CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Kinh tế - Tài chính

  • Duyệt theo:
521 Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản / Nguyễn Quang Thuân // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 16-18 .- 332

Khung pháp lý để thị trường bất động sản phục hồi và phát triển bền vững đang dần được hoàn thiện. Tuy nhiên, để khơi thông nguồn vốn cho thị trường bất động sản, tiếp tục cần có sự vào cuộc quyết liệt của các bên liên quan như cơ quan quản lý, sự chung tay của các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại và các định chế tài chính trung gian. Giải pháp phát triển bền vững thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng góp phần khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản.

522 Phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững trong bối cảnh chuyển đổi số / Phạm Thị Kim Anh // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 28-30 .- 330

Thời gian qua, nông nghiệp Việt Nam có những chuyển biến mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu, liên tục phát triển với tốc độ tăng trưởng khá cao. Đặc biệt, dù đối mặt với những khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu và trong nước, lĩnh vực nông nghiệp vẫn giữ vững vai trò trụ đỡ của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh chuyển đổi số tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực của nền kinh tế, ngành Nông nghiệp cần tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để “cất cánh” theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 24/6/2022 của Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, góp phần hiện thực hóa mục tiêu “Phát triển nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả, bền vững theo hướng nông nghiệp sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia”.

523 Phát triển tín dụng xanh ở Việt Nam / Lê Trương Ngọc Châu // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 37-39 .- 330

Phát triển tín dụng xanh đang là xu hướng toàn cầu và ngày càng được quan tâm trong các chương trình nghị sự quốc tế, nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực từ tăng trưởng kinh tế đến môi trường và xã hội. Tuy nhiên, phát triển tín dụng xanh còn khá mới mẻ đối với Việt Nam. Bài viết sử dụng phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp từ các nguồn Internet, tạp chí, sách… nghiên cứu về thực trạng phát triển tín dụng xanh tại Việt Nam hiện nay; đồng thời đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phát triển tín dụng xanh ở Việt Nam hiện nay.

524 Tác động của công bố thông tin tới rủi ro hệ thống của các công ty niên yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam / Đặng Anh Tuấn, Đinh Phạm Duy Long, Nguyễn Nam Anh, Nguyễn Phương Dung, Nguyễn Phương Anh, Lê Thu Trang // .- 2024 .- Sô 03 (630) .- Tr. 66-72 .- 332.04

Bài viết nghiên cứu về bảo lãnh của Chính phủ đối với các ngân hàng chính sách ở Việt Nam. Thông qua phân tích tình hình cấp và sử dụng bảo lãnh chính phủ vào việc tạo lập nguồn vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam từ năm 2015 đến nay. Bài viết chỉ ra rằng, bảo lãnh của Chính phủ là một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo nguồn vốn để triển khai các hoạt động tín dụng chính sách mà Chính phủ giao cho các ngân hàng này thực hiện, tuy nhiên, việc sử dụng bảo lãnh chính phủ để huy động vốn tại các ngân hàng chính sách thời gian qua cũng còn một số khó khăn, vướng mắc. Từ kết quả phân tích này, bài viết đã đưa ra một số khuyến nghị nhằm tháo gỡ các vướng mắc nói trên để phát huy hơn nữa tác dụng tích cực của bảo lãnh chính phủ trong việc đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động của các ngân hàng chính sách thời gian tới.

525 Nâng cao nhận thức về tài chính cá nhân, góp phần hạn chế hoạt động tín dụng đen / Bùi Thanh Tuấn // .- 2024 .- Sô 03 (630) .- Tr. 73-78 .- 332

Những năm gần đây, tình hình an ninh, trật tự liên quan đến hoạt động tín dụng đen diễn biến hết sức phức tạp, xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có những hạn chế trong nhận thức về tài chính toàn diện, tài chính cá nhân của người dân. Vì vậy, việc làm rõ vai trò của tài chính cá nhân, hoạt động phạm tội liên quan đến tín dụng đen là cần thiết, từ đó, đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao nhận thức về tài chính cá nhân và giải pháp nhằm hạn chế nguyên nhân, điều kiện phát triển tín dụng đen ở Việt Nam thời gian tới.

526 Phát triển kinh tế tư nhân theo tinh thần nghị quyết số 10-NQ/TW điểm nhấn năm 2023 / Hoàng Thị Hường // .- 2024 .- Sô 03 (630) .- Tr. 79-84 .- 330

Thực tiễn 35 năm đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, kinh tế tư nhân đã phát triển rộng khắp trong cả nước; đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng ngân sách nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an sinh xã hội của đất nước. Bài viết tìm hiểu một số chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân kể từ Đại hội VI của Đảng đến nay, đồng thời điểm lại những điểm sáng của kinh tế tư nhân trong năm 2023 và nêu ra một số triển vọng của thành phần kinh tế này thời gian tới.

527 Triển vọng kinh tế thế giới năm 2024 / Nguyễn Đoan Trang, Phạm Cao Kỳ // .- 2024 .- Kỳ (1+2) - Số (818+819) - Tháng 02 .- Tr. 106 - 110 .- 332

Nghiên cứu này xem xét tác động của quản trị nguồn nhân lực xanh đến chia sẻ tri thức xanh và hành vi làm việc xanh qua phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định giả thuyết nghiên cứu. Dữ liệu khảo sát được thu thập từ 218 nhân viên tại doanh nghiệp giải pháp phần mềm. Kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho vai trò của quản trị nguồn nhân lực xanh trong việc thúc đẩy quá trình chia sẻ tri thức xanh và khuyến khích hành vi làm việc xanh của nhân viên.

528 Chia sẻ tri thức xanh, hành vi làm việc xanh dưới tác động của quản trị nguồn nhân lực xanh / Phạm Thị Ngọc Mai // .- 2024 .- Kỳ (1+2) - Số (818+819) - Tháng 02 .- Tr. 93 - 97 .- 332

Bài viết này phân tích triển vọng kinh tế thế giới năm 2024 và tác động tới kinh tế Việt Nam, qua đó đề xuất một số hàm ý chính sách trong thời gian tới.

529 Kinh nghiệm huy động vốn qua phát hành trái phiếu cho các dự án hợp tác công tư / Nguyễn Thị Hồng Vân, Vũ Thanh Tùng // .- 2024 .- Kỳ (1+2) - Số (818+819) - Tháng 02 .- Tr. 111 - 115 .- 332

Bài viết này phân tích kinh nghiệm về huy động vốn qua phát hành trái phiếu cho các dự án PPP tại Anh và Canada, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

530 Nhân tố ảnh hưởng đến kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại tại Tây Nam Bộ / Nguyễn Thị Ngọc Thu // .- 2024 .- Kỳ (1+2) - Số (818+819) - Tháng 02 .- Tr. 116 - 119 .- 332

Nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại khu vực Tây Nam Bộ thông qua 121 mẫu khảo sát. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, tác giả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu, kiểm tra độ tin cậy thang đo, phân tích hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích khám phá nhân tố (EFA) và hồi quy tuyến tính bội trên phần mềm SPSS. Kết quả cho thấy, có 5 nhân tố ảnh hưởng đến kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng các ngân hàng thương mại: Môi trường giám sát; Đánh giá rủi ro tín dụng; Hoạt động kiểm toán; Chất lượng thông tin truyền thông; Hoạt động giám sát tín dụng. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra hàm ý chính sách nhằm hoàn thiện kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại Tây Nam Bộ.