CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Kinh tế - Tài chính

  • Duyệt theo:
1021 Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng Sacombank khu vực Tp. Hồ Chí Minh / Mai Thị Phương Thùy // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 8(807) .- Tr. 141-144 .- 332

Nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Sacombank khu vực TP. Hồ Chí Minh. Dữ liệu sơ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 4/2023 đến tháng 6/2023, với 403 quan sát hợp lệ được sử dụng để tiến hành nghiên cứu chính thức. Các công cụ phân tích và xử lý dữ liệu được sử dụng bao gồm phương pháp kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và kiểm định giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến: Sự Hữu hình; Sự Tin cậy; Khả năng đáp ứng khách hàng; Sự Đảm bảo; Sự Đồng cảm có tác động tích cực đến chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Sacombank khu vực TP. Hồ Chí Minh.

1022 Giải pháp phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên / Mai Thị Mến // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 8(807) .- Tr. 145-146 .- 332

Trong thời gian qua, việc triển khai chính sách bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên đạt nhiều kết quả tích cực khi tỷ lệ bao phủ loại hình bảo hiểm này tới học sinh, sinh viên liên tục tăng trưởng hàng năm. Để hướng tới bao phủ 100% bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên trong thời tới, bên cạnh việc triển khai đồng bộ các giải pháp, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với cơ quan bảo hiểm xã hội và địa phương trong triển khai phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm y tế.

1023 Phát huy vai trò của chế độ hưu trí trong đảm bảo an sinh xã hội / Phạm Thị Thúy // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 8(807) .- Tr. 147-148 .- 332

Chế độ hưu trí là cốt lõi của chính sách bảo hiểm xã hội, đảm bảo an sinh xã hội lâu dài cho người lao động khi hết tuổi lao động. Lương hưu có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp người lao động đảm bảo cuộc sống khi về già có chi phí chi trả cho những nhu cầu sống cơ bản và có thêm thẻ bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khoẻ. Mặt khác, mức hưởng lương hưu không phải mức cố định tại thời điểm nghỉ hưu mà định kỳ được điều chỉnh tăng theo Chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế, để bảo đảm cuộc sống của người nghỉ hưu. Do đó, người hưởng lương hưu luôn được bảo toàn giá trị, không bị rủi ro khi đồng tiền mất giá, điều này giúp trang trải những chi phí đảm bảo cuộc sống.

1024 Thúc đẩy tài chính khí hậu tại Việt Nam : thực trạng và khuyến nghị / Phùng Thanh Quang, Nguyễn Dung Hạnh // .- 2023 .- Số 14 .- Tr. 70 - 77 .- 332

Bài viết tập trung đánh giá thực trạng tài chính khí hậu trên thế giới và Việt Nam. Trên cơ sở đó, nhóm tác già đề xuất một số khuyến nghị thúc đẩy tài chính khí hậu tại Việt Nam nhằm đạt được mục tiêu trung hòa các-bon vào năm 2050 như cam kết củaThủ tướng chính phủ tại COP 26.

1025 Chuyển đổi số trong khu vực ngân hàng tại Nga / Nguyễn Thành Nam // .- 2023 .- Số 14 .- Tr. 78 - 84 .- 332

Bài viết mô tả quá trình chuyển đổi số hóa trong khu vực dịch vụ ngân hàng tại Liên Bang Nga, cụ thể là đề cập đến một số ngân hàng lớn, có uy tín làm đại diện cho toàn bộ hệ thống ngân hàng tại Nga. Qua đó, tìm hiểu thực trạng, thách thức và cũng như triển vọng phát triển trong lĩnh vực ngân hàng kỹ thuật số của Nga.

1026 Bàn về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam / Bùi Quang Tuấn, Lý Hoàng Mai // .- 2023 .- Số 14 .- Tr. 3 - 11 .- 332

Bài viết này phân tích vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân trong giai đoạn quả độ lên chủ nghĩa xã hội và đề xuất một số quan điểm để nâng cao vai trò của kinh tế tư nhân.

1027 Tác động từ việc ràng buộc tài sản đến rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam / Vũ Trọng Hiền, Bùi Trần Công Hiếu, Lê Lan Anh // .- 2023 .- Tháng 9 .- Tr. 79-82 .- 332.04

Bài viết nghiên cứu tác động của ràng buộc tài sản đến rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam thông qua phương pháp hồi quy FGLS với mẫu quan sát bao gồm 30 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2009-2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc ràng buộc tài sản đã làm giảm đi rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Hơn thế nữa, những ngân hàng có mức độ kỷ luật thị trường cao hay những ngân hàng có thanh khoản lớn thì việc ràng buộc tài sản càng làm giảm đi các rủi ro.

1028 Nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận và học tập chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế của sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán / Dương Thị Thanh Hiền // .- 2023 .- Tháng 9 .- Tr. 97-99 .- 657

Việc sử dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế không chỉ là vấn đề của riêng những người làm kế toán, kiểm toán mà còn là của các nhà giáo dục. Thông qua kết quả nghiên cứu định tính và kế thừa các nghiên cứu trước, tác giả đề xuất mô hình dự kiến các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế của sinh viên chuyên ngành kế toán – kiểm toán tại các trường đại học trên địa bàn TP. Đà Nẵng.

1029 Kinh nghiệm quốc tế về phát triển ngân hàng số / Huỳnh Thị Thanh Trúc // .- 2023 .- Tháng 9 .- Tr. 100-102 .- 332.04

Bài viết giúp hệ thống hóa các kinh nghiệm quốc tế về phát triển ngân hàng số trong bối cảnh sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để thấy được những lợi ích mang lại từ việc phát triển ngân hàng số. Từ thực tiễn kinh nghiệm của một số nước, bài viết chỉ ra rằng, phát triển ngân hàng số là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế quốc gia trong dài hạn.

1030 Cơ chế, chính sách đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước / Hoàng Văn Cương, Hoàng Nam Anh // .- 2023 .- Tháng 9 .- Tr. 16-20 .- 330

Đầu tư công đóng vai trò quan trọng, không chỉ đóng góp trực tiếp vào GDP mà còn tạo ra những hiệu ứng tích cực thúc đẩy đầu tư tư nhân phát triển. Để quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, cũng như định hướng về giải ngân vốn đầu tư công, gắn liền với cơ chế, chính sách quản lý đầu tư của Nhà nước trong từng thời kỳ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước hàng năm vẫn còn chậm. Bài viết này đánh giá thực tiễn và đề xuất cơ chế, chính sách đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước trong những năm tới.