CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Tiếng Anh
211 Việc dịch tựa đề phim từ tiếng Anh sang tiếng Việt tại cụm rạp CGV / ThS. Trần Thị Minh // Ngôn ngữ & đời sống .- 2014 .- Số 11 (229)/2014 .- Tr. 60-64 .- 400
Nội dung bào viết nhằm trả lời hai câu hỏi sau: Những nguyên tắc khi dịch tựa đề phim từ tiếng Anh sang tiếng Việt theo nhìn nhận của các dịch giả tham gia nghiên cứu là gì? Những thủ thuật nào được các dịch giả sử dụng khi dịch tựa đề phim từ tiếng Anh sang tiếng Việt?
212 Biên dịch lời bài hát Anh – Việt, Việt – Anh / ThS. Nguyễn Ninh Bắc // Ngôn ngữ & đời sống .- 2014 .- Số 11 (229)/2014 .- Tr. 65-71 .- 400
Trình bày về cách tiếp cận về mặt kĩ thuật khi dịch lời bài hát Anh – Việt, Việt – Anh. Đồng thời tác giả cũng đề xuất những yếu tố cần được ưu tiên bảo tồn khi chuyển ngữ để bản dịch lời bài hát được thành công.
213 Các kĩ năng phản hồi bài viết nhằm nâng cao năng lực viết tiếng Anh cho sinh viên / Ngôn ngữ & đời sống // Ngôn ngữ & đời sống .- 2014 .- Số 11 (229)/2014 .- Tr. 51-55 .- 400
Nghiên cứu, đánh giá việc đào tạo sinh viên phản biện bài viết cho bạn có ảnh hưởng thế nào tới số lượng và chất lượng của nhận xét bài viết. Tìm hiểu những đánh giá của sinh viên về ảnh hưởng của hoạt động này tới việc nâng cao kĩ năng viết của họ.
214 Giảng dạy tiếng Anh không chuyên: Biến chuyển và định hướng / PSS. TS. Lâm Quang Đông // Ngôn ngữ & đời sống .- 2014 .- Số 11 (229)/2014 .- Tr. 1-5 .- 400
Mô tả dạy tiếng Anh không chuyên gắn với chức năng nhiệm vụ của Khoa tiếng Anh trong Đại học Quốc gia Hà Nội và có liên hệ với việc đào tạo tiếng Anh nói chung ở Việt Nam ở những điểm liên quan. Qua đó, trình bày quan điểm và định hướng giảng dạy và nghiên cứu tiếng Anh trong thời gian tới.
215 Các phương pháp tạo động lực cho sinh viên trong giờ học ngoại ngữ / TS. Mai Thị Loan // Ngôn ngữ & đời sống .- 2014 .- Số 11 (29)/2011 .- Tr. 6-10 .- 400
Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học của người học, từ đó đề xuất các phương thức tại động lực cho học viên trong giờ học ngoại ngữ.
216 Biên soạn giáo trình tiếng Trung Quốc dành cho sinh viên không chuyên ngữ: Thực trạng và giải pháp / Lưu Hớn Vũ, Châu Á Phí // Ngôn ngữ và đời sống .- 2014 .- Số 10 (228)/2014 .- Tr. 6-10 .- 370
Trình bày đối tượng, mục tiêu môn học, thời lượng môn học, chuẩn đầu ra, lí do chọn học ngoại ngữ hai là tiếng Trung Quốc. Thực trạng sách học tiếng Trung Quốc tại Việt Nam. Một số kiến nghị về việc biên soạn giáo trình tiếng Trung Quốc.
217 Một số vấn đề trong giảng dạy và biên soạn tài liệu tiếng Trung Quốc nhìn từ góc độ đối chiếu ngữ nghĩa của từ Hán Việt và từ Hán tương đương / TS. Nguyễn Phước Lộc, TS. Nguyễn Thị Minh Hồng // Ngôn ngữ & đời sống .- 2014 .- Số 10 (228)/2014 .- Tr. 11-15 .- 400
Đề cập đến sự giống nhau và khác nhau về mặt ngữ nghĩa từ Hán Việt và từ tiếng Hán đối với việc học tiếng Hán và tiếng Việt.
218 Phiên thiết – Một phương pháp quan trọng trong việc tra cách đọc âm Hán Việt / Hồ Minh Quang // Ngôn ngữ và đời sống .- 2014 .- Số 10 (228)/2014 .- Tr. 16-21 .- 400
Giới thiệu phương pháp Phiên thiết - Một phương pháp quan trọng trong việc tra cách đọc âm Hán Việt, việc tìm hiểu cách lấy âm bằng phương pháp này đối với người Việt Nam là cần thiết.
219 Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá môn nghe tiếng Trung Quốc / Trần Khai Xuân // Ngôn ngữ & đời sống .- 2014 .- Số 10 (228)/2014 .- Tr. 30-32 .- 400
Thế nào là đổi mới kiểm tra, đánh giá? Kiểm tra đánh giá như thế nào để nâng cao hiệu quả giảng dạy, đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục? Bài viết nêu ra vai trò, ý nghĩa của việc kiểm tra đánh giá từ đó đề xuất đổi mới phương pháp ra đề thi môn Nghe tiếng Trung Quốc.
220 Phát huy tính tích cực của giáo án điện tử trong giảng dạy môn kĩ năng đọc tiếng Trung Quốc / Vương Huệ Chi // Ngôn ngữ & đời sống .- 2014 .- Số 10 (228)/2014 .- Tr. 33-35 .- 400
Trong những năm gần đây, việc triển khai sử dụng các giáo án điện tử đã mang lại nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, bản thân giáo án điện tử chỉ là công cụ, sẽ không thể đạt hiệu quả cao nếu người dạy chỉ dùng nó như một thay thế cho việc viết bảng. Để tránh xuất hiện những tình trạng tiêu cực nêu trên trong quá trình giảng dạy ngoại ngữ nói chung và môn kĩ năng đọc tiếng Trung Quốc nói riêng, đòi hỏi giảng viên phải sử dụng giáo án điện tử hợp lí và phát huy được tính chủ động, sáng tạo của sinh viên trong giờ học.