CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Kinh tế - Tài chính
581 Mối quan hệ nhà nước, thị trường và xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay / Vũ Thị Thúy Hằng // .- 2024 .- K2 - Số 256 - Tháng 01 .- Tr. 16-19 .- 330
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giữa Nhà nước, thị trường và xã hội có quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong quá trình thực hiện vai trò, chức năng của mình. Mối quan hệ Nhà nước - thị trường - xã hội là mối quan hệ lớn, cơ bản, đòi hỏi phải giải quyết hài hòa trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Giải quyết tốt mối quan hệ này chính là góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI.
582 Tác động của nhận thức hỗ trợ của tổ chức tới hành vi công dân của tổ chức tại các ngân hàng Việt Nam: Vai trò trung gian của gam kết tình cảm / Phạm Thu Trang // .- 2024 .- K2 - Số 256 - Tháng 01 .- .- 332.12
Nghiên cứu này dự định đánh giá tác động của nhận thức hỗ trợ của tổ chức tới hành vi công dân của tổ chức tại các doanh nghiệp Việt Nam qua cam kết tình cảm. Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi với nhóm mẫu gồm 574 người lao động cho thấy nhận thức hỗ trợ của tổ chức tác động tích cực đến cam kết tình cảm, sau đó cam kết tình cảm tác động tích cực đến hành vi công dân của tổ chức trên hai khía cạnh hành vi công dân hướng về cá nhân và hành vi công dân hướng về tổ chức. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy cam kết tình cảm đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa nhận thức hỗ trợ của tổ chức và hành vi công dân của tổ chức trên cả hai khía cạnh. Thảo luận về kết quả nghiên cứu và hạn chế của nghiên cứu sẽ được trình bày ở cuối bài.
583 Phân tích tác động của quản trị vốn luân chuyển lên tỷ suất sinh lợi của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam / Hồ Thủy Tiên, Ngô Văn Toàn // .- 2024 .- K2 - Số 256 - Tháng 01 .- Tr. 35-39 .- 332.6322
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là xác định tác động của quản trị vốn lưu chuyển đối lợi của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2017 - 2022. Phương pháp nghiên cứu sử dụng là hồi quy PCSE và FGLS trên dữ liệu bảng gồm 193 công ty; sau đó, nghiên cứu so sánh kết quả hồi quy này. Kết quả cho thấy rằng các yếu tố như thời gian trung bình thu tiền (RCP), thời gian trung bình thanh toán (PDP), chu kỳ lưu chuyển hàng tồn kho (ICP), và chỉ số kết hợp của ba yếu tố này là chu kỳ chuyển đổi tiền (CCC) ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của các công ty nghiên cứu. Ngoài ra, kích thước công ty (SIZE) và tỷ lệ nợ (DEBT) ảnh hưởng đến ROA, trong khi tỷ lệ tăng trưởng doanh thu (SGROW) có tác động tích cực đến ROA. Tuy nhiên, không tìm thấy bằng chứng thống kê về ảnh hưởng của tỷ lệ tăng trưởng GDP (GDPGR) đối với ROA.
584 Lợi nhuận trong các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam - thực trạng và nhân tố tác động / Trần Thị Lan Hương, Nguyễn Lan Nhi // .- 2024 .- K2 - Số 256 - Tháng 01 .- Tr. 50-55 .- 332.12
Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua đã chứng kiến những bước phát triển mạnh mẽ thông qua việc mở rộng danh mục các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Quá trình mở rộng này càng tăng tốc hơn dưới áp lực cạnh tranh gia tăng từ các tổ chức tài chính khác, từ sự hiểu biết và yêu cầu cao hơn của khách hàng, và đặc biệt là từ sự thay đổi công nghệ. Tuy nhiên, những yếu tố này cũng hàm chứa nhiều thách thức mà các ngân hàng phải đối mặt trong quá trình tăng trưởng lợi nhuận. Bài viết này đưa ra những phân tích đánh giá về tình hình lợi nhuận trong các ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2011-2022 và tác động của các nhân tố tới tăng trưởng lợi nhuận trong một số các ngân hàng trong giai đoạn 2012-2020. Kết quả từ mô hình định lượng cho thấy rằng, ngoài các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế như tăng trưởng kinh tế và lạm phát, các yếu tố nội tại khác của ngân hàng như cơ cấu vốn chủ sở hữu, quy mô hay chi phí hoạt động đều có ảnh hưởng đến tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng thương mại.
585 Triển khai ứng dụng dữ liệu dân cư quốc gia góp phần đảm bảo an ninh, an toàn và thúc đẩy chuyển đổi số ngân hàng / Phạm Tiến Dũng // .- 2024 .- Số (2+3) - Tháng (1+2) .- Tr. 19-21 .- 332
Trong bối cảnh phát triển sâu rộng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) trong mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội, xu hướng chuyển dịch các giao dịch theo phương thức truyền thống sang môi trường điện tử gia tăng. Khách hàng được trải nghiệm đa dạng các dịch vụ tiện ích, hiện đại và tiết kiệm thời gian, chi phí. Tuy nhiên, cùng với những lợi ích mà các sản phẩm, dịch vụ số hóa mang lại, xu hướng gia tăng của các tội phạm mạng cũng đặt ra những thách thức về công tác đảm bảo an ninh, an toàn và nhận biết, xác minh chính xác thông tin khách hàng. Nhận thức rõ các vấn đề trên, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã chủ động, tích cực triển khai ứng dụng dữ liệu dân cư quốc gia phục vụ chuyển đổi số ngân hàng một cách thực chất, hiệu quả đi cùng với chú trọng công tác đảm bảo an ninh, an toàn.
586 Chính sách tài khóa năm 2023 góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô / Nguyễn Như Quỳnh // .- 2024 .- Số (2+3) - Tháng (1+2) .- Tr. 22-25 .- 332
Nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023 được triển khai trong bối cảnh tình hình thế giới phát sinh nhiều biến động, diễn biến phức tạp, khó dự báo. Căng thẳng địa chính trị, tranh chấp giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, xung đột giữa Nga - Ukraine và Israel - Hamas diễn biến bất ngờ, lạm phát và giá nhiên liệu tăng cao khiến đà phục hồi của kinh tế thế giới chậm lại. Ở trong nước, nền kinh tế Việt Nam chịu tác động về nhiều mặt, mặc dù kinh tế vĩ mô duy trì ổn định nhưng tăng trưởng kinh tế gặp nhiều khó khăn; thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản có nhiều biến động... Chính sách tài khóa đã có những điều chỉnh linh hoạt, chủ động nhằm ứng phó kịp thời với những biến động trong và ngoài nước.
587 Chính sách an toàn vĩ mô tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp / Nguyễn Phi Lân, Tô Thị Hồng Anh, Nguyễn Thanh Huyền // .- 2024 .- Số (2+3) - Tháng (1+2) .- Tr. 26-33 .- 332
Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các nước đã thừa nhận sự cần thiết của chính sách an toàn vĩ mô (ATVM) trong ổn định tài chính và đặt chính sách ATVM vào vị trí trung tâm của sự tương tác giữa các chính sách kinh tế vĩ mô với chính sách an toàn vi mô. Ổn định tài chính là nền tảng cho phát triển bền vững ở các quốc gia nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Ổn định tài chính sẽ tạo môi trường thuận lợi hơn cho cả nhà đầu tư và người gửi tiền, tăng hiệu quả của hoạt động trung gian tài chính, tăng các chức năng của thị trường tài chính và cải thiện phân phối nguồn lực để phát triển hệ thống tài chính lành mạnh và minh bạch. Bài viết đề cập tổng quan về chính sách ATVM, thực trạng thực thi chính sách ATVM tại Việt Nam, đồng thời cập nhật những khoảng trống và đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả chính sách ATVM tại Việt Nam.
588 Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024 / Phạm Thị Thanh Bình, Lê Thị Thu Hương // .- 2024 .- Số (2+3) - Tháng (1+2) .- Tr. 34-39 .- 332
Kể từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (năm 1987) đến nay, Việt Nam đã thu hút được gần 438,7 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Khu vực FDI đã đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, nâng cao vị thế và uy tín Việt Nam trên trường quốc tế. Riêng năm 2023, mặc dù tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giảm tốc (chỉ đạt 5,05% GDP so với 8% GDP năm 2022) do bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của vốn FDI.
589 Việt Nam vững mạnh, vươn cao trong năm Rồng / Ngô Đăng Khoa, Joon Suk Park, Yong Han // .- 2024 .- Số (2+3) - Tháng (1+2) .- Tr. 46-49 .- 330
Triển vọng và thách thức cho nền kinh tế Việt Nam trong năm 2024. Năm 2024, chúng ta có thể tin tưởng, những khó khăn nhất đã ở phía sau. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam quý IV/2023 đã phục hồi lên 6,72% so với cùng kì năm 2022, góp phần vào tổng mức tăng trưởng cả năm 2023 đạt 5,05%. Năm 2024 FDI tiếp tục là một trong những trụ cột quan trọng cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời điểm hiện tại cũng như tương lai, đồng thời nghiên cứu thị trường ngân hàng để có thể nắm bắt sớm các xu hướng và có biện pháp đề xuất, kiến nghị đón đầu nhằm kiểm soát các phân khúc rủi ro cao nếu có.
590 Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2024: Kiên cường và đầy hứa hẹn trước những thách thức / Michele Wee // .- 2024 .- Số (2+3) - Tháng (1+2) .- Tr. 50-52 .- 330
Nhìn chung, kinh tế thế giới đang dần hồi phục sau đại dịch Covid-19 và những biến động địa chính trị, tuy nhiên, vẫn còn chậm và chưa đồng đều. Mặc dù, nền kinh tế đang phục hồi trở lại từ đầu năm 2023 và lạm phát giảm so với mức đỉnh năm 2022. Về cơ bản, năm 2023 là một năm đầy thách thức mà Việt Nam và toàn bộ nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt. Những biến động kinh tế toàn cầu đã tác động đáng kể đến Việt Nam như tăng trưởng kinh tế chậm lại, áp lực lên tỉ giá USD/VND, lạm phát cao hơn gây ra thách thức và áp lực cho ngành Ngân hàng Việt Nam. Thực tế cho thấy, thông qua việc đổi mới liên tục và tăng cường mở rộng hợp tác sẽ tạo ra sự kết nối và hội nhập rộng rãi hơn, giúp Việt Nam đạt được sự tăng trưởng bền vững và mạnh mẽ trong tương lai.