CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
31 Quyền tự định đoạt của đương sự trong thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự / Nguyễn Như Hiển // Nghề luật .- 2025 .- Số 2 .- Tr. 34-40 .- 340

Quyền tự định đoạt của đương sự là một trong những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS). Trong thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự, đương sự có quyền chấm dứt yêu cầu khởi kiện/yêu cầu phản tố/yêu cầu độc lập; thay đổi, bổ sung kháng cáo và thỏa thuận giải quyết vụ án. Bài viết phân tích, bình luận về thực trạng pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về quyền tự định đoạt của đương sự trong thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự, chỉ ra các hạn chế, vướng mắc trong các quy định này và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật.

32 Một số góp ý đối với quy định về cưỡng chế trả vật, giấy tờ và chuyển quyền sử dụng đất / Bùi Nguyễn Phương Lê // Nghề luật .- 2025 .- Số 1 .- Tr. 44-48 .- 340

Cưỡng chế trả vật, giấy tờ và chuyển quyền sử dụng đất được quy định tại Mục 9 Chương 4 Luật Thi hành án dân sự (THADS) năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014, trong đó có quy định về thủ tục cưỡng chế đối với 04 loại tài sản khác nhau đó là: cưỡng chế trả vật; cưỡng chế trả nhà, giao nhà; cưỡng chế giao, trả giấy tờ; cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất. Hiện nay, Dự thảo Luật về cơ bản giữ nguyên các điều luật nói trên và có sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong từng điều luật, đồng thời, bổ sung thêm 01 điều luật về chuyển giao quyền sở hữu chứng khoán để phù hợp với các quyền, nghĩa vụ của đương sự được tuyên trong bản án, quyết định. Trên cơ sở phân tích thực tiễn của hoạt động THADS, tác giả đưa ra một số góp ý để hoàn thiện hơn nữa Dự thảo Luật trong quy định về cưỡng chế trả vật, giấy tờ, chuyển quyền sử dụng đất.

33 Quy định về quyền lưu cư qua thực tiễn giải quyết tranh chấp nhà ở tại Tòa án / Phạm Yến Nhi // Nghề luật .- 2025 .- Số 2 .- Tr. 26-29 .- 340

Trong hệ thống văn bản luật hiện hành, quyền lưu cư được đặt ra trong ngữ cảnh nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ chồng nhưng đã được đưa vào sử dụng chung trong thời kỳ hôn nhân, nếu vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt. Quy định này mang ý nghĩa nhân văn trong việc bảo vệ một trong những quyền cơ bản của con người là quyền có chỗ ở. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử, quyền lưu cư áp dụng chưa có sự thống nhất và áp dụng không chỉ trong quan hệ hôn nhân mà trong nhiều loại tranh chấp khác nhau. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích ba nội dung liên quan đến quyền lưu cư: (i) Khái quát về quyền lưu cư; (ii) Quy định pháp luật về quyền lưu cư; (iii) Thực tiễn áp dụng quyền lưu cư qua các bản án.

34 Thi hành án dân sự có yếu tố nước ngoài và một số ý kiến góp ý Dự thảo Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi) / Đồng Thị Kim Thoa // Nghề luật .- 2025 .- Số 1 .- Tr. 79-85 .- 340

Thi hành án dân sự (THADS) có yếu tố nước ngoài là một trong các lĩnh vực thuộc phạm vi hoạt động THADS có nhiều vấn đề pháp lý và thực tiễn quan trọng cần được nghiên cứu trong quá trình sửa đổi Luật THADS trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở nội dung Dự thảo 2 Luật THADS (sửa đổi) đang được cơ quan có thẩm quyền tổ chức lấy ý kiến và căn cứ nghiên cứu riêng của tác giả, bài viết này trình bày một số ý kiến góp ý đối với Dự thảo này, với mong muốn đóng góp vào quá trình hoàn thiện Dự thảo theo tinh thần đáp ứng tốt hơn yêu cầu từ thực tiễn công tác xây dựng và thực thi pháp luật về THADS có yếu tố nước ngoài và một số lĩnh vực hoạt động tư pháp có liên quan.

35 Một số vấn đề về quyền, nghĩa vụ của đương sự, trách nhiệm của chấp hành viên trong thi hành án dân sự / Bùi Thị Huyền // Nghề luật .- 2025 .- Số 1 .- Tr. 10-15 .- 340

Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong thi hành án dân sự (THADS) là vấn đề quan trọng, cần thiết và được thực hiện thông qua nhiều cơ chế khác nhau, trong đó có việc quy định cụ thể, đồng bộ, thống nhất, phù hợp với thực tiễn các nội dung về quyền, nghĩa vụ của đương sự, về người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong THADS cũng như trách nhiệm của chấp hành viên trong quá trình tổ chức THADS. Trong phạm vi bài viết, tác giả đưa ra quan điểm bình luận, góp ý nhằm hoàn thiện Dự thảo 2 Luật THADS một số nội dung về người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong THADS, vấn đề chuyển giao quyền, nghĩa vụ THADS, trách nhiệm của chấp hành viên trong xác minh điều kiện THADS.

36 Quy định chung về cưỡng chế thi hành án dân sự - Thực tiễn và hướng hoàn thiện / Nguyễn Thị Thúy Anh // Nghề luật .- 2025 .- Số 1 .- Tr. 73-78 .- 340

Các quy định pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự (sau đây gọi tắt là THADS) ở nước ta hiện được quy định tại Luật Thi hành án dân sự và một số văn bản hướng dẫn thi hành. Đây là cơ sở pháp lý cho chấp hành viên trong quá trình thực hiện chuyên môn có tính đặc thù cao, đã đáp ứng tốt hơn yêu cầu bảo vệ quyền con người, quyền công dân, quyền tài sản của các bên đương sự. Tuy nhiên, hiện nay các quy định pháp luật chung về cưỡng chế thi hành án dân sự còn có những hạn chế, tồn tại nhất định. Từ góc nhìn của chấp hành viên, tác giả phân tích, bình luận các quy định liên quan đến cưỡng chế thi hành án và đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến nội dung này.

37 Hoàn thiện quy định về thi hành quyết định tuyên bố phá sản trong thi hành án dân sự / Hồ Quân Chính // Nghề luật .- 2025 .- Số 1 .- Tr. 56-61 .- 340

Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phức tạp và toàn cầu hóa, thủ tục phá sản đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan, đặc biệt là các chủ nợ. Tuy nhiên, việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản tại Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều bất cập do các quy định pháp luật chưa hoàn thiện. Luật Thi hành án dân sự và Luật Phá sản năm 2014, mặc dù đã có những thay đổi đáng kể, nhưng vẫn gặp phải các vấn đề như thiếu sự thống nhất, đồng bộ. Bài viết này nhằm đánh giá các quy định hiện hành, phân tích các khó khăn tồn tại và đề xuất các giải pháp cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả thi hành quyết định tuyên bố phá sản, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan và thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

38 Cơ chế bảo vệ Hiến pháp và những vấn đề đặt ra tại Việt Nam hiện nay / Nguyễn Ngọc Vân // Nghề luật .- 2025 .- Số 2 .- Tr. 3-7 .- 340

Hiến pháp là văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất, là đạo luật cơ bản và quan trọng nhất của mỗi quốc gia. Với giá trị pháp lý đó, Hiến pháp chính là nguồn gốc phát sinh yêu cầu bảo vệ, giám sát việc tuân thủ Hiến pháp và là cơ sở hình thành cơ chế bảo vệ Hiến pháp. Bài viết phân tích một số vấn đề chung về cơ chế bảo vệ Hiến pháp và đánh giá kết quả thể chế hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về cơ chế bảo vệ Hiến pháp, từ đó, đưa ra một số khuyến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp tại Việt Nam.

39 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm và quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời / Cao Thị Kim Trinh // Nghề luật .- 2025 .- Số 1 .- Tr. 49-55 .- 340

Pháp luật thi hành án dân sự hiện hành đã có những quy định tương đối cụ thể để điều chỉnh về vấn đề thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm và quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên, khi áp dụng trong thực tiễn, quy định này cũng đã thể hiện một số hạn chế, bất cập gây khó khăn, vướng mắc cho chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự khi thực hiện. Để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành, Dự thảo 2 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi (sau đây gọi là Dự thảo Luật) đã có những sửa đổi, bổ sung về thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm và quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, trong đó, vẫn còn có những quy định đang còn những quan điểm khác nhau, cần được tiếp tục nghiên cứu, đánh giá. Bài viết sẽ phân tích, bình luận một số quy định pháp luật về thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm và quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Dự thảo Luật, từ đó, đề xuất một số kiến nghị để hoàn thiện các quy định trên.

40 Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về dân chủ trực tiếp tại Việt Nam hiện nay / Lừ Văn Tuyên // Nghề luật .- 2025 .- Số 2 .- Tr. 8-12 .- 340

Dân chủ trực tiếp là một trong hai hình thức chính của dân chủ. Đây là hình thức người dân tự mình quyết định (không thông qua những người do mình bầu ra như dân chủ đại diện) các luật lệ và chính sách quan trọng của cộng đồng và đất nước. Dân chủ trực tiếp gắn liền với nguồn gốc bản chất của khái niệm dân chủ. Hệ thống pháp luật về dân chủ trực tiếp của nước ta đã từng bước được hoàn thiện. Bài viết phân tích, đánh giá và đưa ra một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về dân chủ trực tiếp tại Việt Nam hiện nay.