CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
2401 So sánh một số quy định về hòa giải trong lĩnh vực tư pháp hình sự của cộng hòa liên bang Đức và Việt Nam / Nguyễn Sơn Phước // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2019 .- Số 05 (126) .- Tr. 59 – 66 .- 340

Bài viết phân tích và đánh giá một số quy định trong lĩnh vực tư pháp hình sự Cộng hòa Liên bang Đức về biện pháp hòa giải, cụ thể bao gồm: Khái niệm, đối tượng áp dụng, điều kiện áp dụng, thẩm quyền và thủ tục áp dụng. Trên cơ sở đó, tác giả so sánh quy định về hòa giải trong pháp luật Đức với biện pháp hòa giải tại cộng đồng của Việt Nam, đồng thời đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện những quy định về biện pháp hòa giải tại cộng đồng.

2402 Quy định về điều ước quốc tế trong năm bản Hiến pháp của Việt Nam từ năm 1946 đến năm 2013 / Ngô Hữu Phước // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2019 .- Số 05 (126) .- Tr. 67 – 81 .- 340

Bài viết phân tích, làm sáng tỏ các quy định liên quan đến điều ước quốc tế trong Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013 của Cộng hòa Xã họi chủ nghĩa Việt Nam.

2403 Hiệu lực của hợp đồng theo công ước Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: “Khoảng xám” cho xu hướng quay về áp dụng pháp luật quốc gia / Trần Thị Thuận Giang, Lê Tấn Phát // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2019 .- Số 05 (126) .- Tr. 90 – 102 .- 340

Vấn đề hiệu lực của hợp đồng thương mại quốc tế được quy định trong Công ước Liên Hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) thông qua tuyên bố minh thị tại Điều 4 CISG. Theo đó, Công ước không điều chỉnh vấn đề hiệu lực của hợp đồng, trừ trường hợp có quy định khác rõ ràng được nêu trong Công ước. Tuy nhiên, trên thực tế áp dụng, có những vấn đề pháp lý không rõ có thuộc về vấn đề hiệu lực của hợp đồng. Vấn đề này sẽ được phân tích thông qua bài viết.

2404 Vấn đề quy trách nhiệm cho Quốc gia tiếp nhận đầu tư trong pháp luật đầu tư quốc tế / Trần Thăng Long // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2019 .- Số 05 (126) .- Tr. 103 – 116 .- 340

Bài viết phân tích cơ sở của việc quy trách nhiệm cho quốc gia tiếp nhận đầu tư trong pháp luật đầu tư quốc tế. Theo luật quốc tế, việc quy trách nhiệm cho quốc gia tiếp nhận đầu tư không chỉ căn cứ vào những hành vi vi phạm của cơ quan nhà nước ở trung ương mà còn là hành vi của các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư ở địa phương; không chỉ là hành vi vi phạm của cơ quan nhà nước mà còn là hành vi vi phạm của các viên chức cơ quan nhà nước trong việc thực hiện chức trách của mình đối với nhà đầu tư nước ngoài.

2405 Hạn chế quyền của chủ sở hữu sáng chế - Nghiên cứu so sánh pháp luật Việt Nam và Pháp / Nguyễn Trọng Luận, Nguyễn Thị Ngọc Uyển // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2019 .- Số 06 (127) .- Tr. 37 – 47 .- 340

Phân tích những trường hợp hạn chế quyền của chủ sở hữu sáng chế theo quy định của luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành, đồng thời chỉ ra những bất cập và đề xuất hướng hoàn thiện trên cơ sở nghiên cứu so sánh với pháp luật sở hữu trí tuệ của cộng hòa Pháp.

2406 Quy định của CPTPP về thương mại điện tử và thách thức đối với Việt Nam trong bối cảnh hiện tại / Lê Trần Quốc Công // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2019 .- Số 06 (127) .- Tr. 60 – 70 .- 340

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được xem là một trong những hiệp định thương mại thế hệ mới mà khi Việt Nam tham gia sẽ tạo thành một tiền đề quang trọng để thúc đẩy cải cách các thể chế theo cam kết và chuẩn mực chung của kinh tế thế giới. Nội dung của hiệp định này không còn gói gọn trong các lĩnh vực truyền thống như thương mại hàng hóa, dịch vụ hay sở hữu trí tuệ mà còn yêu cầu các quốc gia ký kết phải mở cửa một cách sâu rộng trong nhiều lĩnh vực khác.

2407 Quy định về dược phẩm trong Hiệp định thương mại tự do EU – Việt Nam – Một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam / Phạm Thị Hiền // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2019 .- Số 06 (127) .- Tr. 95 – 106 .- 340

Bài viết tập trung làm rõ các quy định của Hiệp định Thương mại tự do EU – Việt Nam về dược phẩm và các vấn đề đặt ra cho pháp luật Việt Nam trên các khía cạnh: Giảm thuế đối với dược phẩm, quyền kinh doanh dược phẩm của thương nhân khu vực EU tại Việt Nam; Các quy định về đăng ký dược phẩm và mua sắm Chính phủ về dược phẩm; Quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ dữ liệu trong lĩnh vực dược phẩm.

2408 Hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ / Phan Thị Thanh Hiếu // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2019 .- Số 05 (126) .- Tr. 15 – 24 .- 340

Nhằm bảo đảm hiệu quả công tác đấu tranh, phòng chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì xử phạt hành chính được xem là một giải pháp hữu hiệu. Bài viết phân tích một số bất cập, hạn chế trong các quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với nhóm hành vi sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ, đồng thời đề xuất phương hướng hoàn thiện.

2409 Bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo luật định / Nguyễn Thị Bích Ngọc // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2019 .- Số 05 (126) .- Tr. 25 – 34 .- 340

Thiệt hại vật chất do hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo quy định pháp luật Việt Nam được bồi thường theo các nguyên tắc chung áp dụng cho bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Bên cạnh đó, điều 205 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005 có quy định về nguyên tắc xác định mức bồi thường theo luật định. Mục đích quy định nguyên tắc này hướng đến việc tạo thêm cơ hội khôi phục thiệt hại do chủ sở hữu cũng như sự mềm dẻo, linh hoạt do Tòa án trong việc ấn định mức bồi thường. Tuy nhiên, thực tế áp dụng bộc lộ những hạn chế nhất định của nguyên tắc này.

2410 Bồi thường chi phí luật sư trong tranh chấp về hành vi xâm phạm quyền tác giả / Nguyễn Phương Thảo // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2019 .- Số 05 (126) .- Tr. 35 – 49 .- 340

Bài viết phân tích vấn đề bồi thường chi phí luật sư trong các tranh chấp về hành vi xâm phạm quyền tác giả. Đây là quy định khá đặc trưng của pháp luật sở hữu trí tuệ so với quy định chung trong lĩnh vực tố tụng dân sự. Tuy nhiên, quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) vẫn có các bất cập liên quan đến việc xác định mức hợp lý của chi phí này, cũng như chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường phí luật sư.