CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Kinh tế - Tài chính

  • Duyệt theo:
601 Nâng cao chất lượng đào tạo thông qua việc gắn chặt đào tạo cơ bản với đào tạo thực tế tại Học viện Ngân hàng / Bùi Hữu Toàn // .- 2024 .- Số (2+3) - Tháng (1+2) .- Tr. 110-119 .- 332.12

Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu thị trường lao động có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển giáo dục và kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, đối với các trường đại học và cao đẳng nói riêng. Do đó, các trường đại học cần phải đổi mới và cập nhật chương trình đào tạo của mình sao cho vừa đảm bảo nhu cầu lao động nói chung, vừa đáp ứng những đòi hỏi cụ thể về nghề nghiệp đối với đầu ra. Chính vì vậy, hiện nay, các trường đại học, trong đó có Học viện Ngân hàng (HVNH), đều chú trọng vào việc đào tạo lí thuyết gắn liền với thực tế, lấy người học làm trung tâm để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, chủ động, sáng tạo trong mọi công việc. Bài viết tập trung phân tích tổng quan về gắn hoạt động đào tạo lí thuyết với thực tế thông qua mô hình Ba Nhà (Triple Helix), đánh giá thực trạng đào tạo gắn với thực tế tại HVNH đối với cả giảng viên và sinh viên. Từ đó, đề xuất các khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo gắn với thực tế của nhà trường. Từ khóa: Đào tạo, thực tế, giảng viên, sinh viên.

602 Chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán - Kinh nghiệm quốc tế và một số khuyến nghị / Lê Quốc Nghị, Trần Thị Ngọc Tú // .- 2024 .- Số (2+3) - Tháng (1+2) .- Tr. 125-128 .- 657.45 071

Trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi nghiên cứu, xem xét, đề cập đến một số các quy định của Chuẩn mực thực hành chuyên môn kiểm toán nội bộ của Viện Kiểm toán viên nội bộ quốc tế thuộc Hiệp hội Kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ (IIA) về Chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán; kinh nghiệm của ngân hàng trung ương (NHTW) các nước, thực tiễn tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện Chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán tại NHNN nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm toán nội bộ NHNN.

603 Kinh tế Việt Nam năm 2023, nhận diện các động lực và dự báo tăng trưởng năm 2024 / Cấn Văn Lực và Nhóm nghiên cứu viện đào tạo và nghiên cứu BIDV // .- 2024 .- Kỳ (1+2) - Số (816+817) - Tháng 01 .- Tr. 28-33 .- 330

2023 là năm nhiều khó khăn đối với kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. Nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực đáng ghi nhận, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao, tuy nhiên cũng phải đối diện với nhiều khó khăn và thách thức... Mục tiêu tăng trưởng GDP 6-6,5% cho năm 2024 là thách thức lớn, song mức tăng trưởng này vẫn khả thi nếu Việt Nam tận dụng tốt các động lực tăng trưởng truyền thống, đồng thời nhạy bén, thích ứng, kiến tạo và phát huy tốt những động lực mới trong bối cảnh đã có nhiều thay đổi.

604 Điều hành ngân sách nhà nước chặt chẽ đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế / Phạm Văn Trường // .- 2024 .- Kỳ (1+2) - Số (816+817) - Tháng 01 .- Tr. 40-43 .- 330

Nhìn lại năm 2023, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 để lại nhiều khó khăn, thách thức cùng những bất ổn của kinh tế thế giới tác động không thuận đến việc phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Đất nước, ngành Tài chính đã chủ động nỗ lực, quyết liệt thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ tài chính - ngân sách. Bước sang năm 2024, tình hình thế giới được dự báo tiếp tục biến động phức tạp, có nhiều thách thức lớn đặt ra đối với nền kinh tế, đòi hỏi ngành Tài chính triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hỗ trợ phục hồi nền kinh tế hiệu quả, tạo nền tảng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước.

605 Nâng cao hiệu quả phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, góp phần phục hồi kinh tế / Đỗ Thị Bích Hồng // .- 2024 .- Kỳ (1+2) - Số (816+817) - Tháng 01 .- Tr. 45-47 .- 330

Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa là hai công cụ quản lý kinh tế vĩ mô vô cùng quan trọng của bất cứ quốc gia nào. Xác định rõ tầm quan trọng của hai chính sách này, tại Việt Nam, việc phối hợp đồng bộ, linh hoạt giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa luôn được Đảng, Chính phủ và Quốc hội quan tâm.

606 Tăng cường quản lý nợ công góp phần cải thiện tín nhiệm quốc gia của Việt Nam / Trương Hùng Long // .- 2024 .- Kỳ (1+2) - Số (816+817) - Tháng 01 .- Tr. 48-51 .- 332

Nợ do Nhà nước vay gọi là nợ công, trong khi hệ số tín nhiệm quốc gia phản ánh khả năng và mức độ sẵn sàng trong tương lai của một quốc gia trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn. Vì vậy, việc đảm bảo quản lý nợ công một cách an toàn, bền vững luôn đi đôi với việc cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia. Đây là nhiệm vụ quan trọng luôn được Chính phủ quan tâm, triển khai quyết liệt nhằm nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên thị trường tài chính quốc tế, từ đó mở ra cơ hội tiếp cận các nguồn vốn vay thương mại nước ngoài cho Chính phủ và doanh nghiệp.

607 Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công / Thúc đẩy, giải ngân, vốn đầu tư công // .- 2024 .- Kỳ (1+2) - Số (816+817) - Tháng 01 .- Tr. 52-54 .- 332

Là một bộ phận quan trọng của chính sách tài khóa, chi đầu tư công đóng vai trò quan trọng, góp phần tích cực đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ phục hồi sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2024, để đạt được mục tiêu tỷ lệ giải ngân đạt tối thiểu 95% kế hoạch, cần nhiều giải pháp quyết liệt từ tất cả các cấp, các ngành, các chủ đầu tư.

608 Triển vọng xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam / Nguyễn Văn Hội // .- 2024 .- Kỳ (1+2) - Số (816+817) - Tháng 01 .- Tr. 59-62 .- 330

Xuất nhập khẩu hàng hóa là một trong những động lực đóng góp cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong nhiều thập kỷ. Xuất nhập khẩu hàng hóa không ngừng phát triển trong bối cảnh nước ta hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Việt Nam là nước có độ mở nền kinh tế lớn nên những biến động của thị trường thế giới đều tác động tới phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam. Năm 2023, xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sụt giảm do tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại, tổng cầu giảm, lạm phát ở mức cao… Năm 2024 bối cảnh quốc tế và trong nước tiếp tục có nhiều cơ hội lẫn thách thức đặt ra đối với xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam.

609 Giải pháp thu hút hiệu quả dòng vốn FDI / Nguyễn Anh Thu, Nguyễn Thị Thanh Mai // .- 2024 .- Kỳ (1+2) - Số (816+817) - Tháng 01 .- Tr. 63-66 .- 330

Năm 2023 đánh dấu một giai đoạn mà nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng phải đối mặt với nhiều thách thức do môi trường quốc tế tiềm ẩn nhiều yếu tố bất định và rủi ro cho quá trình phát triển, trong đó có cả những thách thức đặc biệt trong thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Bài viết này phân tích toàn diện thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam trong năm 2023, làm rõ thêm cơ hội mà Việt Nam có được trong bối cảnh toàn cầu đầy biến động như hiện nay, từ đó gợi ý chính sách nhằm giúp dòng FDI đóng góp tích cực hơn nữa vào phát triển kinh tế - xã hội của Đất nước.

610 Thị trường tài chính toàn cầu và những triển vọng mới / Nguyễn Như Quỳnh // .- 2024 .- Kỳ (1+2) - Số (816+817) - Tháng 01 .- Tr. 96-98 .- 332

Thị trường tài chính toàn cầu trong năm 2023 trải qua nhiều biến động trong xu hướng điều chỉnh chính sách tiền tệ thắt chặt trên toàn cầu, áp lực lạm phát cao, tăng trưởng kinh tế trì trệ. Tuy nhiên, những kỳ vọng vào sự đảo chiều của chính sách tiền tệ vào cuối năm 2023 đã hỗ trợ sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán toàn cầu; các biện pháp can thiệp kịp thời từ cơ quan quản lý ngân hàng Mỹ, Thụy Sỹ đã ngăn ngừa cuộc khủng hoảng ngân hàng…