CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
1 Sự hội tụ của tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên : đề xuất chính sách ứng phó toàn diện / Lê Anh Xuân // .- 2025 .- Số 6 .- Tr. 69-71 .- 340.02

Bài viết đề xuất một số giải pháp chính sách trọng tâm nhằm tăng cường khả năng ứng phó với sự hội tụ của tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên. Các khuyến nghị được xây dựng trên cơ sở phân tích đặc điểm, tác động và bối cảnh pháp lý hiện nay, hướng đến một chiến lược phản ứng toàn diện, đa ngành và bền vững.

2 Bảo đảm quyền con người trong đại dịch COVID-19 và những vấn đề pháp lý đặt ra cho Việt Nam / Nguyễn Linh Giang // Khoa học và công nghệ Việt Nam .- 1 .- Số 4 .- Tr. 47-52 .- 340

Trong thời gian từ năm 2020 đến năm 2023, đại dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng lớn đến đời sống con người và đặt các quốc gia trên thế giới vào một tình huống chưa từng có tiền lệ với nhiều vấn đề pháp lý cần phải giải quyết. Trong bối cảnh phải thực thi các biện pháp đối phó với đại dịch, ưu tiên quyền được chăm sóc sức khỏe và quyền được sống của con người, các quốc gia buộc phải đưa ra các biện pháp hạn chế một số quyền con người khác. Từ việc đánh giá các ảnh hưởng của COVID-19 đến các quyền con người như: quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền có mức sống thỏa đáng, quyền tự do đi lại, quyền giáo dục, quyền tự do ngôn luận, quyền riêng tư, quyền không bị phân biệt đối xử, quyền làm việc, bài viết phân tích những vấn đề pháp lý đặt ra trong đại dịch liên quan đến hạn chế quyền con người và chế tài xử lý các vi phạm trong phòng chống dịch, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng và thực thi pháp luật để có sự chuẩn bị tốt hơn cho các tình huống tương tự có thể xảy ra trong tương lai.

3 Nghĩa vụ thông báo sự gia tăng rủi ro bảo hiểm trong Bộ nguyên tắc Luật hợp đồng bảo hiểm châu Âu - Một số gợi mở cho pháp luật Việt Nam / Nguyễn Minh Phú // Khoa học và công nghệ Việt Nam .- 2025 .- Số 4 .- .- 368

Ngày 16 tháng 6 năm 2022 tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV đã thông qua Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022; tuy nhiên, một số quy định trong văn bản mới vẫn chưa đáp ứng đầy đủ các kỳ vọng về cải cách pháp lý. Bài viết phân tích quy định trong Bộ nguyên tắc Luật hợp đồng bảo hiểm châu Âu (PEICL) và pháp luật Việt Nam về nghĩa vụ thông báo sự gia tăng rủi ro bảo hiểm, từ đó chỉ ra các bất cập hiện còn tồn tại trong pháp luật bảo hiểm nước ta. Những hạn chế này do luật pháp Việt Nam không ghi nhận được đầy đủ các nội dung về phạm vi chủ thể thực hiện nghĩa vụ thông báo, thời điểm hoàn thành nghĩa vụ cũng như việc áp dụng chế tài khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ. Mặt khác, thông qua công tác chắt lọc những quy tắc tiến bộ từ hệ thống pháp luật nước ngoài, bài viết cũng đưa ra một số gợi mở nhằm hoàn thiện hơn pháp luật Việt Nam liên quan đến các quy định trên. Điều này giúp hệ thống lập pháp được sửa đổi phù hợp, đồng thời hỗ trợ Việt Nam tiệm cận hơn với văn hoá pháp lý quốc tế.

4 Trách nhiệm hình sự - Tiếp cận chính sách / Võ Khánh Vinh, Võ Khánh Linh // .- 2025 .- Số 10 .- Tr. 73-77 .- 340

Trách nhiệm hình sự là một trong những nội dung quan trọng của chính sách pháp luật hình sự của mọi quốc gia, được thể hiện cả trong hệ thống tri thức khoa học về trách nhiệm hình sự, trong học thuyết quốc gia về phòng, chống tội phạm và trong hoạt động thực tiễn phòng, chống tội phạm. Bài viết này bước đầu tìm hiểu cách tiếp cận chính sách về trách nhiệm hình sự trong giai đoạn phát triển mới ở nước ta.

5 Một số khó khăn, vướng mắc khi thi hành án liên quan đến tài sản là quyền sở hữu trí tuệ / Bùi Nguyễn Phương Lê, Cao Thị Kim Trinh // .- 2024 .- Số 10 .- Tr. 28-34 .- 340

Pháp luật thi hành án dân sự đã có quy định riêng về cưỡng chế đối với tài sản là quyền sở hữu trí tuệ, tuy nhiên, các quy định này mới chỉ mang tính nguyên tắc, chưa có các hướng dẫn cụ thể để triển khai áp dụng trên thực tế. Trong khi đó, tài sản là quyền sở hữu trí tuệ đang trở thành một tài sản có giá trị thuộc sở hữu của người phải thi hành án. Ngoài ra, các bản án về quyền sở hữu trí tuệ cũng ngày càng phổ biến hơn nhưng việc tổ chức thi hành một số nghĩa vụ đặc thù vẫn còn vướng mắc, khó khăn tại các cơ quan thi hành án dân sự. Bài viết tập trung phân tích thực trạng quy định pháp luật về cưỡng chế thi hành án đối với quyền sở hữu trí tuệ và thực tiễn thi hành biện pháp cưỡng chế thi hành án có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, từ đó, chỉ ra các khó khăn, vướng mắc mà cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên có thể gặp trong quá trình cưỡng chế thi hành án đối với quyền sở hữu trí tuệ và đề xuất giải pháp khắc phục.

6 Một số ý kiến về quy định pháp luật của sự kiện bất khả kháng trong thực tiễn xét xử hiện nay / Phạm Lê Kiều Duyên // Nghề luật .- 2025 .- Số 10 .- Tr. 21-27 .- 340

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra làm cản trở việc thực hiện nghĩa vụ của một hoặc các bên. Nếu chủ thể vi phạm nghĩa vụ xuất phát từ sự kiện này thì có thể được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm. Chính vì vậy, việc xác định một sự kiện được xem là bất khả kháng có ý nghĩa rất quan trọng để xác định hậu quả pháp lý của các bên. Trong thực tiễn xét xử hiện nay, việc xác định một sự kiện được xem là bất khả kháng và đặc biệt là việc xử lý hậu quả pháp lý của sự kiện này vẫn còn nhiều bất cập. Trong phạm vi bài viết, tác giả phân tích những hạn chế, vướng mắc của các quy định pháp luật về sự kiện bất khả kháng khi áp dụng vào thực tiễn xét xử và kiến nghị những giải pháp để hoàn thiện những hạn chế, vướng mắc này.

7 Một số vấn đề xây dựng pháp luật về an ninh, trật tự trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa / Ngô Thị Mai Linh // .- 2025 .- Số 6 .- Tr. 3-7 .- 340

Công tác xây dựng pháp luật về an ninh, trật tự trong thời gian qua luôn được quan tâm sửa đổi và hoàn thiện. Bài viết đã khái lược những kết quả đạt được trong công tác xây dựng pháp luật ở nước ta trong thời gian qua đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế, bất cập về an ninh trật tự, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xây dựng pháp luật đảm bảo an ninh trật tự đáp ứng yêu cầu của tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam trong thời gian tới.

8 Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm ở Việt Nam và một số yêu cầu đặt ra liên quan đến hoạt động tư pháp / Nguyễn Mạnh Tuân // Nghề luật .- 2025 .- Số 4 .- Tr. 15-21 .- 340

Thực hành kinh doanh có trách nhiệm đòi hỏi doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc tuân thủ pháp luật mà còn phải thực hiện các biện pháp khác để đánh giá rủi ro tác động ảnh hưởng đến con người, xã hội và môi trường, đồng thời giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Bài viết phân tích bối cảnh, khẳng định sự cần thiết và làm rõ khung pháp luật hiện hành của Việt Nam về thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm, các vấn đề đặt ra đối với hoạt động tư pháp, từ đó kiến nghị các giải pháp đối với hoạt động tư pháp để thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm ở Việt Nam hiện nay.

9 Kinh nghiệm thu hồi tài sản bất hợp pháp không qua thủ tục kết tội theo pháp luật Thụy Sỹ và khả năng áp dụng tại Việt Nam / Phạm Quý Ðạt, Ðinh Văn Duy // Nghề luật .- 2025 .- Số 2 .- Tr. 75-82 .- 340

Thu hồi tài sản bất hợp pháp không qua thủ tục kết tội là phương thức hữu hiệu trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và phòng chống tham nhũng nói riêng đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng, xem đó là một kinh nghiệm hiệu quả. Với khuôn khổ của bài viết, nhóm tác giả tập trung phân tích, đánh giá kinh nghiệm thu hồi tài sản bất hợp pháp không qua thủ tục kết tội theo pháp luật Thụy Sỹ và một số khuyến nghị gợi mở cho Việt Nam.

10 Pháp luật về quản lý đội tàu khai thác hải sản ở Việt Nam và một số giải pháp hoàn thiện / Nguyễn Thế Lực // Nghề luật .- 2025 .- Số 3 .- Tr. 29-33 .- 340

Đánh bắt hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) ở Việt Nam hiện nay đang là vấn đề được quan tâm của các cấp, các ngành có liên quan đến bảo tồn và khai thác nguồn tài nguyên sinh vật biển. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, việc Việt Nam bị Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo áp dụng “thẻ vàng” về khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định từ tháng 10 năm 2017 đến nay vẫn chưa gỡ được. Bài viết phân tích thực trạng pháp luật về quản lý đội tàu cá chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (Illegal, Unreported and Unregulated fishing – IUU fishing) ở Việt Nam và đề xuất giải pháp quản lý đội tàu khai thác hiệu quả nhằm đạt được mục đích gỡ “thẻ vàng” thành công trong thời gian tới.