CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Kinh tế - Tài chính

  • Duyệt theo:
501 Khu thương mại tự do – chiến lược đa dạng hóa và các kế hoạch tăng trưởng kinh tế của Dubai / Kiều Thanh Nga // .- 2023 .- Số 03 (211) - Tháng 3 .- Tr. 8-13 .- 332

Dubai đã trở thành một trung tâm khu vực tự do với hơn 30 FTZs trong tổng số 45 FTZs của UAE. Từ quan điểm về FTZs đến việc ban hành chính sách để xây dựng FTZs của Dubai, bài viết sẽ làm rõ FTZs cũng như câu trả lời cho chiến lược đa dạng hóa và các kế hoạch tăng trưởng kinh tế của Tiểu Vương quốc này.

502 Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các hệ thống thông tin quản lý tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ / Nguyễn Văn Thủy // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 85-88 .- 658

Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong các hệ thống thông tin quản lý (MIS) được kỳ vọng là một trong những giải pháp tối ưu tạo các lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Trí tuệ nhân tạo trong các hệ thống thông tin quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc tự động hóa các tác vụ thường ngày, phân tích dữ liệu và cung cấp thông tin chuyên sâu để hỗ trợ quá trình ra quyết định. Nghiên cứu này phân tích vai trò ứng dụng và các thách thức khi triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các hệ thống thông tin quản lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ đó đề xuất một số khuyến nghị đối với các doanh nghiệp này

503 Quan hệ kinh tế Việt Nam – UAE: Thực trạng và triển vọng khi ký kết hiệp định kinh tế toàn diện (CEPT) / Đinh Công Hoàng // .- 2023 .- Số 04 (212) - Tháng 4 .- Tr. 3-9 .- 332

Tập trung làm rõ bức tranh hợp tác thương mại giữa Việt Nam và UAE, trình bày những thuận lợi và khó khăn. Phân tích những triển vọng hợp tác kinh tế Việt Nam – UAE khi Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA) được ký kết.

504 Ứng dụng công nghệ thực tế tăng cường trong chuyển giao tri thức và khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt Nam / Nguyễn Minh Đức, Trần Hoài Nam // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 89-92 .- 658

Ở Việt Nam, hoạt động chuyển giao tri thức đã có những thành công nhất định nhưng nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam chưa có sự bứt phá mạnh mẽ. Theo Báo cáo chỉ số thương mại điện tử năm 2023 của Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM), đa số doanh nghiệp đều chủ yếu sử dụng các công cụ như Viber, WhatsApp, Skype, Facebook Messenger, Zalo để trao đổi công việc, chuyển giao tri thức. Tuy nhiên, việc sử dụng các công cụ này chỉ giải quyết được một phần trong hoạt động chuyển giao tri thức, các công cụ và các phương thức khác chưa được triển khai rộng rãi. Bài viết này, nhóm tác giả nghiên cứu một số ứng dụng điển hình của công nghệ thực tế tăng cường trên thế giới và đưa ra một số khuyến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam.

505 Phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam: Chính sách và các biện pháp / Nguyễn Thị Hằng // .- 2023 .- Số 04 (212) - Tháng 4 .- Tr. 35-43 .- 332

Tập trung nghiên cứu các chính sách phát triển kinh tế xanh (thể hiện thông qua hệ thống các văn bản, chính sách của Chính phủ Việt Nam đã ban hành tập trung vào phát triển kinh tế xanh, …) phát triển kinh tế xanh trong phát triển nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

506 Một số vấn đề dặt ra trong phát triển Fintech tại Việt Nam / Lê Văn Tuyên // .- 2023 .- Số 04 (212) - Tháng 4 .- Tr. 56-64 .- 332

Trình bày một số vấn đề đặt ra trong phát triển Fintech tại Việt Nam và đề xuất một số kiến nghị như xây dựng hành lang pháp lý, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ nguồn nhân lực.. nhằm thức đẩy sự phát triển của Fintech tại Việt Nam trong thời gian tới.

507 Kinh tế Trung Quốc năm 2023 và triển vọng năm 2024 / Lể Thanh Thủy, Nguyễn Thị Hạ // .- 2024 .- Số 1 (269) - Tháng 1 .- Tr. 16-28 .- 327

Tập trung phân tích tình hình kinh tế Trung Quốc trong năm 2023, một số chính sách kinh tế nổi bật. Trên cơ sở đó, bài viết đánh giá những thành tựu, khó khăn và dự báo triển vọng phát triển kinh tế của Trung Quốc thời gian tới.

508 Mối quan hệ dòng tiền và đầu tư vốn lưu động của doanh nghiệp trong điều kiện hạn chế tài chính / Bùi Ngọc Mai Phương, Đặng Văn Dân // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 93-95 .- 332

Bài viết đo lường độ nhạy cảm của đầu tư vốn lưu động với dòng tiền của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam trong điều kiện tồn tại hạn chế tài chính. Kết quả cho thấy, đầu tư vốn lưu động rất nhạy cảm với những cú sốc dòng tiền; hơn nữa, độ nhạy cảm tăng theo mức độ hạn chế tài chính của doanh nghiệp. Đây là cơ sở để các nhà quản trị tài chính xây dựng các chính sách kết hợp giữa quyết định đầu tư vốn lưu động và quyết định tài trợ, nhằm đảm bảo phân bổ nguồn vốn hợp lý vào tài sản ngắn hạn và giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của ràng buộc tài chính lên các quyết định chi tiêu vốn của doanh nghiệp.

509 Phát triển kinh tế số ở Trung Quốc và đề xuất cho Việt Nam / Nguyễn Thị Hồng // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 121-123 .- 330

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các nền kinh tế, đặc biệt là phát triển kinh tế số và khả năng gia tăng thu nhập, phát triển kinh tế trong dài hạn gắn liền với trách nhiệm xã hội, sản xuất xanh và phát triển bền vững. Xuất phát từ quốc gia có mức độ phát triển thấp, Việt Nam đã từng bước phát triển kinh tế và đạt được thành tựu quan trọng. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, khi gia tăng đóng góp của kinh tế số có khả năng gia tăng thành tựu trong phát triển kinh tế trong dài hạn.

510 Bài học về phát triển kinh tế xanh ở một số quốc gia / Nguyễn Thị Thu Hà // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 124-126 .- 332

Phát triển kinh tế xanh là xu thế tất yếu của các quốc gia, nhằm đạt được mục tiêu hiện đại hóa nền kinh tế, trong khi vẫn duy trì sự phát triển bền vững về môi trường và tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu. Không nằm ngoài xu thế đó, trong những năm qua, Việt Nam đã đẩy mạnh triển khai các kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế xanh. Bài viết này nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia như: Đan Mạch, Singapore về phát triển kinh tế xanh, qua đó, gợi mở một số bài học cho Việt Nam trong quá trình thực hiện phát triển kinh tế xanh.