CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Tiếng Anh

  • Duyệt theo:
191 Ba mươi năm nghiên cứu từ vựng – ngữ nghĩa Tiếng Việt (1986 – 2015) / Nguyễn Đức Tồn // Ngôn ngữ .- 2015 .- Số 8 - 9 .- Tr. 24 – 53 .- 495.922

Nêu tình hình nghiên cứu về các đơn vị từ vựng tiếng Việt, nghĩa của từ Tiếng Việt, các lớp từ vựng tiếng Việt và tình hình nghiên cứu chuẩn hóa từ vựng tiếng Việt.

192 Nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong 30 năm qua / Đoàn Văn Phúc // Ngôn ngữ .- 2015 .- Số 8 - 9 .- Tr. 54 – 65 .- 410

Tổng kết, đánh giá những kết quả nghiên cứu va sự đổi mới 30 năm qua, đồng thời đề xuất định hướng nghiên cứu quan trọng trong giai đoạn tiếp theo ở Viện Ngôn ngữ học nói riêng và ngành ngôn ngữ học nói chung đối với việc nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc thiểu số.

193 Tình hình nghiên cứu tên riêng chỉ người trong Việt ngữ học / Phạm Tất Thắng // Ngôn ngữ .- 2015 .- Số 8 - 9 .- Tr. 66 – 77 .- 495.922

Tập trung nghiên cứu các nội dung như: Nghiên cứu sự khác biệt giữa tên chung và tên riêng, sự chuyển hóa tên chung thành tên riêng, phân loại tên người, lý do đặt tên; Nghiên cứu cấu tạo thành phần của tên người; Nghiên cứu quá trình hình thành và biến đổi của tên gọi người; Nghiên cứu về quy tắc chính tả viết hoa tên người trên sách báo tiếng Việt.

194 Khảo sát các giáo trình tiếng Việt dành cho người nước ngoài (trình độ B) hiện có ở Việt Nam / Mai Xuân Huy, Nguyễn Thu Huyền // Ngôn ngữ .- 2015 .- Số 8 - 9 .- Tr. 78 – 89 .- 495.922

Khảo sát một cách hệ thống các chủ đề hội thoại, trường từ vựng trong các giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài trình độ B hiện có ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, đưa ra các giải pháp và đề xuất cụ thể để góp phần biên soạn mới một giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài tương đương, đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng ở Việt Nam.

195 Cách xưng hô bằng biểu thức miêu tả trong tiếng Việt / Vũ Thị Sao Chi // Ngôn ngữ .- 2015 .- Số 8 - 9 .- Tr. 99 - 109 .- 495.922

Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của biểu thức miêu tả để xưng hô. Đặc điểm nội dung ngữ nghĩa của biểu thức miêu tả để xưng hô. Tình huống giao tiếp sử dụng biểu thức miêu tả để xưng hô.

196 Tìm hiểu ngữ nghĩa của nhóm tri giác bằng khứu giác thuộc phạm trù ẩm thực trong tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận / Nguyễn Thị Thùy // Ngôn ngữ .- 2015 .- Số 8 - 9 .- Tr. 150 – 160 .- 495.922

Bài viết tập trung tìm hiểu sự hoạt động ngữ nghĩa của nhóm từ tri giác về ẩm thực qua trải nghiệm của giác quan khứu giác, nhằm mục đích tìm hểu và khám phá đặc trung văn hóa riêng, cũng như những đặc trung nhận thức về khả năng liên tưởng phong phú trong đời sống của người Việt.

197 Hình thức và nội dung nhìn từ tri nhận luận: Một vài ghi nhận / Trịnh Sâm // Ngôn ngữ .- 2015 .- Số 7 (314) .- Tr. 31 – 35 .- 410

Đề cập đến một số cách tạo nghĩa cho hình thức ngôn ngữ dưới góc nhìn từ tri nhận luận như: càng nhiều hình thức càng nhiều nội dung, càng gần thì tầm tác động càng lớn.

198 Một số ý tưởng của Bình Nguyên Lộc về đặc tính của tên gọi / Nguyễn Thế Truyền // Ngôn ngữ .- 2015 .- Số 7 (314) .- Tr. 36 – 45 .- 410

Giới thiệu đôi nét về Bình Nguyên Lộc và các đặc tính của tên gọi (theo ý tưởng của Bình Nguyên Lộc) như: Tên gọi – dấu tích của thời gian; Tên gọi phiên âm: chân tướng của kẻ vay mượn; Cơ cấu ngữ âm – ‘lò luyện kim đan” tên gọi; Khác biệt về sắc thái giữa các tên gọi là do khác biệt về thân phận; Tâm hồn, tính cách chủng tộc, dân tộc lòng vào trong tên gọi; Tên đặt chồng lên tên: dấu tích của hai tộc người kế tiếp nhau; và tên gọi nhầm lẫn – cái sai của ngày hôm qua , cái phổ biến của ngày hôm nay.

199 Mối quan hệ giữa các quy luật chuyển nghĩa của từ / Nguyễn Đức Tồ // Ngôn ngữ .- 2015 .- Số 7 (314) .- Tr. 3 – 13 .- 421.5

Trình bày các mối quan hệ giữa các quy luật chuyển nghĩa của từ như: mối quan hệ giữa ẩn dụ và hoán dụ, mối quan hệ giữa quy luật mở rộng và thu hẹp nghĩa với ẩn dụ và hoán dụ.

200 Những hiện tượng mang tính quy luật về ngữ âm dùng để xác định từ nguyên tiếng Việt / Lê Trung Hoa // Ngôn ngữ .- 2015 .- Số 7 (314) .- Tr. 14 - 30 .- 421.5

Giới thiệu cách vận dụng các hiện tượng biến đổi về ngữ âm có tính quy luật để truy tìm nguồn gốc của từ như: Nhập âm, lược âm, rụng âm, chệch âm, lây âm, mượn âm, biến âm, âm tiết hóa, rút gọn âm tiết, chuyển đổi ngữ âm.