CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
11 Quyền tài sản và việc đăng ký quyền tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay / Nguyễn Thị Hường, Phạm Thị Thúy Nga // .- 2024 .- Tháng 6 .- Tr. 60-68 .- 340

Bàn luận về quyền tài sản, phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về đăng ký quyền tài sản, chỉ ra một số bất cập trong các quy định của pháp luật về vấn đề này, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về đăng ký quyền tài sản ở Việt Nam hiện nay.

12 Pháp luật về phá sản doanh nghiệp: Thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện / Hồ Trung Hải // .- 2024 .- Tháng 6 .- Tr. 69-78 .- 340

Tập trung vào việc đánh giá hiệu quả và những hạn chế của hệ thống pháp luật hiện hành, đồng thời đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực và đáp ứng tốt hơn với thực tiễn kinh doanh cũng như góp phần trong việc tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định, minh bạch và hỗ trợ sự phát triển bền vững cho cộng đồng doanh nghiệp.

13 Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về người không quốc tịch hiện nay / Hồ Hoàng Giang // .- 2024 .- Tháng 6 .- Tr. 69-78 .- 340

Phân tích pháp luật Việt Nam về người không quốc tịch, làm rõ hạn chế, vướng mắc. đồng thời đưa ra những kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện, góp phần hạn chế tình trạng người không quốc tịch ở Việt Nam hiện nay.

14 Chính sách thuế bất động sản ở Việt Nam : nhận diện bất cập và đề xuất một số giải pháp / Phạm Sỹ Liêm, Trần Văn Tuấn, Đặng Trung Tú // .- 2024 .- Số 7 .- Tr. 4-8 .- 340.23

Bằng các phương pháp xử lý, phân tích số liệu, điều tra xã hội học và lấy ý kiến chuyên gia, nghiên cứu đã phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các chính sách về thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản tại Việt Nam, từ đó nhận diện được những tồn tại, hạn chế và đưa ra một số đề xuất về chính sách pháp luật, công nghệ thông tin và kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách thuế bất động sản.

15 Hoàn thiện quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại trong thời gian tới/ / Nguyễn Văn Hiếu // .- 2024 .- K2 - Số 264 - Tháng 5 .- Tr. 61-64 .- 341

Bài viết đưa ra những vấn đề tổng quan về pháp nhân, pháp nhân phi thương mại, pháp nhân thương mại, về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự, điều kiện pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam; vấn đề được nghiên cứu so sánh với quy định ở một số nước trên thế giới. Một số kiến nghị đưa ra góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thượng mại nói riêng và pháp nhân nói chung trong thời gian tới.

16 Cơ quan chuyên trách chống tham nhũng: Kinh nghiệm quốc tế và giá trị tham khảo cho Việt Nam / Vũ Công Giao, Nguyễn Thị Hoàn // .- 2024 .- Số 10 (489) - Kỳ 2- Tháng 5 .- Tr. 50 – 58 .- 340

Trong bài viết này, các tác giả trình bày, phân tích khái niệm, làm rõ đặc trưng và các yêu cầu với việc thành lập cơ quan chuyên trách chống tham nhũng theo quy định của Công ước Chống tham nhũng của Liên hợp quốc, hướng dẫn của Cơ quan phòng chống tội phạm và ma túy của Liên hợp quốc; kinh nghiệm tổ chức cơ quan chuyên trách chống tham nhũng ở một số nước. Trên cơ sở đó, các tác giả cũng liên hệ và gợi ý phương hướng, giải pháp hoàn thiện mô hình cơ quan chuyên trách phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta.

17 Chế định pháp nhân nhìn từ cấu trúc bên trong của nó / Vũ Công Giao, Nguyễn Thị Hoàn // .- 2024 .- Số 9 (488) - Kỳ 1 - Tháng 5 .- Tr. 3 – 12 .- 340

Các quy định của pháp luật về pháp nhân rất quan trọng, chiếm dung lượng lớn trong bất kỳ một hệ thống pháp luật nào. Chúng trải rộng và dài trong cả lĩnh vực luật công, luật tư và không thể chỉ được chứa đựng trong một hoặc một vài văn bản quy phạm pháp luật. Ở Việt Nam hiện nay, các quy định của pháp luật về pháp nhân còn sơ sài, mất tính đồng bộ, hệ thống và còn nhiều hạn chế gây ảnh hưởng tới môi trường pháp lý cho sự phát triển của đất nước. Nguyên nhân chính là do chúng ta chưa nghiên cứu thỏa đáng và không chú ý tới cấu trúc bên trong của pháp luật nói chung, của chế định pháp nhân nói riêng. Trong bài viết này, tác giả phân tích khái quát về cấu trúc bên trong của chế định pháp nhân, từ đó nhìn lại các quy định của pháp luật về pháp nhân của Việt Nam và có ý tưởng nghiêng hẳn về lập pháp.

18 Hoàn thiện Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) nhằm bảo đảm sự thống nhất với Bộ luật Dân sự / Vũ Công Giao, Nguyễn Thị Hoàn // .- 2024 .- Số 9 (488) - Kỳ 1 - Tháng 5 .- Tr. 13 – 18 .- 340

Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) ghi nhận nhiều điểm khác biệt so với Luật Công chứng năm 2014. Tuy nhiên, trong những điểm sửa đổi và những điểm mà Dự thảo Luật Công chứng kế thừa của Luật Công chứng năm 2014 vẫn còn một số vấn đề chưa thực sự phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật khác, đặc biệt là Bộ luật Dân sự năm 2015. Trong bài viết này, tác giả tập trung chỉ ra những điểm còn chưa phù hợp của Dự thảo Luật này và đưa ra kiến nghị sửa đổi nhằm bảo đảm sự thống nhất với Bộ luật Dân sự năm 2015.

19 Chế định pháp luật về Hội thẩm ở Việt Nam : thực trạng và một số kiến nghị hoàn thiện / Hoàng Minh Sơn // .- 2024 .- Số 9 (488) - Kỳ 1 - Tháng 5 .- Tr. 28 – 35 .- 340

Xét xử sơ thẩm có Hội thẩm tham gia được Hiến pháp năm 2013 quy định và được cụ thể hóa ở nhiều đạo luật về tố tụng và các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, nhằm không ngừng hoàn thiện cơ chế Hội thẩm tham gia xét xử; thể hiện bản chất dân chủ, pháp quyền của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nhân dân tham gia thực hiện quyền tư pháp. Bài viết đánh giá thực trạng chế định pháp luật về Hội thẩm và đề xuất một số kiến nghị tiếp tục hoàn thiện cũng như góp ý trực tiếp đối với Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) về vấn đề này.

20 Quản lý nhà nước đối với các trường đại học tư thục trong bối cảnh chuyển đổi số / Nguyễn Thị Ngọc Uyển, Hồ Hồng Nhung // .- 2024 .- Số 9 (488) - Kỳ 1 - Tháng 5 .- Tr. 36 – 41 .- 340

Hiện nay, các trường đại học tư thục ngày càng có vị thế cao trong cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho xã hội ở Việt Nam. Xu hướng phát triển của trường đại học tư thục ở Việt Nam trong tương lai là tất yếu và phù hợp với xu thế các nước trên thế giới. Đặc biệt, trong bối cảnh chuyển đổi số, việc quản lý nhà nước đối với nhóm trường đại học cần thay đổi để phù hợp với tình hình phát triển mới. Trong bài viết này, các tác giả tập trung phân tích những quy định hiện hành của pháp luật về việc quản lý đối với các trường đại học tư thục và kiến nghị hoàn thiện.