CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
2391 Rà soát bất cập, vướng mắc trong một số quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các nghị định hướng dẫn thi hành / Đặng Thành Công, Lưu Trần Phương Thảo // .- 2019 .- Số 9 .- Tr. 13-16 .- 340

Trình bày bất cập, vướng mắc trong một số quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2013. Cụ thể, tác giả nghiên cứu, phân tích một số bất cập tại Nghị định số43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Đất đai, Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định về định giá đất, Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Trên cơ sở phân tích những vướng mắc, bất cập, tác giả bài viết sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật.

2392 Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030: Phát triển toàn diện, hiệu quả hệ thống sở hữu trí tuệ Việt Nam / Nguyễn Văn Bảy // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2019 .- Số 10(727) .- Tr.8-10 .- 340

Trình bày chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030: Phát triển toàn diện, hiệu quả hệ thống sở hữu trí tuệ Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Việt Nam ban hành một chiến lược mang tầm quốc gia về SHTT, đánh dấu bước phát triển mới trong lĩnh vực SHTT, khẳng định SHTT là công cụ quan trọng góp phần thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo cũng như phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.

2393 Pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu: Những bất cập cần khắc phục / Hoàng Lan Phương // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2019 .- Số 10(Tập 61) .- Tr.29-33 .- 340

Nêu một số bất cập cơ bản của pháp luật Việt Nam về li-xăng nhãn hiệu, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những bất cập này.

2394 Thỏa ước La Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp: Cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập / Khổng Quốc Minh // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2019 .- Số 11(728) .- Tr.50-53 .- 340

Trình bày thỏa ước La Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp đã đặt ra cho chúng ta không ít những khó khăn và thách thức.

2395 Hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội theo luật hình sự Việt Nam và một số đề xuất, kiến nghị / Lê Đăng Doanh, Lê Đăng Khoa // Luật học .- 2019 .- Số 6 .- Tr. 12 – 20 .- 340

Bài viết trình bày nội dung các quy định của Bộ luật hình sự về hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội và chỉ ra một số bất cập của các quy định này; đưa ra đề xuất, kiến nghị khi hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội như: Thời gian pháp nhân thương mại bị tạm đình chỉ hoạt động trong giai đoạn điều tra cần được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn; khi áp dụng hình phạt chính là hình phạt đình chỉ họat động vĩnh viễn đối với pháp nhân thương mại trong một lĩnh vực nào đó cần hướng dẫn áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung bắt buộc kèm theo.

2396 Thực hiện quy định của Hiến pháp về quyền con người trong tố tụng hình sự ở Việt Nam / Nguyễn Văn Đổng // Luật học .- 2019 .- Số 6 .- Tr. 21 – 32 .- 340

Quyền con người trong tố tụng hình sự là vấn đề quan trọng trong lĩnh vực quyền con người. Đây là vấn đề mà quốc tế cũng như từng quốc gia, trong đó có Việt Nam, luôn quan tâm ghi nhận trong luật và bảo đảm thi hành trong thực tiễn đời sống xã hội. Bài viết phân tích quy định về quyền con người, việc bảo vệ quyền con người theo Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015; khái quát thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền con người của các cơ quan tư pháp, trung tâm là hệ thống tòa án, chỉ ra những hạn chế của việc đảm bảo quyền con người trong tố tụng hình sự; đưa ra một số yêu cầu, giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật và tăng cường bảo vệ quyền con người trong thời gian tới.

2397 Cơ chế bảo hiến ở Việt Nam hiện nay / Nguyễn Võ Linh Giang // Luật học .- 2019 .- Số 6 .- Tr. 33 – 48 .- 340

Bài viết phân tích các vấn đề lí luận và thực tiễn quy định pháp luật về cơ chế bảo hiến ở Việt Nam theo hai tiêu chí là chủ thể và trình tự thủ tục; so sánh với pháp luật của một số quốc gai về vấn đề này; đề xuất hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp ở Việt Nam hiện nay theo hướng: Ban hành văn bản luật điều chỉnh riêng về cơ chế bảo vệ Hiến pháp, trong đó xác định rõ vai trò giải thích Hiến pháp của Ủy ban thường vụ Quốc hội và quy định chủ thể duy nhất có thẩm quyền bảo vệ Hiến pháp; thành lập Hội đồng bảo hiến theo mô hình của Cộng hòa Pháp.

2398 Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo công ước viên năm 1980 – So sánh với pháp luật Việt Nam / Phùng Bích Ngọc // Luật học .- 2019 .- Số 6 .- Tr. 49 – 60 .- 340

Bài viết phân tích, đánh giá một số quy định về việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong Công ước Viên năm 1980, chỉ ra sự phù hợp và không phù hợp trong các quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể là các quy định trong Luật thương mại năm 2005 về địa điểm giao hàng, hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, kiểm tra hàng hóa và bảo quản hàng hóa. Trên cơ sở đó, bài viết kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thương mại năm 2005 để tương thích với các quy định trong Công ước Viên năm 1980.

2399 Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Luật quốc tế / Nguyễn Thị Thuận // Luật học .- 2019 .- Số 6 .- Tr. 61 – 71 .- 340

Bài viết phân tích, đánh giá quy định trong một số điều ước quốc tế phổ cập liên quan đến trách nhiệm của pháp nhân nói chung và trách nhiệm hình sự của pháp nhân nói riêng; từ đó đưa ra những kết luận khoa học và khẳng định: Trên cơ sở chủ quyền và bằng pháp luật của mình, quốc gia toàn quyền định đoạt trách nhiệm pháp lí của pháp nhân là trách nhiệm hình sự, dân sự hay hành chính.

2400 Hoạt động của Fintech ở Việt Nam hiện nay – Thực trạng pháp luật điều chỉnh và giải pháp pháp lí nhằm hoàn thiện pháp luật / Nguyễn Hải Yến // Luật học .- 2019 .- Số 6 .- Tr. 72 – 81 .- 340

Bài viết đề xuất một số kiến nghị như: Cần xem xét công ty Fintech là chủ thể kinh doanh đặc biệt để xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lí cho sự tồn tại và hoạt động của công ty Fintech; ban hành Luật thanh toán, các quy định chuẩn hóa đối với hoạt động thanh toán điện tử và ghi nhận chứng từ thanh toán điện tử, thiết lập cơ sở pháp lí cho hoạt động gọi vốn cộng đồng và hoạt động cho vay ngân hàng; ban hành các quy định về công nghệ thông tin, sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và phòng, chống rửa tiền để đảm bảo an toàn cho hoạt động của các công ti Fintech nhằm hướng tới mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế đất nước trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.