CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
931 Điều tra và xử lí vụ việc vi phạm quy định tập trung kinh tế / Trần Thăng Long, Nguyễn Văn Nhân // Luật học .- 2022 .- Số 09 .- Tr. 93-103,114 .- 340

Bài viết phân tích quy định về tiếp nhận, điều tra và xử lí đối với hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế trong Luật Cạnh tranh năm 2018, từ đó chỉ ra những bất cập, chưa hợp lí trong quá trình điều tra, xử lí và đề xuất hướng hoàn thiện đối với việc điều tra, xử lí đối với vụ việc vi phạm về tập trung kinh tế.

932 Một số bất cập của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư và kiến nghị hoàn thiện / Nguyễn Thị Yến, Vũ Thị Hòa Như // Luật học .- 2022 .- Số 09 .- Tr. 104-114 .- 340

Bài viết chỉ ra những vướng mắc cơ bản khi thi hành pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP, cũng như đưa ra một số giải pháp để tháo gỡ những vướng mắc và tồn tại của pháp luật về đầu tư theo phương thức này, nhằm không chỉ thay đổi pháp luật mà còn để hoàn thiện môi trường đầu tư theo phương thức PPP tại Việt Nam.

933 Mô hình chứng nhận y tế chung tại Liên minh Châu Âu trong bối cảnh dịch Covid-19 và một số vấn đề đặt ra đối với ASEAN / Phạm Hồng Hạnh // Luật học .- 2022 .- Số 09 .- Tr. 115-127 .- 340

Tại Liên minh châu Âu, các quốc gia thành viên đã thống nhất triển khai hệ thống xác nhận y tế chung với tên gọi là Chứng nhận Covid kĩ thuật số nhằm tạo điều kiện cho công dân Liên minh châu Âu và các thành viên gia đình của họ thực hiện quyền tự do đi lại khi có căn cứ chứng minh rằng họ đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe cộng đồng. Bài viết phân tích các vấn đề pháp lí về Chứng nhận Covid kĩ thuật số của Liên minh châu Âu, từ đó đưa ra những lưu ý đối với ASEAN nếu triển khai hệ thống chứng nhận y tế này.

934 Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo ATIGA, EVFTA và CPTTT / Đặng Minh Phương // Luật học .- 2022 .- Số 09 .- Tr. 128-140 .- 340

Việt Nam hiện là thành viên của nhiều Hiệp định Thương mại tự do đa phương, trong đó phải kể đến Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU, Hiệp định đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Bên cạnh những cơ hội tiềm năng, Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện về quy tắc xuất xứ cũng như yêu cầu về trình tự, thủ tục chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Bài viết xem xét một số khía cạnh liên quan đó là chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các FTAs nêu trên, những khó khăn mà Việt Nam gặp phải khi triển khai hình thức này và đề xuất một số khuyến nghị.

935 Pháp luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam trước thách thức của trí tuệ nhân tạo và công nghệ số mới nổi / Đỗ Giang Nam, Đào Trọng Khôi // Luật học .- 2022 .- Số 20 (468) .- Tr. 3-13 .- 340

Trên cơ sở nhận diện đặc trưng của trí tuệ nhân tạo(AI) và các công nghệ số mới nổi khác, các tác giả bài viết phân tích thách thức pháp lý của AI gây ra đối với hệ thống pháp luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồnghiện hành củaViệt Nam và đưa ra các giải pháp để bảo đảm vai trò điều tiết của Luật Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồngcũngnhư thúc đẩy sáng tạo và không cản trở công nghệ mới phát triển.

936 Bảo vệ quyền con người của một số nhóm người dễ bị tổn thương – Chuẩn mực quốc tế và nội luật hóa trong bộ luật hình sự Việt Nam / Lê Thị Diễm Hằng // Luật học .- 2022 .- Số 20 (468) .- Tr. 14-22 .- 340

Bảo vệ quyền của nhóm người dễ bị tổn thương là một trong số những nội dung trọng tâm hiện nay của pháp luật quốc tế. Trong bài viết này, tác giả trình bày các chuẩn mực quốc tế về bảo vệ nhóm người dễ bị tổn thương; phân tích việc nội luật hóa các chuẩn mực này trong Bộ luật Hình sự Việt Nam, dưới góc độ bảo vệ khi họ là nạn nhân của tội phạm và khi họ là chủ thể thực hiện tội phạm; và đưa ra các kiến nghị hoàn thiện.

937 Hướng tới chính sách mới trong sửa đổi Luật thanh tra / Nguyễn Quốc Văn // Luật học .- 2022 .- Số 20 (468) .- Tr. 23-34 .- 340

Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) dự kiến sẽ được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 4. Ở thời điểm này, những quy định mới tại Dự thảo Luật với cơ sở, tính chất và khả năng đáp ứng thực tiễn của nó đang được các đại biểu Quốc hội, các nhà khoa học, các nhà quản lý, những người làm thực tiễn, doanh nghiệp và người dân hết sức quan tâm. Trong bài viết này, tác giả trình bày, nhận xét về những điểm mới trong Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) và đưa ra những chính sách mới cần được hướng tới.

938 Hậu quả pháp lý của việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất bị vô hiệu – Bất cập và hướng hoàn thiện / Vũ Văn Đoàn // Luật học .- 2022 .- Số 20 (468) .- Tr. 35-43 .- 340

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một trong các quyền cơ bản của người sử dụng đất được quy định trong Luật Đất đai năm 2013. Tuy nhiên, trong quá trình các bên tham gia thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất có thể sẽ phát sinh nhiều vấn đề pháp lý dẫn đến giao dịch này bị vô hiệu. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung phân tích các quy định của pháp luật về hậu quả pháp lý khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất bị vô hiệu, chỉ ra những vấn đề bất cập và kiến nghị hoàn thiện.

939 Chế độ sử dụng đất xây dựng Condotel ở Việt Nam hiện nay / Lê Thị Bích Chi // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 20 (468) .- Tr. 44-51 .- 340

Bất động sản du lịch nói chung và “condotel” nói riêng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế trên nhiều lĩnh vực. Tuy vậy, một trong những vướng mắc đối với việc phát triển các sản phẩm bất động sản du lịch nghỉ dưỡng là chế độ sử dụng đất đối với loại hình này. Trong bài viết này, tác giả phân tích những bất cập về chế độ sử dụng đất xây dựng “condotel” trên phương diện lý luận và thực tiễn áp dụng, và đưa ra các kiến nghị khắc phục các bất cập này.

940 Xử phạt vi phạm hành chính qua phát hiện bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong lĩnh vực giao thông đường bộ / Bùi Tiến Đạt, Vũ Minh Quân, Nguyễn Thùy Giang // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 20 (468) .- Tr. 52-64 .- 340

Ở Việt Nam, việc xử phạt vi phạm hành chính qua phát hiện bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong lĩnh vực giao thông đường bộ đã được triển khai từ năm 2004. Phương pháp xử phạt này đã mang lại nhiều điểm tích cực đối với công tác quản lý an toàn giao thông, đồng thời nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện vẫn còn một số bất cập, hạn chế, đặc biệt về quy trình xử lý.