CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
921 Cam kết về cân bằng giữa quyền của chủ thể tác giả và lợi ích của công chúng trong EVFTA và qui định các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả trong pháp luật Việt Nam / Nguyễn Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thái Cường // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 05(153) .- Tr. 38-52 .- 346.597048

EVFTA được ký kết vào năm 2019, Việt Nam có nghĩa vụ thực thi các cam kết của EVFTA và các cam kết quốc tế về sự cân bằng giữa quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và lợi ích của công chúng đã được triển khai qua khung pháp luật quốc tế từ Công Ước Berm về quyền tác giả, Hiệp định TRIPS, BTA với Hoa Kỳ đến EVFTA. Cam kết này được nội hóa trong luật SHTT qua những ngoại lệ của tác giả bằng những cách khác nhau. Bài viết phân tích việc thực thi những cam kết của Việt Nam từ đó đưa ra những đề xuất cần thiết cho dự thảo sửa đổi bổ sung luật SHTT.

922 Hình thức tồn tại và khả năng thỏa thuận của biện pháp khẩn cấp tạm thời / Phạm Thị Thúy // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 05(153) .- Tr. 53-61 .- 346

Thực tiễn xét xử vụ án tại Tòa án đã phát sinh một số vấn đề liên quan đến biện pháp khẩn cấp tạm thời như: (i) hình thức tồn tại của việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; (ii) khả năng thỏa thuận về việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của các đương sự. Vấn đề này cần thiết phải giải quyết để có sự thống nhất trong thực tiễn xét xử.

923 Xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước – quy định của Luật Việt Nam dưới góc độ so sánh với tư pháp quốc tế của một số nước / Nguyễn Lê Hoài // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 05(153) .- Tr. 62-76 .- 346.59701

Bài viết này tác giả tập trung phân tích, đánh giá các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài trên cơ sở so sánh với tư pháp quốc tế một số quốc gia để đưa ra những kiến nghị hoàn thiện các qui định này.

924 Ngoại lệ bảo vệ an ninh quốc gia trong Hiệp định GATT của WTO / Ngô Trọng Quân // .- 2022 .- Số 05(153) .- Tr. 77-88 .- 345.597002632

Bài viết phân tích nội dung của ngoại lệ bảo vệ an ninh tại Điều XXI của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) từ lịch sử đàm phán và thực tiễn giải quyết tranh chấp gần đây để rút ra một số lưu ý trong cách hiểu và vận dụng ngoại lệ này trong quan hệ thương mại quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ thương mại có xu hướng gia tăng.

925 Quyền riêng tư và vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân trong mô hình kinh tế chia sẻ theo pháp luật liên minh Châu Âu – kinh nghiệm cho Việt Nam / Lê Trần Quốc Công, Nguyễn Đào Phương Thúy // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 05(153) .- Tr. 88-98 .- 341.48

Vấn đề đặt ra là làm sao để cân bằng giữa việc bảo đảm sự phát triển của kinh tế chia sẻ và quyền riêng tư của cá nhân, được ghi nhận là một trong những quyền tự nhiên của con người. bài viết này sẽ trả lời câu hỏi đó thông qua việc phân tích vai trò của dữ liệu cá nhân trong nền kinh tế chia sẻ và giải pháp của Liên Minh Châu Âu.

926 Các vấn đề cơ bản về nhượng quyền thương mại theo qui định của pháp luật Úc / Nguyễn Bá Bình, Nguyễn Mai Linh // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 05(153) .- Tr. 99-114. .- 346.5970702632

Bài viết mở đầu bằng việc khái quát pháp luật nhượng quyền thương mại của Úc. Tiếp đó bài viết tập trung làm rõ các nội dung cơ bản của pháp luật nhượng quyền thương mại của Úc, bao gồm: khái niệm nhượng quyền thương mại, bản giới thiệu nhượng quyền thương mại, hợp đồng nhượng quyền thương mại, mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền, các phương thức giải quyết tranh chấp nhượng quyền thương mại.

927 Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của hệ thống tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên ở Việt Nam / Phạm Thái // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 06(154) .- Tr. 1-16 .- 345.597002632

Bài viết tập trung vào việc nhận diện và lý giải những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của hệ thống này trong bối cảnh hiện nay; bao gồm các yếu tố về mô hình tố tụng hình sự, hệ thống cơ quan, tổ chức tham gia vào quá trình tố tụng, tham gia vào việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, tái hòa nhập cộng đồng cho người chưa thành niên phạm tội cũng như sự ảnh hưởng của yếu tố văn hóa truyền thống, dư luận xã hội.

928 Luật tư pháp và tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên ở một số nước Đông Nam Á và kinh nghiệm xây dựng luật cho Việt Nam / Đỗ Thị Phượng // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 06(154) .- Tr. 17-30 .- 345.597002632

Hiện nay nhiều nước Đông Nam Á và đã có một luật riêng về người chưa thành niên ở các phạm vi khác nhau như: người chưa thành niên, luật tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên, luật người chưa thành niên và gia đình…Dù ở góc độ nào thì việc qui định riêng về một đạo luật cho người chưa thành niên là một tư tương tiến bộ, nhân đạo, giúp cho việc giải quyết các vụ việc đối với người chưa thành niên được nhanh chóng và đảm bảo các quyền và lợi chích hợp pháp của người chưa thành niên. Việc Nam cũng luôn cố gắng và nỗ lực trong việc bảo đảm quyền và lợi ích.

929 Nhân tố tác động đến hoạt động điều tra trong kiểm tra sau thông quan / Trần Vũ Minh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 789 .- Tr. 15-17 .- 340

Luật Hải quan, Luật Tổ chức các cơ quan điều tra hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự điều qui định thẩm quyền trách nhiệm của Nhân tố hoạt động kiểm tra sau thông quan trong việc thực hiện một số hoạt động điều tra. Nghiên cứu này phân tích những nhân tố tác động đến việc thực hiện các hoạt động điều tra trong kiểm tra sau thông quan, từ đó đánh giá mức độ tác động cũng như đề xuất các kiến nghị phù hợp, giúp hệ thống kiểm tra sau thông quan có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

930 Biện pháp tạm giữ nghi phạm theo Luật Tố tụng hình sự Liên Bang Nga và giá trị tham khảo cho Việt Nam / Lê Trọng Tài // Luật học .- 2022 .- Số 09 .- Tr. 78-92 .- 340

Bài viết phân tích, đánh giá một số quy định của luật tố tụng hình sự Liêng bang Nga về biện pháp tạm giữ nghi phạm, kết hợp đối chiếu với quy định của luật tố tụng hình sự Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số nội dung nhằm góp phần hoàn thiện quy định của luật tố tụng hình sự Việt Nam về biện pháp tạm giữ nói riêng, chế định biện pháp ngăn chặn nói chung như: sửa tên Chương VII Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thành: “Biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự”, bổ sung quy định về tính thời hạn tạm giữ từ thời điểm thực tế cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giữ, bắt người hoặc nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về đến trụ sở hoặc cơ sở giam giữ, quy định rõ trường hợp nào được coi là “cần thiết” hoặc “đặc biệt” trong gia hạn tạm giữ và rút bớt 01 lần gia hạn tạm giữ.