CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
41 Sự sáng tạo của trí tuệ nhân tạo trong nối liên hệ với pháp luật về quyền tác giả / Lê Thị Minh // .- 2024 .- Số 5 .- Tr. 63 – 79 .- 340

Cho đến nay, người ta vẫn nhận thức rộng rãi rằng chỉ có con người mới có thể sáng tạo. Nhận thức hiển nhiên này đang bị thách thức bởi công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI). Bài viết trình bày quan điểm của pháp luật sở hữu trí tuệ truyền thống cho rằng sáng tạo là hoạt động của con người tự nhiên và do đó chỉ tác phẩm được tạo ra bởi con người mới xứng đảng được bảo hộ. Bên cạnh đó, bài viết cũng trình bày các quan điểm khác nhau trong việc việc xem xét AI có thể tham gia vào quá trình sáng tạo ở một mức độ nhất định. Qua đó bài viết xác định rằng để giải quyết vấn đề bảo hộ đối với tác phẩm do AI tạo ra, phải làm rõ mối liên hệ giữa quá trình tạo ra tác phẩm của AI với nhận thức lấy con người làm trung tâm của pháp luật quyền tác giả truyền thống.

42 Chứng khoán phái sinh : bản chất, nguồn gốc hình thành, sự tác động đối với pháp luật về chứng khoán và hợp đồng / Nguyễn Văn Tuyến // .- 2024 .- Số 5 .- Tr. 80 – 92 .- 340

Trong các nền kinh tế thị trường phát triển trên thế giới, chứng khoán phái sinh không còn là vấn đề xa lạ và mới mẻ. Tuy nhiên, đối với một nền kinh tế đang trong quá trình phát Việt Nam thì chứng khoán phái sinh chỉ mới bắt đầu xuất hiện trong Luật Chứng khoán cách đây không lâu và bắt đầu được đưa vào giao dịch trong thị trường chứng khoán khoảng năm năm trở lại đây. Không khó để nhận ra rằng sự xuất hiện của chứng khoản phải sinh đã có những tác động, ảnh hưởng nhất định đến hệ thống pháp luật nói chung, trong đó có pháp luật chứng khoán và pháp luật hợp đồng. Với mục đích nhận diện đầy đủ, rõ ràng hơn về chứng khoán phái sinh và những tác động của nó đối với hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về chứng khoán, hợp đồng nói riêng, kết quả nghiên cứu của bài viết được thể hiện tập trung ở hai vấn đề: 1) Làm rõ bản chất, nguồn gốc hình thành và các loại chứng khoán phái sinh; 2) Phân tích những tác động, ảnh hưởng của chứng khoản phái sinh đối với pháp luật chứng khoán và pháp luật hợp đồng trong bối cảnh thế giới đương đại.

43 Áp dụng pháp luật nước ngoài trong giải quyết tranh chấp dân sự quốc tế tại Việt Nam / Nguyễn Thị Hồng Trinh, Bùi Thị Quỳnh Trang // .- 2024 .- Số 5 .- Tr. 93 – 109 .- 340

Áp dụng pháp luật nước ngoài là một nội dung quan trọng trong quá trình giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ dẫn sự có yếu tố nước ngoài (hay còn gọi là các tranh chấp dân sự quốc tế). Pháp luật Việt Nam hiện hành đã có những quy định cụ thể liên quan đến vấn đề áp dụng pháp luật nước ngoài trong Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Trọng tài thương mại và một số văn bản pháp luật liên quan. Đặc biệt, Bộ luật Tổ tụng dân sự năm 2015 tại Điều 481 đã quy định một số nội dung liên quan trực tiếp đến việc xác định và cung cấp pháp luật nước ngoài để toà án áp dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp dân sự quốc tế. Bài viết trình bày các quy định của pháp luật Việt Nam về bản chất pháp luật nước ngoài, chủ thể và phương thức xác định pháp luật nước ngoài trong giải quyết tranh chấp dân sự quốc tế; so sánh với thực tiễn tại một số quốc gia như Bi, Trung Quốc, Thụy Sỹ..., trên cơ sở đó đề xuất một số kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam về áp dụng pháp luật nước ngoài trong giải quyết tranh chấp dân sự quốc tế.

44 Thiết kế và vận hành khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát ở vương quốc anh và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Phan Thị Hà Linh // .- 2024 .- Số 5 .- Tr. 110 – 127 .- 340

Bằng cách nghiên cứu khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) ở Vương quốc Anh - được cho là quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành sanbox, bài viết phân tích kinh nghiệm thiết kế và vận hành sandbox ở Vương quốc Anh, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, vướng mắc từ đó gợi mở một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như: xây dựng luật hoặc nghị định về sandbox; xác định các lĩnh vực có thể xây dựng sandbox, làm rõ và công khai, minh bạch các khía cạnh của sandbox phù hợp với đặc thù của từng ngành nghề; công khai quy trình thử nghiệm; đề cao sự hợp tác giữa cơ quan quản lí và doanh nghiệp; xây dựng chế độ báo cáo công khai sau khi kết thúc thử nghiệm; đảm bảo nguồn lực để vận hành sandbox, chủ trọng hợp tác liên ngành và hợp tác quốc tế.

45 Đào tạo luật của trường luật đông dương ở việt nam thời thuộc pháp và những giá trị tham khảo / Nguyễn Văn Quang Trần Hồng Nhung // .- 2024 .- Số 5 .- Tr. 128 – 144 .- 340

Trường Luật Đông Dương là cơ sở đào tạo luật đầu tiên (có thể được xem là duy nhất) ở Việt Nam thời thuộc Pháp. Khi mới thành lập, Trường Luật Đông Dương mang đào tạo đại học, trung tâm nghiên cứu và truyền bá khoa học lớn nhất Viễn Đông. Dù trải bước thăng trầm, nằm ngoài những mong muốn của người Pháp, ngôi trường này đã góp phần sản sinh ra những nhân vật tài năng và uyên bác, có ảnh hưởng lớn đối với nền luật học Việt Nam trong thời kì thuộc Pháp cũng như các giai đoạn sau này. Bài viết nghiên cứu những nét khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Trường Luật Đông Dương và hoạt động đào tạo luật của cơ sở đào tạo này trong giai đoạn hoàng kim (1931 - 1945) để nhận diện những giá trị tham khảo đối với đào tạo luật ở Việt Nam nói chung, trong đó có Trường Đại học Luật Hà Nội trong bối cảnh hiện nay.

46 Sự phát triển quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền tham gia của người dân trong tiến trình đổi mới đất nước / Chu Mạnh Hùng, Lương Thị Thu Hương // .- 2024 .- Số 5 .- Tr. 3 – 12 .- 340

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Việt Nam đã thực hiện thành công công cuộc Đổi mới nhờ các chính sách có tính hệ thống, bền vững dựa trên nguyên tắc Đảng lãnh đạo được kiên định duy trì, đồng thời linh hoạt để thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của tình hình thế giới và khu vực. Bài viết làm rõ sự thay đổi trong nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền tham gia của người dân - đây là cơ sở chính trị để hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước; phù hợp với các cam kết quốc tế, góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập của Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế.

47 Lẽ công bằng trong luật tư Hoa Kỳ và giá trị tham khảo cho Việt Nam / Nguyễn Bích Thảo // .- 2024 .- Số 5 .- Tr. 13 – 27 .- 340

Lẽ công bằng đóng vai trò quan trọng trong lịch sử pháp luật Hoa Kỳ. Qua hàng trăm năm, các thẩm phán Hoa Kỳ đã tích lũy được kinh nghiệm phong phủ trong việc áp dụng lẽ công bằng, đóng góp vào sự phát triển của luật tư. Việc nghiên cứu kinh nghiệm Hoa Kỳ từ góc nhìn luật so sánh có giá trị tham khảo hữu ích cho việc phát huy vai trò và nâng cao hiệu quả áp dụng lẽ công bằng – một nguồn của pháp luật dân sự mới được ghi nhận ở Việt Nam. Bài viết phân tích quan niệm về lẽ công bằng trong pháp luật Hoa Kỳ, vai trò của lẽ công bằng đối với sự phát triển của pháp luật Hoa Kỳ, nhất là vai trò một nguồn của luật tư, hình thức thể hiện của lẽ công bằng trong một số hệ dân sự điển hình ở Hoa Kỳ và đặc điểm của cơ chế áp dụng lẽ công bằng ở Hoa Kỳ, từ đó rút ra giá trị tham khảo cho Việt Nam.

48 Một số loại tội phạm tình dục quy định trong bộ luật hình sự cộng hoà Liên bang Đức hiện hành / Trương Quang Vinh // .- 2024 .- Số 5 .- Tr. 28 – 36 .- 340

Cưỡng dâm, hiếp dâm là các tội phạm tình dục được quy định tại Điều 177 Bộ luật Hình sự Cộng hoà Liên bang Đức năm 1997. Theo quan điểm của Toà án Liên bang, muốn áp dụng Điều luật này để xử lí người đã thực hiện hành vi hiếp dâm, thì phải chứng minh nạn nhân đã có sự phản kháng mang tính thể chất của mình đối với hành vi tình dục không mong muốn từ người khác hoặc tận dụng cơ hội nhỏ nhất để có được sự trợ giúp từ trẻ em hoặc người lạ ở bãi đậu xe giữa đêm ... Với cách giải thích và hướng dẫn áp dụng Điều 177 nói trên dẫn đến thực tế là nhiều hành vi hiếp dâm đã bị bỏ lọt, không bị xử lí bằng các biện pháp hình sự. Trước thực trạng trên, năm 2016, Bộ luật Hình của Cộng hoà Liên bang Đức đã sửa đổi, bổ sung Điều 177 Bộ luật Hình sự năm 1997 quy định về các tội tấn công tình dục, cưỡng dâm và hiếp dâm cũng như lần đầu tiên quy định hành vi quấy rối tình dục là một tội phạm. Bài viết phân tích, đánh giá các quan điểm của Toà án Liên bang trong việc áp dụng Điều 177 Bộ luật Hình sự năm 1997 cũng như phân tích những điểm mới, điểm tiến bộ của Điều Luật này đã được sửa đổi, bổ sung năm 2016.

49 Khung pháp lí về hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản do phạm tội mà có liên minh Châu Âu – giá trị tham khảo cho Asean và Việt Nam / Nguyễn Văn Vương // .- 2024 .- Số 5 .- Tr. 37 – 53 .- 340

Hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản do phạm tội mà có luôn giữ vị trí và vai trò trọng trong pháp luật của mỗi quốc gia và khu vực trên thế giới. Bên cạnh các điều ước quốc tế, còn có các văn bản pháp lí khu vực quy định việc hợp tác thu hồi tài sản do phạm tội mà có giữa các quốc gia trong cùng khu vực địa lí. Bài viết phân tích, làm rõ các khía cạnh pháp lí của hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản do phạm tội mà có ở khu vực Liên minh châu Âu (EU) để chọn lọc và tiếp thu kinh nghiệm, từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện khung pháp lí về hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản do phạm tội mà có của khu vực ASEAN mà Việt Nam là thành viên.

50 Bảo vệ người thứ ba ngay tình xác lập quyền khác với tài sản khi giao dịch vô hiệu / Nguyễn Thị Linh // .- 2024 .- Tháng 6 .- Tr. 54 – 68 .- 340

Bộ luật Dân sự năm 2015 lần đầu tiên ghi nhận chế định về quyền khác với tài sản bên cạnh chế định quyền sở hữu. Theo đó, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có những quy định bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể xác lập quyền khác với tài sản. Vậy chủ thể thứ ba ngay tình xác lập quyền khác với tài sản được pháp luật dân sự bảo vệ như thế nào khi giao dịch vô hiệu? Bài viết phân tích cơ sở li luận và thực trạng pháp luật hiện hành về bảo vệ người thứ ba ngay tình xác lập quyền khác với tài sản khi giao dịch vô hiệu. Qua nghiên cứu chỉ ra những bất cập, vướng mắc trong quy định pháp luật về bảo vệ người thứ ba ngay tình xác lập quyền khác với tài sản khi giao dịch vô hiệu, từ đó rút ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật.