CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
891 Góp ý quy định về chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết dưới góc nhìn và kinh nghiệm từ Thái Lan / Tô Hồng Dung // Khoa học pháp lý .- 2022 .- Số 01 (149) .- Tr.26 - 37 .- 340

Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết, viết tắt là “NVRD” đã được định danh chính thức lần đầu tiên tại Luật Doanh nghiệp năm 2020 và hướng dẫn tại Nghị định số 155/2020/NĐ – CP. Tuy nhiên những hướng dẫn này bước đầu đã cho thấy những bất cập nhất định cần điều chỉnh liên quan đến “ công ty mục tiêu”. “tổ chức phát hành” và “ nhà đầu tư”, đặc biệt khi đặt dưới góc nhìn và kinh nghiệm từ Thái Lan trong qua strinhf triển khai quy định về loại chứng chỉ này vào thực tiễn.

892 Áp dụng tập quán kết hợp với quy định của pháp luật trong thực tiễn công tác xét xử các vụ án dân sự / Tô Hồng Dung // Khoa học pháp lý .- 2022 .- Số 01 (149) .- Tr.38 - 53 .- 340

Thực tiễn công tác xét xử các vụ án dân sự không ít các trường hợp có liên quan đến áp dụng tập quán. Pháp luật đã ghi nhận cho phép Tòa án áp dụng tập quán trong giải quyết tranh chấp các vụ án dân sự. Tòa án luôn có ý thức tìm hiểu tập quán để xem xét ảnh hưởng của tập quán đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. Cùng một quan hệ pháp luật dân sự, vừa có tập quán điều chỉnh, vừa có quy định của pháp luật điều chỉnh thì về nguyên tắc sẽ căn cứ vào quy định của pháp luật để xét xử, đồng thời, tập quán được xem xét kết hợp áp dụng phải phù hợp với quy định của pháp luật. Bài viết tập trung nghiên cứu việc áp dụng tập quán kết hợp với quy định của pháp luật khi Tòa án xét xử các vụ án dân sự vừa có tập quán, vừa có quy định của pháp luật để áp dụng.

893 Điều chỉnh pháp luật đối với mối quan hệ giữa tài xế công nghệ và công ty nền tảng / Đinh Thị Chiến // .- 2022 .- Số 01 (149) .- Tr.54 - 62 .- 340

Do mới xuất hiện và bị chi phối bởi yếu tố công nghệ nên mối quan hệ giữa tài xế công nghệ và các công ty nền tảng có thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật lao động hay không là một vấn đề đang gay tranh cãi tại Việt Nam. Các công ty nần tảng minh thị trong hợp đồng rằng tài xế chỉ là đối tác kinh doanh chứ không phải người lao động. Các cơ quan chức năng và giới thu nhập của tài xế công nghệ hiện nay rất bấp bênh nhưng không được hưởng những bảo vệ tối thiểu của pháp luật lao động. Bài viết mong muốn góp một phần ý kiến làm sáng tỏ thêm vấn đề còn đang tranh cãi nói trên.

894 Bảo đảm quyền của người lao động di trú hợp pháp trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam – Thực trạng và giải pháp / Nguyễn Thị Hồng Yến // Khoa học pháp lý .- 2022 .- Số 01 (149) .- Tr.63 – 77 .- 340

Bài viết tập trung phân tích các quy định về quyền và các biện pháp bảo vệ quyền của người lao động di trú trong các công ước nhân quyền cốt lõi của Liên hợp quốc và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO); trên cơ sở thực tiễn của vấn đề lao động di cư tại Việt Nam trong những năm gần đây, tác giả vào phân tích chính sách, pháp luật của Việt Nam về đảm bảo quyền lao động di cư Việt Nam ra nước ngoài, chỉ ra những khó khăn, thách thức mà lao động Việt Nam tại nước ngoài đang phải đối mặt, qua đó đề xuất những giải pháp nhằm đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền con người cơ bản cho nhóm lao động Việt Nam ở nước ngoài.

895 Áp dụng pháp luật hợp đồng qua vụ án tranh chấp hợp đồng dịch vụ quảng cáo tại thành phố Hồ Chí Minh / Dương Anh Sơn, Trần Thanh Hương // Khoa học pháp lý .- 2022 .- Số 01 (149) .- Tr.78 – 90 .- 340

Điều kiện để hợp đồng nguyên tắc được thực hiện, nghĩa vụ thông báo và thanh toán cho công việc đã hoàn thành khi dừng thực hiện hợp đồng là vấn đề quan trọng trong giải quyết tranh chấp hợp đồng. Mặc dù có công cụ pháp lý tương đối đầy đủ nhưng việc áp dụng pháp luật của tòa án còn bất cập do thiếu sự am hiểu pháp luật và thực tiễn, bất cẩn, thiếu khách quan và các nguyên nhân khác. Qua phân tích, bình luận bản án về tranh chấp hợp đồng dịch vụ quảng cáo, các tác giả đã đề cập vấn đề trên và đề xuất giải pháp, kiến nghị hoàn thiện.

896 Xét xử trực tuyến tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Hữu Thế Trạch // Khoa học pháp lý .- 2022 .- Số 01 (149) .- Tr.91 – 100 .- 340

Bài viết phân tích, đánh giá quy định của pháp luật tố tụng Việt Nam về xét xử trực tuyến, so sánh một số khía cạnh trong cơ chế xét xử trực tuyến của một số quốc gia để tìm ra những ưu điểm và hạn chế. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số ý kiến gợi mở về xét xử trực tuyến tại Việt Nam.

897 Xây dựng chế định pháp luật kinh doanh bất động sản du lịch ở Việt Nam / Nguyễn Hữu Thế Trạch // Khoa học pháp lý .- 2022 .- Số 01 (149) .- Tr.101 – 114 .- 340

Hoạt động kinh doanh bất động sản du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách đồng thời khái thác có hiệu quả các nguồn lực tự nhiên, xã hội cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên, thị trường BĐS du lịch ở Việt Nam hiện nay đang có những khoảng trống pháp lý. Điều đó đã và đang gây ra lo ngại cho các nhà đầu tư về tính an toàn pháp lý hay những rủi ro có thể xảy ra, từ đó không dám mạnh dạn đầu tư ảnh hưởng tới ự phát triển của thị trường BĐS du lịch. Thực tiễn đó đòi hỏi phải khẩn trương xây dựng chế định pháp luật về kinh doanh BĐS du lịch ở Việt Nam.

898 Một số vấn đề quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong trường hợp nhiều tội phạm theo quy định của Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) / Nguyễn Thị Minh Trâm // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 08(156) .- Tr. 50-64 .- 349.597

Bài viết tác giả tập trung phân tích một số quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong trường hợp nhiều tội phạm, từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự về vấn đề này.

899 Phạm vi áp dụng của Công ước Singapore về hòa giải và khả năng gia nhập của Việt Nam / Trần Hoàng Tú Linh, Lê Minh Nhựt // .- 2022 .- Số 08(156) .- Tr. 65-77 .- 346.5970702632

Bài viết tác giả phân tích nọi hàm của hàm vi điều chỉnh được quy định trong Công ước Singapore, đối chiếu với pháp luật Việt nam. Từ đó đánh giá khả năng Việt Nam gia nhập Công ước Singapore xét ở khía cạnh phạm vi điều chỉnh của Công ước và đề xuất sửa đổi các quy phạm pháp luật phù hợp với Công ước Singapore nếu Việt Nam gia nhập.

900 Viện dẫn bản án nước ngoài liên quan đến GISG: Thực trạng các nước và đề xuất cho Việt Nam / Vũ Kim Hạnh Dung, Phan Thị Hương Giang // .- 2022 .- Số 08(156) .- Tr. 78-91 .- 346.5970702632

Bài viết tập trung luận giải một số vấn đề liên quan đến CISG bao gồm việc phân tích và đánh giá tính thống nhất trong văn bản và trong quá trình áp dụng CISG. Đồng thời bài viết phân tích xu hướng viện dẫn bản án nước ngoài liên quan đến CISG trên thế giới và đúc những kinh nghiệm cho Việt Nam liên quan đến vấn đề này.