ phận từ này, trong đó có không hiếm những trường hợp khác, trái nghĩa. Bài viết hy vọng hé lộ ra những nét độc đáo trong việc tiếp thu chữ Hán nói riêng và văn hóa Hán nói chung của hai dân tộc Nhật, Việt.

228 Nghiên cứu một số đặc tính ngôn ngữ của những thành ngữ diễn đạt sự Giận dữ trong Tiếng Anh và Tiếng Việt / Nguyễn Thị Thu Hiền // Khoa học & công nghệ Trường Đại học Duy Tân .- 2013 .- Số 4 (9)/2013 .- Tr. 58-64. .- 400

Bước đầu khảo sát những đặc điểm cú pháp, ngữ nghĩa của những thành ngữ diễn tả sự Giận dữ trong tiếng Anh và tiếng Việt giúp người học sử dụng chúng một cách hiệu quả trong dịch thuật và trong dạy học tiếng Anh và tiếng Việt như một ngoại ngữ.

229 Bàn thêm về cách thể hiện ý nghĩa tương lai trong tiếng Việt và tiếng Anh / PGS. TS. Tô Minh Thanh // Ngôn ngữ & đời sống .- 2013 .- Số 12 (218)/2013 .- Tr. 7-14. .- 400

Tìm ra những chỗ khác và giống nhau giữa tiếng Anh và tiếng Việt trong việc biểu đạt ý nghĩa tương lai để có thể có vài lời khuyên dành cho người Việt học tiếng Anh và người nước ngoài, nhất là người bản ngữ Anh học tiếng Việt khi họ phải xử lý vấn đề này.

230 Dấu phẩy với nghĩa của câu trong tiếng Việt và tiếng Anh / TS. Trần Thủy Vịnh // Ngôn ngữ & đời sống .- 2013 .- Số 12 (218)/2013 .- Tr. 15-21. .- 400

Bàn về vai trò của dấu phẩy trong câu tiếng Việt và tiếng Anh, cho thấy ngữ nghĩa của câu biến đổi theo vị trí, sự hiện diện hay thiếu vắng dấu phẩy trong câu; qua đó, giúp người viết (hoặc người học tiếng) cẩn trọng hơn khi sử dụng dấu phẩy, cũng như giúp người đọc nhận biết dễ dàng, chính xác ý định của người viết thể hiện qua văn bản.