CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
51 Đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả trong bối cảnh chuyển đổi số / Lê Thị Hoàng Minh, Vũ Công Giao // Nghề luật .- 2025 .- Số 5 .- Tr. 3-10 .- 340
Hiện nay, việc chuyển dịch từ phương thức quản lý nhà nước mang tính chỉ đạo, điều hành sang phương thức quản trị nhà nước với sự tham gia của nhiều chủ thể trong xã hội là xu hướng chung của nhiều quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số. Trên cơ sở phân tích một số nội dung của quản trị quốc gia (quản trị nhà nước) và yêu cầu của việc chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ số, bài viết phân tích, đánh giá thực trạng quản trị quốc gia ở Việt Nam hiện nay, nhận diện một số hạn chế, khó khăn và đề xuất giải pháp nhằm phát huy hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản trị quốc gia khi thực hiện chuyển đổi số.
52 Cơ hội cho phát triển thị trường bất động sản lành mạnh, bền vững khi Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở mới có hiệu lực / Ngô Thế Chi, Nguyễn Trường Giang // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 280 .- Tr. 5-8 .- 340
Thị trường bất động sản có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển thị trường bất động sản lành mạnh, bền vững là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam, góp phần thu hút các nguồn vốn đầu tư cho phát triển, đóng góp thiết thực vào quá trình đô thị hóa và phát triển nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bài viết phân tích khái quát thị trường bất động sản giai đoạn 2022-2024, tác động của Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật đầu tư mới có hiệu lực. Qua đó, đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát triển thị trường BĐS lành mạnh, bền vững.
53 Tác động của Thông tư 200 đến mô hình xếp hạng tín dụng sử dụng phương pháp trí tuệ nhân tạo / Phạm Quốc Hải, Tăng Mỹ Hà, Trần Anh Tùng // Phát triển & Hội nhập .- 2024 .- Số 75 .- Tr. 27 - 37 .- 340
Nghiên cứu điều tra tác động của thông tư 200 đến mô hình xếp hạng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn tại Việt Nam giai đoạn 2008-2018 với phương pháp Mạng nơ-ron nhân tạo ANN. Nghiên cứu so sánh mô hình xếp hạng tín dụng trước và sau khi thực hiện thông tư 200 giữa giai đoạn 2008 – 2014 và giai đoạn 2015 – 2018 với dữ liệu nghiên cứu từ 39.162 doanh nghiệp tại Việt Nam trong cơ sở dữ liệu Orbis. Kết quả chỉ ra rằng NITA, ROE, khả năng thanh toán và hệ số thanh toán hiện hành là những biến độc lập quan trọng và có một số khác biệt đáng kể trong các mô hình xếp hạng tín dụng trước và sau khi thực hiện Thông tư 200. Phương pháp nghiên cứu hữu ích cho các nhà đầu tư trong việc phân tích rủi ro đầu tư để đưa ra quyết định đầu tư tốt nhất. Các NHTM Việt Nam có thể áp dụng mô hình để xác định một số vấn đề cụ thể về xếp hạng tín dụng đối với người vay, cho phép họ đưa ra chính sách tín dụng phù hợp và thiết lập các mức lãi suất khác nhau cho các khách hàng khác nhau dựa trên mức độ rủi ro. Một số hướng nghiên cứu tương lai gồm: (1) cải thiện dữ liệu và biến số, (2) cải tiến phương pháp phân tích dữ liệu và (3) cải thiện thước đo hiệu suất.
54 Trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại niêm yết : bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam / Nguyễn Thị Liên Hoa, Nguyễn Thị Kim Ngân // Phát triển & Hội nhập .- 2024 .- Số 75 .- Tr. 18 - 26 .- 332.04
Bài viết này sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội (Corporate social responsibility - CSR) đối với hiệu quả tài chính (Coporate financial performance - CFP) của 29 ngân hàng thương mại Việt Nam được niêm yết trên sàn chứng khoán từ năm 2016 – 2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của CSR đến ROE và ROA, trong khi đó, mối quan hệ giữa CSR và Tobin’s Q lại cho thấy tác động theo chiều hướng tiêu cực nhưng không đáng kể. Với kết quả này, bài nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị và hàm ý chính sách nhằm nâng cao nhận thức về CSR và thiết lập chính sách khuyến khích và hỗ trợ cho việc thực hiện CSR trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng.
55 Đổi mới các quy định pháp lý liên quan đến quy trình cho vay và một số khuyến nghị đối với các tổ chức tín dụng / Đỗ Thị Thu Hà // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 284 .- Tr. 38-41 .- 340
Trong bối cảnh chuyển đổi số trong ngành ngân hàng tài chính diễn ra hết sức mạnh mẽ cũng là động lực để các ngân hàng thương mại (NHTM) tích cực trong việc cải tiến, đổi mới quy trình cho vay theo hướng ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm tăng tiện ích thuận lợi cho khách hàng mà vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối và mang lại hiệu quả cho ngân hàng. Cùng với xu hướng tất yếu đó, các quy định pháp lý điều chỉnh quy trình cho vay cũng có rất nhiều sự thay đổi phù hợp, tạo cơ sở pháp lý cho các NHTM xây dựng quy trình cho vay an toàn, hiệu quả và phù hợp với mục tiêu hoạt động của ngân hàng mình. Bài viết sẽ tiến hành hệ thống hóa các quy định pháp lý liên quan đến quy trình cho vay tại các NHTM Việt Nam, phân tích các điểm mới trong từng giai đoạn. Kết quả của nghiên cứu khẳng định các thay đổi trong pháp lý điều chỉnh quy trình cho vay là hoàn toàn phù hợp và góp phần nâng cao sự an toàn, hiệu quả trong hoạt động cho vay của các NHTM. Nghiên cứu cũng đưa ra một số khuyến nghị đối với các NHTM Việt Nam trong bối cảnh đổi mới các quy định pháp lý liên quan.
56 Thỏa thuận không cạnh tranh trong quan hệ lao động theo pháp luật Nhật Bản - kinh nghiệm cho Việt Nam / Lê Đình Quang Phúc // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2023 .- Số 4 .- Tr. 61-68 .- 340
Người lao động đôi khi chính là đôi thủ cạnh tranh nguy hiêm nhât của doanh nghiệp vì họ có thể tiếp cận được bí mật kinh doanh của doanh nghiệp đó và mang sang phục vụ cho đối thủ cạnh tranh hoặc tự kinh doanh để cạnh tranh với doanh nghiệp cũ. Thỏa thuận không cạnh tranh được xem là một trong những công cụ hiệu quả để ngăn chặn những hành vi này. Tại Việt Nam, vấn đề thỏa thuận không cạnh tranh trong quan hệ lao động vần chưa được pháp luật quy định trực tiếp. Trong khi đó, vấn đề này đã được quy định cụ thể hon trong pháp luật Nhật Bản. Với sự tương đồng nhất định về văn hóa, xã hội và pháp luật giữa hai quốc gia, tác giả sử dụng phưcmg pháp luật học so sánh để phân tích quy định của pháp luật Nhật Bản và thực trạng pháp luật Việt Nam về thỏa thuận không cạnh tranh trong quan hệ lao động. Các bài học kinh nghiệm rút ra được qua nghiên cứu giúp hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong thời gian tới.
57 Quá trình thực thi luật biển quốc tế ở Việt Nam từ năm 1994 đến năm 2021 / Nguyễn Thanh Minh // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 8 .- Tr. 83-95 .- 340.01422
Quá trình thực thi luật biển quốc tế ở Việt Nam bắt đầu từ sự kiện năm 1994 khi Việt Nam phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982. Kể từ khi trở thành thành viên của Công ước luật biển, Việt Nam đã thể hiện là quốc gia có trách nhiệm trong việc luật hóa luật biển, hệ thống pháp luật của Việt Nam về biển đảo được ban hành đồng bộ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và gìn giữ môi trường biển, hợp tác quốc tế về biển. Hơn hai thập niên thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển, Việt Nam đã có được những bài học kinh nghiệm trong hoạch định và thực thi chính sách biển, trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyển chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển. Trên cơ sở đó, bài nghiên cứu phăn tích và luận giải những nội dung của luật biển quốc tế đã được Việt Nam vận dụng trong nội luật hóa, triển khai thực hiện trong thời gian qua, và định hướng cho thời gian tới.
58 Một số giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai trong tổ chức, thi hành Luật Đất đai năm 2024 / Phạm Thị Minh Thủy, Đinh Ngọc Hà, Nguyễn Thị Lý, Đinh Thu Trang, Tô Ngọc Vũ, Lưu Lê Hường // .- 2025 .- Kỳ IV .- Tr. 109-112 .- 340.02
Phân tích thực trạng và đưa ra một số giải pháp về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai trong tổ chức, thi hành Luật Đất đai năm 2024.
59 Thực trạng góp vốn bằng quyền sử dụng đất cho các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh bất động sản / Dương Xuân Hiện, Bùi Lê Thanh // .- 2025 .- Kỳ IV .- Tr. 113-117 .- 340
Nghiên cứu đã đánh giá khái quát thực trạng góp vốn bằng quyền sử dụng đất cho các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh bất động sản; đồng thời phân tích những khó khăn, vướng mắc và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng góp vốn bằng quyền sử dụng đất cho các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh bất động sản.
60 Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai / Nguyễn Xuân Kiên // .- 2025 .- Kỳ IV .- Tr. 118-124 .- 340
Nghiên cứu tập trung phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.