CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Kinh tế - Tài chính

  • Duyệt theo:
571 Dữ liệu thống kê trong phục vụ điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam / Đào Minh Thắng, Phạm Mạnh Hùng // .- 2024 .- Số 04 - Tháng 02 .- Tr. 10-15 .- 332.12

Trải qua hơn 10 năm tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, công tác thống kê tiền tệ phục vụ điều hành chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có nhiều bước tiến đáng kể. Thông tin, số liệu báo cáo thống kê đã góp phần đáp ứng tốt cho công tác chỉ đạo điều hành, giám sát an toàn hoạt động các tổ chức tín dụng (TCTD), cùng với đó, phương pháp thống kê tiền tệ của NHNN dần được hoàn thiện theo hướng phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Trong những năm gần đây, điều kiện thị trường tiền tệ ngày càng phát triển về quy mô, cấu trúc và tính đa dạng, đồng thời, có khả năng diễn biến nhanh chóng do chịu sự tác động đa chiều của nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng thông tin báo cáo, đảm bảo tính kịp thời, chính xác luôn là mục tiêu quan trọng đối với dữ liệu thống kê của NHNN. Bài viết cung cấp một số đánh giá về hoạt động sử dụng dữ liệu phục vụ điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) của NHNN và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng dữ liệu phục vụ điều hành CSTT.

572 Các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam / Nguyễn Đức Trung, Trần Trọng Huy // .- 2024 .- Số 04 - Tháng 02 .- Tr. 16-25 .- 332.12

Bài viết đánh giá mức độ tác động của các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam, dữ liệu quan sát là 30 NHTM thông qua sử dụng thuật toán Multiple linear regression thuộc nhóm Supervised learning của thuật toán học máy (Machine Learning) trên nền tảng Python cho dữ liệu quan sát với kết quả R² ≈ 90% là rất tốt và MSE (Mean squared error) rất nhỏ chứng tỏ sự phù hợp khá tốt của mô hình, cùng việc trực quan hóa dữ liệu qua thư viện Seaborn sẽ cho cái nhìn trực quan về kết quả nghiên cứu. Kết quả mô hình và hệ số hồi quy cho thấy các biến: LTD, ETA, LTA, ROE, NPL có tác động cùng chiều và LIQ, GDP có tác động ngược chiều đến rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam trong mẫu nghiên cứu, trong khi các biến LTL, SIZE, INF có tác động không đáng kể đối với mô hình. Qua đó, nhóm tác giả đề xuất khuyến nghị đối với các NHTM Việt Nam để quản lí tốt rủi ro thanh khoản như việc phân bổ nguồn vốn một cách hợp lí trong việc nắm giữ các tài sản thanh khoản để vừa đạt được mục tiêu lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh, vừa duy trì tốt khả năng thanh khoản nhằm đối phó với những tác động xấu của thị trường, nâng cao chất lượng nguồn vốn tự có, kiểm soát tốt các khoản cho vay, tăng cường xử lí nợ xấu và nâng cao chất lượng tín dụng, tuân thủ các quy định và đảm bảo an toàn vốn, thanh khoản.

573 Xây dựng nguồn lực con người nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp trong chuyển đổi số hoạt động ngân hàng / Nguyễn Thanh Phương, Phạm Thị Tuyết // .- 2024 .- Số 04 - Tháng 02 .- Tr. 26-30 .- 332.12

Kết quả nghiên cứu về phát triển văn hóa doanh nghiệp trong chuyển đổi số của các tổ chức nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng đều khẳng định, văn hóa doanh nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng, như là “quyền lực mềm” của tổ chức, giúp tổ chức phát triển bền vững. Eden và cộng sự (2019) cho rằng, doanh nghiệp đạt được kết quả như mong muốn trong chiến lược chuyển đổi số là rất khó khăn vì quá trình chuyển đổi số đòi hỏi những thay đổi cơ bản trong chiến lược, cơ cấu, quy trình, công nghệ và quan trọng nhất là văn hóa của tổ chức được tạo ra bởi chính nhân sự của tổ chức đó. Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa được gây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một tổ chức, trở thành giá trị nền tảng, quan niệm chung và truyền thống thấm sâu vào hoạt động của doanh nghiệp, chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi, hành động, thói quen của mọi thành viên trong tổ chức. Bài viết này tập trung luận bàn về tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp và cách thức xây dựng nguồn lực con người nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số của hoạt động ngân hàng ở Việt Nam hiện nay.

574 Vai trò, tầm quan trọng của ESG trong phát triển bền vững tại ngân hàng thương mại Việt Nam / Phạm Ngô An Phú, Phạm Bảo Phương // .- 2024 .- Số 04 - Tháng 02 .- Tr. 31-36 .- 332.12

Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp đang dần chú trọng hơn đến sự phát triển bền vững như một hướng đi quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Đây không chỉ là một xu hướng mà còn là giá trị cốt lõi, giữ vị thế then chốt trong việc xác định tầm nhìn và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Để thúc đẩy quá trình phát triển bền vững một cách toàn diện, hiệu quả và nhanh chóng trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số trong kinh tế, xã hội, quản trị, môi trường là điều tất yếu. ESG (Environmental - Môi trường, Social - Xã hội, Governance - Quản trị) không chỉ là xu hướng mà còn chính là kim chỉ nam trong công cuộc số hóa, qua đó kết hợp và hoàn thiện các mục tiêu mà Nhà nước đề ra. Việc thực hiện các nguyên tắc của ESG không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu ngày càng cao từ cộng đồng và thị trường, mà còn tạo ra cơ hội mới và giúp tăng cường vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, góp phần quan trọng vào việc hình thành một môi trường kinh doanh tích cực và bền vững tại Việt Nam. Bài viết trình bày khái niệm cơ bản về ESG, vai trò của ESG trong phát triển bền vững. Phần tiếp theo bài viết sẽ đưa ra thực trạng áp dụng ESG trong phát triển bền vững tại các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Cuối cùng bài viết sẽ đưa ra một số khuyến nghị nhằm tăng cường vai trò của ESG trong ngành Ngân hàng, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam.

575 Hoạt động tài chính vi mô trong xu hướng phát triển của công nghệ tài chính / Nguyễn Thị Thanh Bình // .- 2024 .- Số 04 - Tháng 02 .- Tr. 37-43 .- 332

Tổ chức tài chính vi mô (TCVM) là loại hình tổ chức tín dụng thực hiện một số hoạt động nghiệp vụ như ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp nhỏ. Tại Việt Nam, hoạt động TCVM đã được nhìn nhận như một công cụ hữu hiệu thúc đẩy quá trình xóa đói, giảm nghèo, góp phần không nhỏ vào việc giảm tỉ lệ hộ nghèo ở Việt Nam. Với sự phát triển nhanh chóng về công nghệ, nhất là công nghệ tài chính (Fintech), lĩnh vực tài chính - ngân hàng nói chung và TCVM đã có sự chuyển biến mạnh mẽ. Tuy nhiên, bên cạnh các cơ hội thúc đẩy phát triển TCVM, thì xu hướng phát triển của Fintech cũng đặt ra không ít thách thức đối với sự phát triển TCVM tại Việt Nam. Bài viết nêu thực trạng hoạt động TCVM gắn với Fintech tại Việt Nam hiện nay và đề xuất một số giải pháp đối với hoạt động TCVM khi gắn với công nghệ số.

576 Bảo vệ quyền lợi người gửi tiền - mục tiêu quan trọng và xuyên suốt của chính sách bảo hiểm tiền gửi / Phạm Việt // .- 2024 .- Số 04 - Tháng 02 .- Tr. 43-44 .- 368

Năm 2023 qua đi với những dấu ấn quan trọng của ngành Ngân hàng vào quá trình phục hồi kinh tế - xã hội, đảm bảo thanh khoản và sự phát triển an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD). Kết quả đó có sự đóng góp tích cực của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) - tổ chức tài chính Nhà nước chuyên trách, thay mặt Chính phủ bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, từ đó, góp phần thiết thực vào sự lớn mạnh của nền tài chính quốc gia.

577 Ứng phó với các thách thức nhân khẩu học: Chiến lược thích ứng của ngành Ngân hàng và gợi ý đối với Việt Nam / Nguyễn Minh Sáng // .- 2024 .- Số 04 - Tháng 02 .- Tr. 52-56 .- 332.12

Những thay đổi về nhân khẩu học toàn cầu, đặc biệt là xu hướng già hóa dân số, đang đặt ra những thách thức và rủi ro lớn cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Bài viết phân tích các xu hướng nhân khẩu học chính như dân số già hóa, tỷ lệ sinh giảm, tuổi thọ tăng và sự khác biệt giữa các thế hệ. Những thay đổi này đe dọa mô hình kinh doanh truyền thống của ngân hàng thông qua việc làm giảm nhu cầu tín dụng và thay đổi hành vi của khách hàng. Để ứng phó, ngân hàng cần thiết kế lại các sản phẩm tài chính, ứng dụng công nghệ số, đa dạng hóa kênh phân phối, phân tích dữ liệu và quản trị rủi ro. Các ngân hàng hàng đầu thế giới đã áp dụng những giải pháp này. Bài báo cũng đưa ra gợi ý cho các ngân hàng Việt Nam cần chủ động ứng phó với xu hướng già hóa dân số thông qua việc điều chỉnh chiến lược và thiết kế lại các sản phẩm dịch vụ.

578 Dịch chuyển nền kinh tế tuần hoàn và đề xuất chính sách cho Việt Nam / Nguyễn Thị Thùy Hương // .- 2024 .- Số (650+651) - Tháng 01 .- Tr. 45-47 .- 330

Chuyển dịch kinh tế theo hướng kinh tế tuần hoàn là xu thế tất yếu của thời đại, được toàn câu đồng coi là cuộc Cách mạng công nghiệp xanh của thế kỷ 21 bởi áp lực từ các vấn đề tiêu cực do các mô kinh tế tuyến tính gây ra và những lợi ích thấy rõ của KTTH. Tại Việt Nam, sau hơn 30 năm đổi mới, kinh tế đã có sự thay đổi vượt bậc, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, GDP bình quân đầu người của Nam năm 2022 đạt khoảng 4.160 USD. Tuy nhiên, đi kèm với tăng trưởng, mô hình kinh tế tuyến tính ra những vấn đề môi trường không nhỏ.

579 Xuất khẩu giai đoạn 2020-2023 và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến 2030 / Ngô Thế Chi, Nguyễn Thị Hằng // .- 2024 .- K2 - Số 256 - Tháng 01 .- Tr. 5-10 .- 658

Xuất khẩu được coi là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu để phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Mấy năm qua, xuất khẩu của Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực. Song, trước những diễn biến khó lường về tình hình kinh tế, chính trị thế giới, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu cho giai đoạn đến 2030. Bài viết này trình bày và phân tích khái quát về tình hình xuất khẩu trong giai đoạn 2020-2023 và đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giai đoạn đến 2030.

580 Phát huy khả năng tiếp cận tài chính toàn diện hướng đến chính sách xóa đói giảm nghèo - một số lược khảo và khuyến nghị / Nguyễn Hồng Thu, Đào Lê Kiều Oanh // .- 2024 .- K2 - Số 256 - Tháng 01 .- Tr. 11-15 .- 332

Tài chính toàn diện có vai trò quan trọng trong thị trường tài chính và góp phần thực hiện chính sách xóa đói và giảm nghèo. Tài chính toàn diện cung cấp quyền truy cập vào các hệ thống thanh toán, bảo hiểm tiền gửi và nhiều dịch vụ thanh toán khác và điều này đã được nhiều nghiên cứu chứng minh vai trò của tài chính toàn diện đối với quyền truy cập cho các đối tượng trong đó có đối tượng người nghèo và thu nhập thấp. Bài viết này nhằm phân tích đánh giá và chứng minh vai trò của tài chính toàn diện góp phần thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo và một số giải pháp khuyến nghị nhằm phát huy khả năng tiếp cận tài chính toàn diện cho các đối tượng trong giai đoạn hiện nay.