CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Kinh tế - Tài chính

  • Duyệt theo:
1041 Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong cách mạng công nghiệp 4.0 : cơ hội và thách thức với hệ thống ngân hàng / Nguyễn Minh Trí // .- 2023 .- Số 14 .- Tr. 35 - 39 .- 332

Ngành Ngân hàng nói chung cũng như lĩnh vực thanh toán nói riêng đã và đang chứng kiến những tác động mạnh mẽ từ cuộc CMCN 4.0 cùng với sự ra đời của hàng loạt công nghệ mới ứng dụng trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng (Fintech) đã và đang đem lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho hoạt động thanh toán tại hệ thống ngân hàng của nước ta. Bài viết điểm lại những cơ hội và thách thức chính của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

1042 Quá trình ứng dụng chuyển đổi số đối với doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam : cơ hội và thách thức / Đỗ Thị Lan Anh // .- 2023 .- Số 14 .- Tr. 40 - 47 .- 332

Bài viết phân tích về thực trạng ứng dụng chuyển đổi số của doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam, những cơ hội và thách thức đem lại. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động này đối với doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam hiện nay.

1043 Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về thông tin tín dụng nhằm hỗ trợ công tác quản lý của Ngân hàng Nhà nước và kinh doanh an toàn cho tổ chức tín dụng / Nguyễn Thị Ngọc Anh // .- 2023 .- Số 14 .- Tr. 48 - 53 .- 332

Trong những năm gần đây, một số văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động cấp tín dụng phân loại nợ, bảo mật an toàn thông tin... đã có nhiều thay đổi tác động đến hoạt động thông tin tín dụng. Bên cạnh đó, yêu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi chung và viết tắt là TCTD) và khách hàng vay ngày càng cao, đòi hỏi phải tiếp tục mở rộng phạm vi thu thập thông tin để phát triển cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia, tạo nền tảng để tạo lập các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn. Do đó, việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về thông tin tin dụng là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng mục tiêu quản lý, chỉ đạo điều hành của NHNN, đồng thời hỗ trợ các TCTD kinh doanh an toàn, hiệu quả cũng như đáp ứng tiến trình chuyển đổi số ngành Ngân hàng.

1044 Một số khuyến nghị thúc đẩy phát triển mạng lưới cố vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam / Vũ Thị Minh Luận, Bùi Thúy Vân, Lê Hồng Minh // .- 2023 .- Số 14 .- Tr. 54 - 59 .- 332

Bài viết nêu lên một số khuyến nghị để thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực cố vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam sau khi phân tích, tổng hợp dữ liệu qua thu thập cả từ phía doanh nghiệp và nhà có vấn.

1045 Giai đoạn bất ổn của thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam 2020 – 2023 : thực trạng, nguyên nhân và giải pháp / Trần Tuấn Vinh, Nguyễn Anh Vũ, Hà Tiến Quân // .- 2023 .- Số 14 .- Tr. 60 - 69 .- 332

Phân tích thực trạng, nguyên nhân của đợt bất ổn và đưa ra các giải pháp nhằm ổn định thị trường TPĐN trong giai đoạn 2020 - 2023. Thực trạng bất ổn được bắt đầu bằng giai đoạn bùng nổ phát hành trái phiếu của năm 2020 Sau đó, thị trưởng rơi vào giai đoạn bất ổn và thoái trào năm 2022, và cuối cùng là giai đoạn áp lực đáo hạn, mất khả năng thanh toán và gia hạn nợ của năm 2023.

1046 Tác động lan tỏa của đầu tư công tới phát triển kinh tế - xã hội / Nguyễn Văn Tùng // .- 2023 .- Số 808 .- Tr. 6-10 .- 330

Giai đoạn 2023-2025, nền kinh tế Việt Nam được dự báo tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và tiềm ẩn nhiều rủi ro từ các hệ lụy tiêu cực do tác động của hậu đại dịch COVID-19, xung đột chính trị - thương mại của các nước trên thế giới và tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh đó, nguồn vốn đầu tư công cần tiếp tục đóng vai trò là nguồn “vốn mồi” kích thích nhiều nguồn vốn khác tham gia vào quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần tạo ra tác động lan tỏa cho phát triển bền vững.

1047 Giải pháp khơi thông “điểm nghẽn” đầu tư công / Đỗ Diệu Hương // .- 2023 .- Số 808 .- Tr. 11-15 .- 330

Trong bối cảnh cả sản xuất công nghiệp và xuất khẩu đang sụt giảm, thị trường vốn tắc nghẽn thì đầu tư công đóng vai trò then chốt, giải ngân vốn đầu tư công là một giải pháp quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm gánh nặng vốn vào hệ thống ngân hàng và thị trường tiền tệ. Mặc dù, Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư, song tốc độ giải ngân vốn đầu tư công vẫn chậm, chưa đạt được kết quả như mong muốn. Để đẩy nhanh giải ngân và tăng cường vốn đầu tư công cần giải pháp tổng thể cả về thể chế, chính sách và tổ chức triển khai giúp khơi thông các “điểm nghẽn” và tăng cường hiệu quả đầu tư công trong thời gian tới.

1048 Phát triển thanh toán điện tử dựa trên nền tảng công nghệ ngân hàng số ở Việt Nam hiện nay / Phạm Công Quân // .- 2023 .- Số 14 .- Tr. 28 - 34 .- 332

Bài viết khái quát chủ trương, chính sách của Chính phủ Việt Nam về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, kết quả triển khai công nghệ ngân hàng số trong lĩnh vực dịch vụ thanh toán điện tử tại các ngân hàng Việt Nam hiện nay, đưa ra một số đánh giá. Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị chính sách nhằm phát triển công nghệ ngân hàng số ở Việt Nam hiện nay.

1049 Tác động của trách nhiệm xã hội đến tính thanh khoản cổ phiếu của công ty: Bằng chứng thực nghiệm từ các thị trường mới nổi / Hồ Thị Hải Ly // .- 2023 .- Số 06 .- Tr. 35-54 .- 332.45

Nghiên cứu chỉ ra rằng các công ty hoạt động trên các thị trường mới nổi có mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội càng cao sẽ có tính thanh khoản cổ phiếu càng thấp. Quan hệ nghịch chiều này đến từ cả ba khía cạnh bao gồm chỉ số môi trường, xã hội, và quản trị. Kết quả này phù hợp với giả thuyết đặt ra rằng ở các thị trường mới nổi, tình trạng thao túng thông tin, môi trường thể chế yếu kém, và mức độ bảo vệ nhà đầu tư thấp làm tăng thông tin bất đối xứng và giảm tính thanh khoản cổ phiếu của các công ty. Đặc biệt, mối quan hệ nghịch chiều này bị suy yếu với các công ty được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán uy tín hàng đầu hoặc các công ty hoạt động ở các môi trường thể chế mạnh.

1050 Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với năng suất các nhân tố tổng hợp của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nội địa / Tô Trung Thành, Nguyễn Quỳnh Trang // .- 2023 .- Số 314 - Tháng 8 .- Tr. 2-12 .- 332

Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nội địa đóng vai trò quan trọng đối với việc thúc đẩy tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của nền kinh tế. Để đánh giá tác động của FDI đối với năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) của công nghiệp hỗ trợ nội địa, bài báo nghiên cứu hai kênh tác động: nội ngành và hạ nguồn. Biến tương tác giữa FDI và hai yếu tố: chất lượng nhân lực và cường độ vốn cũng được xem xét để đánh giá khả năng hấp thụ tác động lan tỏa từ FDI. Sử dụng dữ liệu điều tra doanh nghiệp 5 năm (2014- 2018), sau khi ước lượng TFP, nghiên cứu sử dụng mô hình dữ liệu bảng tác động ngẫu nhiên để đánh giá tác động này. Kết quả cho thấy các doanh nghiệp FDI hạ nguồn có tác động tích cực, trong khi các doanh nghiệp FDI nội ngành gây ra tác động tiêu cực; các doanh nghiệp nội địa có nhân lực chất lượng cao hơn sẽ có khả năng hấp thụ tác động hạ nguồn tốt hơn.