CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
911 Phân định thẩm quyền giữa trọng tài và tòa án trong giải quyết tranh chấp và áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời / Cao Nhất Linh // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 10(158) .- Tr.14-25 .- 343.597 08
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, khi đã có thỏa thuận của trọng tài thì về nguyên tắc, tranh chấp phát sinh giữa các bên sẽ phải được giải quyết bằng trọng tài. Trong quá trình tố tụng trọng tài, hội đồng trọng tài có thể cho áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để đảm bảo tính hiệu quả cho quá trình giải quyết tranh chấp và thi hành phán quyết.
912 Điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động cho vay ngang hàng ở Việt Nam: Thực trạng và kiến nghị / Nguyễn Văn Cương // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 22 (470) .- Tr. 10-17 .- 340
Cho vay ngang hàng (Peer to peer lending - P2P lending) xuất hiện trên thế giới khoảng hơn 10 năm qua, là mô hình kinh doanh mới, vừa có nhiều triển vọng nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro khó lường ở Việt Nam. Về việc thiết kế khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động này, đang còn có nhiều ý kiến khác nhau. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích bản chất của hoạt động cho vay ngang hàng từ góc độ pháp lý, đánh giá thực trạng điều chỉnh bằng pháp luật và kiến nghị hoàn thiện pháp luật đối với mô hình kinh doanh này.
913 Góp ý hoàn thiện dự án luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) / Đỗ Đức Hồng Hà, Phùng Văn Huyên // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 22 (470) .- Tr. 18-22 .- 340
Ngày 23/11/2009, Quốc hội đã thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Để góp phần thể chế hóa quan điểm của Đảng, khắc phục những tồn tại, hạn chế của Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 và giải quyết các vấn đề về thực tiễn phát sinh chưa có cơ sở pháp lý, trong phạm vi bài viết này, các tác giả trình bày và đề xuất kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).
914 Sớm trả lại giá trị thực cho lao động “chất xám” / Bùi Ngọc Thanh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 22 (470) .- Tr. 23-29 .- 340
Toàn bộ lao động xã hội đang làm việc được chia làm hai khối lớn là lao động khu vực thị trường (sản xuất, kinh doanh, dịch vụ) và lao động khu vực hành chính sự nghiệp công - khu vực nhà nước. Chính sách tiền lương của hai khu vực có nhiều điểm chung nhưng cũng có nhiều điểm riêng. Điểm riêng là do tính chất công việc, vị trí lao động, điều kiện làm việc quyết định. Trong chính sách tiền lương hiện hành thì mức lương tối thiểu có vai trò rất quan trọng. Cả hai khu vực đã có một hành trình dài về mức lương tối thiểu. Khu vực lao động thị trường thì hành trình đó vẫn tiến triển bình thường và xu hướng chung là ngày càng tốt hơn; còn khu vực hành chính, sự nghiệp công thì đã có “lối rẽ” khác thường.
915 Hoàn thiện quy định về bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong Luật tổ chức chính phủ năm 2015 / Nguyễn Phước Thọ // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 22 (470) .- Tr. 30-38 .- 340
Bám sát quy định có liên quan của Hiến pháp năm 2013 và từ thực tiễn thi hành Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, tác giả của bài viết xác định một số vấn đề lớn, quan trọng trong việc hoàn thiện các quy định của Luật này về bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, trong đó tập trung vào các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm. Từ khóa:
916 Thẩm quyền trọng tài đầu tư quốc tế đối với yêu cầu phản tố- có thể mong đợi gì từ phán quyết trọng tài gần đây? / Nguyễn Thị Lan Hương, Võ Tấn Huy // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 10(158) .- Tr. 26-41 .- 343.597 08
Bài viết này thảo luật về các cơ sở pháp lý đối với thẩm quyền của trọng tài đầu tư trong việc xem xét yêu cầu phản tố của quốc gia bị đơn trong bối cảnh giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. Bài viết cũng bình luận về hai phán quyết trọng tài đầu tư mới được ban kiện Cộng hòa Ecuador, và thảo luận về những thay đổi trong quan điểm của các hội đồng trọng tài đầu tư về vấn đề này. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số gợi ý về mặt chính sách cho Việt Nam.
917 Hỗ trợ của tòa án đối với việc thu thập chứng cứ, triệu tập người làm chứng trong tố tụng trọng tài / Huỳnh Quang Thuận // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 10(158) .- Tr. 42-53 .- 343.597 08
Bài viết phân tích qui định của pháp luật Việt Nam về hỗ trợ của tòa án đối với trọng tài trong việc thu thập chứng cứ, triệu tập người làm chứng. Thông qua việc đối chiếu và học hỏi từ kinh nghiệm nước ngoài, tác giả cho rằng một số qui định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này chưa phù hợp với mục tiêu phát triển nền trọng tài ở Việt Nam.
918 Tài trợ của bên thứ ba trong tố tụng trọng tài quốc tế / Châu Huy Quang // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 10(158) .- Tr. 71-82 .- 341.752
Mô hình “tài trợ của bên thứ ba” (Third Party Funding - TPF) là một trong những cơ chế tài chính nhận được sự quan tâm ngày càng rộng rãi từ cộng đồng trọng tài quốc tế nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung. Những năm gần đây, một số hệ thống pháp luật đã tìm cách giải quyết vấn đề này thông qua việc phát triển các quy định pháp lý về TPF và đạt những thành tựu quan trọng. Bài viết này sẽ xem xét và đánh giá kinh nghiệm qui định và quản lý TPF của một số quốc gia trong lĩnh vực trọng tài và tòa án, qua đó gợi mở cho Việt Nam hướng hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật cho tố tụng trọng tài.
919 Tài trợ từ bên thứ ba trong tố tụng trọng tài theo pháp luật Việt Nam / Nguyễn Thị Hoa // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 10(158) .- Tr. 83-90 .- 341.753
Bài viết này sẽ đi vào tìm hiểu thực trạng tài trợ từ bên thứ ba cho tố tụng trọng tài trên thế giới và những vấn đề pháp lý liên quan đến thực trạng này cần phải giải quyết nếu được áp dụng tai Việt Nam.
920 Học thuyết “phi địa phương hóa” trong thực tiễn trọng tài quốc tế / Trần Việt Dũng // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2023 .- Số 10(158) .- Tr. 91-101 .- 341.752
Học thuyết này cho rằng trọng tài quốc tế không thể ràng buộc bởi hệ thống pháp luật của bất cứ một số quốc gia nào, đặc biệt tòa án địa phương không thể có quyết định cuối cùng đối với tính pháp lý của phán quyết trọng tài khi bản thân phán quyết đó lại được thực thi ở một số quốc gia. Bài viết này sẽ phân tích lý luận và thực tiễn quốc tế trong việc áp dụng học thuyết này, từ đó đề xuất một cách tiếp cận mới cho việc phát triển qui định pháp luật trọng tài Việt Nam.