CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Kinh tế - Tài chính
591 Nhìn lại công tác điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam năm 2023 - Nhận định dư địa chính sách tiền tệ năm 2024 / Phạm Đức Anh, Trương Hoàng Diệp Hương, Lê Thị Hương Trà // .- 2024 .- Số (2+3) - Tháng (1+2) .- Tr. 53-58 .- 332
Kinh tế thế giới năm 2023 cho thấy nhiều bất định đến từ căng thẳng địa chính trị cũng như áp lực về tăng trưởng và lạm phát, kéo theo sự điều chỉnh về chính sách tiền tệ (CSTT) của các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, dù đứng trước nhiều khó khăn và thách thức, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã thực hiện hiệu quả, đồng bộ các giải pháp CSTT và thu được những kết quả nổi bật trong điều hành lạm phát, lãi suất và tỉ giá. Năm 2024, bối cảnh vĩ mô và CSTT thế giới được kì vọng sẽ có những chuyển biến tích cực hơn, giúp giảm áp lực lên điều hành CSTT tại Việt Nam. Cùng với đó, CSTT định hướng mở rộng có thể tiếp tục được duy trì nhằm hỗ trợ sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế. Qua việc điểm lại và phân tích những nét chính trong bức tranh điều hành CSTT của Việt Nam và thế giới trong năm qua, bài viết đưa ra nhận định về dư địa CSTT của Việt Nam trong năm 2024.
592 Một số kết quả nổi bật trong công tác xây dựng đảng năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 / Lê Thị Mai Hương, Tô Thị Linh // .- 2024 .- Số (2+3) - Tháng (1+2) .- Tr. 59-64 .- 324
Năm 2023, tình hình quốc tế và khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường. Kinh tế vẫn tiếp tục đà tăng trưởng chậm, lạm phát có dấu hiệu chững lại nhưng vẫn ở mức cao; sản xuất, thương mại toàn cầu khó khăn do hậu quả kéo dài của đại dịch Covid-19, cạnh tranh địa chính trị giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, cuộc xung đột Nga - Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt; biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, an ninh lương thực, nguồn nước và sinh kế của người dân hầu hết các nước trên thế giới. Ngân hàng trung ương các nước lớn tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Đặc biệt, các động thái điều hành của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) khiến đồng USD trên thị trường quốc tế biến động mạnh; một số ngân hàng trung ương châu Á chuyển sang thực hiện đảo ngược chính sách tiền tệ, giảm lãi suất hoặc giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc... Ở trong nước, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh; thể chế, chính sách tiếp tục được hoàn thiện. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nền kinh tế trong nước đã từng bước phục hồi và tăng trưởng nhưng còn chậm, những khó khăn nội tại vẫn chưa được tháo gỡ; lạm phát vẫn là nguy cơ thường trực... Các yếu tố trên đã có tác động không nhỏ đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và Đảng ủy cơ quan Ngân hàng Trung ương (NHTW).
593 Truyền thông chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Sáng tạo, đổi mới trong hoạt động truyền thông giáo dục tài chính / Vụ Truyền thông // .- 2024 .- Số (2+3) - Tháng (1+2) .- Tr. 65-69. .- 332.12
Đối với ngành Ngân hàng, hoạt động truyền thông chính sách thời gian qua tiếp tục được đẩy mạnh, góp phần quan trọng trong việc củng cố, nâng cao niềm tin của người dân với điều hành chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng trong bối cảnh khó khăn của tình hình thế giới, trong nước và một số sự kiện ảnh hưởng đến tâm lí, niềm tin công chúng.Vai trò của truyền thông chính sách ngành Ngân hàng trong bối cảnh hiện nay. Kinh nghiệm truyền thông giáo dục tài chính của NHTW các nước trên thế giới. Mức độ hiểu biết tài chính và các hoạt động truyền thông giáo dục tài chính đang triển khai tại Việt Nam. Định hướng hoạt động truyền thông giáo dục tài chính thời gian tới của NHNN.
594 Triển khai ESG trong lĩnh vực ngân hàng góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững / Nguyễn Thị Hòa // .- 2024 .- Số (2+3) - Tháng (1+2) .- Tr. 70-77 .- 332.12
Chuyển dịch sang nền kinh tế phát thải carbon thấp, kinh tế tuần hoàn, hướng tới phát triển bền vững đang trở thành một xu hướng tất yếu, là ưu tiên của nhiều quốc gia trên thế giới để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, các tiêu chuẩn ESG đã trở nên nổi bật trên thị trường tài chính toàn cầu khi các nhà đầu tư và các bên liên quan nhận thức rõ hơn về tác động của các khoản đầu tư của họ đối với môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp. Trên thế giới, các tổ chức quốc tế và Chính phủ các nước ngày càng ban hành nhiều quy định và chính sách thúc đẩy các ngân hàng áp dụng tiêu chuẩn ESG. Tại Việt Nam, các ngân hàng đang trong giai đoạn đầu tích hợp yếu tố ESG vào hoạt động kinh doanh và còn gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai. Vì vậy, ngành Ngân hàng cần tích cực, chủ động triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy ngân hàng triển khai ESG nhằm phát huy hơn nữa những đóng góp của Ngành trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
595 Nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng, góp phần đảm bảo an toàn, lành mạnh hệ thống ngân hàng Việt Nam / Thanh Nguyên // .- 2024 .- Số (2+3) - Tháng (1+2) .- Tr. 81-85 .- 332.12
Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) đang quản lí Kho dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia với sự tham gia báo cáo thông tin của 100% các tổ chức tín dụng (TCTD) hoạt động tại Việt Nam, hơn 1.200 quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức tài chính vi mô cũng như các tổ chức khác trong và ngoài hệ thống ngân hàng, trên cơ sở cập nhật định kì, đột xuất dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại và các giải pháp thu thập, xử lí thông tin tự động, tiên tiến. Năm 2023, với vai trò là đầu mối xây dựng và triển khai hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), CIC đã có những đóng góp tích cực và hiệu quả vào việc phát triển cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận tín dụng, qua đó góp phần quan trọng vào sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng; tiếp tục khẳng định là trụ cột quan trọng của cơ sở hạ tầng tài chính Việt Nam.
596 Kết quả và bài học kinh nghiệm trong thực thi chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của hệ thống ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh / Võ Minh Tuấn // .- 2024 .- Số (2+3) - Tháng (1+2) .- Tr. 86-88 .- 332
Ngày 17/01/2023, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2023 với mục tiêu “kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý”, Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) cũng đã xác định chủ đề năm 2023 là: “Nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ, đẩy mạnh cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư; thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội”. Thực thi nhiệm vụ được giao từ NHNN và Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố, NHNN Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, trong vai trò là cơ quan triển khai và thực thi chính sách tại địa phương, đã cùng với hệ thống ngân hàng Thành phố phát huy hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của NHNN tại địa phương, tập trung thực hiện tích cực các giải pháp về chính sách tiền tệ, tín dụng để đồng hành và chia sẻ cùng doanh nghiệp.
597 Hệ thống ngân hàng thành phố Hải Phòng góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương / Nguyễn Thị Dung // .- 2024 .- Số (2+3) - Tháng (1+2) .- Tr. 89-91 .- 332.12
Năm 2023, thành phố Hải Phòng thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội trong bối cảnh quốc tế, trong nước tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp. Kinh tế toàn cầu phục hồi nhưng còn nhiều thách thức; lạm phát ở mức cao, nhiều nền kinh tế phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. Trong nước, kinh tế vĩ mô tiếp tục duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát; tuy nhiên, thương mại toàn cầu sụt giảm đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp, tài chính - tiền tệ.Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng, tạo đà phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất, kinh doanh. Thực hiện hiệu quả các chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Thực hiện cải cách hành chính, chuyển đổi số và thanh tra, giám sát đồng thời đưa ra phương hướng phát triển nhiệm vụ năm 2024.
598 Hệ thống ngân hàng thành phố Cần Thơ - 20 năm tích cực đồng hành và góp phần tăng trưởng kinh tế thành phố / Trần Quốc Hà, Lê Thị Kim Hằng // .- 2024 .- Số (2+3) - Tháng (1+2) .- Tr. 92-97 .- 332.12
Thành phố Cần Thơ đã trở thành một trong bốn tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và cũng là vùng kinh tế trọng điểm thứ tư của Việt Nam. Trong chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển thành phố trực thuộc Trung ương, Cần Thơ tạo được những dấu ấn, vị thế và tiềm lực kinh tế chuyển biến đáng kể trên nhiều lĩnh vực, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối và tạo sức lan tỏa để các tỉnh trong vùng ĐBSCL cùng phát triển. Cùng đồng hành và góp phần khơi dậy các tiềm năng, thế mạnh của một thành phố năng động và phát triển, hệ thống ngân hàng thành phố Cần Thơ với vai trò là trung gian tài chính và thanh toán khu vực, đã và đang phát huy hiệu quả mối quan hệ chặt chẽ giữa hoạt động tín dụng với quá trình phát triển và tăng trưởng kinh tế của thành phố.
599 Chuyển đổi số ngành Ngân hàng - Tăng tốc và phát triển bền vững / Lê Hoàng Chính Quang // .- 2024 .- Số (2+3) - Tháng (1+2) .- Tr. 107-109. .- 332.12
Chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng không chỉ là một xu hướng mà còn là một bước tiến quan trọng hướng tới tương lai tài chính hiện đại và linh hoạt. Bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, Chính phủ về việc chủ động trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Chương trình chuyển đổi số quốc gia và Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, thời gian vừa qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành nhiều kế hoạch, chương trình hành động, chỉ thị triển khai; đặc biệt là rà soát và hoàn thiện hành lang pháp lí để tạo điều kiện cho hoạt động hệ thống ngân hàng ứng dụng công nghệ và thúc đẩy chuyển đổi số, cung ứng dịch vụ ngân hàng an toàn, tiện lợi, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hạ tầng thanh toán số được chú trọng đầu tư, nâng cao chất lượng, gia tăng tiện ích1. Nhờ hành lang pháp lí thuận lợi, hạ tầng kĩ thuật phục vụ thanh toán số vận hành an toàn, ổn định, thông suốt và hệ sinh thái số các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng và ngoài ngân hàng được đầu tư, phát triển mạnh theo phương châm lấy khách hàng làm trọng tâm, trong thời gian qua, ngành Ngân hàng đã tạo tiền đề rất quan trọng để phổ cập thanh toán số.
600 Agribank tích cực phát huy trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng / Phương Liên // .- 2024 .- Số (2+3) - Tháng (1+2) .- Tr. 120-121 .- 332.12
Là một trong những ngân hàng thương mại chủ lực của Nhà nước, song song với hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao trong việc thực thi chính sách tiền tệ, đầu tư có hiệu quả cho nền kinh tế, đặc biệt là đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) luôn tiên phong trong các hoạt động từ thiện và an sinh xã hội, tích cực phát huy trách nhiệm với cộng đồng.