CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
901 Phát triển cơ chế giải quyết tranh chấp trực tuyến thông minh để bảo vệ người tiêu dùng ASEAN / Trần Việt Dũng // .- 2022 .- Số 08(156) .- .- 346.066
Sự bùng nổ khoa học công nghệ và đặc biệt công nghệ thông tin và truyền thông trong thời gian qua thúc đẩy sự phát triển của mô hình giải quyết tranh chấp trực tuyến. Đây có thể là mô hình mà Cộng đồng kinh tế ASEAN có thể xem xét phát triển để thúc đẩy cơ chế bảo vệ người tiêu dùng ASEAN trong kỷ nguyên số hóa.
902 Hai mặt của “đồng tiền” mã hóa và một số vấn đề pháp lý trong việc áp dụng Công ước Vienna 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế / Huỳnh Quang Thuận // .- 2022 .- Số 07(155) .- Tr. 101-114 .- 346.5970702632
Bài viết tập trung làm rõ các khía cạnh pháp lý trong việc áp dụng Công ước Vienna 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đối với các giao dịch tiền mã hóa về hai vấn đề chính: Làm rõ bản chất của các loại tiền mã hóa và xác định liệu loại tài sản này có phải là hàng hóa thuộc phạm vi điều chỉnh của CISG, làm rõ liệu các loại tiền mã hóa này có thể được xem là một dạng phương tiện thanh toán trong các điều khoản về thanh toán của CISG và các vấn đề pháp lý liên quan.
903 Xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên phạm tội theo quy định của Pháp luật quốc tế và một số nước – Những gợi mở Việt Nam / Mai Thị Thúy // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 06(154) .- Tr. 31-44 .- 340.01422
Bài viết phân tích các chuẩn mực quốc tế và quy định của pháp luật Canada, Indonesia về xét lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên phạm tội. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số gợi mở cho Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp luật hình sự về vấn đề này.
904 Các biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người bang Georgia phạm tội theo quy định của bộ luật tư pháp người chưa thành niên bang Georgia và kinh nghiệm cho Việt Nam / Trần Ngọc Lan Trang // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 06(154) .- Tr.45-58 .- 345.22
Trong phạm vi bài viết, tác giả phân tích qui định của Bộ luật Tư pháp người chưa thành niên bang Georgia theo hai vấn đề cơ bản: (1) các biện pháp xử lý chuyển hướng gồm các nội dung về lịch sử qui định, nguyên tắc, thẩm quyền áp dụng và điều kiện; và (2) cơ quan quản chế người chưa thành niên gồm các yếu tố về nguồn nhân lực và kinh phí. Đối với mỗi vấn đề, tác giả phân tích và đưa ra một số kinh nghiệm cho việc áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ở Việt Nam hiện nay.
905 So sánh quy định về hình phạt tiền áp dụng cho người chưa thành niên phạm tội trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 và Bộ luật hình sự Liên bang Nga năm 1996 và một số kiến nghị / Đinh Hà Minh // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 06(154) .- Tr. 31-44 .- 345.597002632
Bài viết này nghiên cứu so sánh các qui định về hình phạt tiền áp dụng cho người chưa thành niên phạm tội trong Bộ luật Hình sự (BLHS) Việt Nam năm 2015 và Bộ luật hình sự Liên bang Nga năm 1996 và chỉ ra BLHS Liên bang Nga có một số điểm tiến bộ về mặt lập pháp mà chúng ta cần tiếp thu để hoàn thiện BLHS Việt Nam.
906 Hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam / Lê Nguyên Thanh // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 06(154) .- Tr. 71-84 .- 345.5970026
Bài viết này tác giả trình bày một số vấn đề về thủ tục hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi như: điều kiện về chuyên môn, nghiệm vụ của người hỏi cung; sự có mặt của người bào chữa và người đại diện; thời gian, địa điểm hỏi cung và các quy định khác bảo đảm hỏi cung thân mật.
907 So sánh pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về lấy lời khai người bị hại, người làm chứng chưa thành niên với hướng dẫn của Liên hợp quốc và kiến nghị hoàn thiện / Nguyễn Phương Thảo, Phạm Thị Tuyết Mai // .- 2022 .- Số 06(154) .- Tr. 85-99 .- 345.5970026
Bài viết nghiên cứu sự tương đồng và khác biệt của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về lấy lời khai người bị hại, người làm chứng chưa thành niên so với những tiêu chuẩn, hướng dẫn của Liên Hợp Quốc. Một số vấn đề được tập trung nghiên cứu trong bài viết: khung pháp lý, chủ thể tiến hành hoạt động lấy lời khai; sự có mặt của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, người đại diện, đại diện nhà trường, tổ chức và một số chủ thể khác; thời gian và địa điểm lấy lời khai. Thông qua so sánh, bài viết đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về hoạt động lấy lời khai người bị hại người làm chứng chưa thành niên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.
908 Đánh giá một số qui định của pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam đối với phạm nhân là người chưa thành niên trên cơ sở so sánh với các qui tắc, tiêu chuẩn quốc tế / Lê Huỳnh Tấn Duy // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 06(154) .- Tr. 100-114 .- 345.5970026
Bài viết phân tích và đánh giá một số qui định của pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam đối với phạm nhân chưa thành niên trên cơ sở so sánh với các qui tắc, tiêu chuẩn quốc tế tương ứng. Từ đó tác giả đưa ra một số định hướng sửa đổi, bổ sung các qui định này.
909 Áp dụng quy tắc giải thích điều ước quốc tế trong xác định đường cơ sở của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa / Lê Thị Anh Đào // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 22 (470) .- Tr. 3-9 .- 340
Vùng biển của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của chúng. Tuy nhiên, Công ước Luật biển năm 1982 (UNCLOS) không quy định rõ về cách xác định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của các nhóm đảo xa bờ thuộc chủ quyền của quốc gia lục địa. Với mục đích làm sáng tỏ vấn đề trên, tác giả của bài viết này phân tích các quy tắc giải thích điều ước quốc tế, từ đó áp dụng các quy tắc này để giải thích các quy định của UNCLOS trong trường hợp xác định đường cơ sở của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
910 Thỏa thuận trọng tài – Góc nhìn so sánh pháp luật Việt Nam với Hàn Quốc trong mối quan hệ Luật Mẫu UNCITRAL / Nguyễn Trung Nam // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 10(158) .- Tr. 1-13 .- 346.5970702632
Bài viết này sẽ làm rõ một khía cạnh dẫn tới thực trạng này thông qua việc phân tích quy định về thỏa thuận trọng tài trong pháp luật Việt Nam và so sánh với qui định liên quan tới của Hàn Quốc, một nước đã phát triển mạnh mẽ hệ thống pháp luật trọng tài quốc tế trong những năm gần đây.