CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
2411 Một số vấn đề pháp lý về bên bảo đảm nghĩa vụ là người thứ ba trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại / Huỳnh Anh // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2019 .- Số 05 (126) .- Tr. 50 – 58 .- 340

Bài viết tập trung làm rõ các vấn đề xoay quanh bên bảo đảm nghĩa vụ là người thứ ba liên quan đến các biện pháp bảo đảm, đặc biệt là bảo lãnh, cầm cố, thế chấp. Những nội dung cụ thể gồm: Các trường hợp bảo đảm nghĩa vụ có bên bảo đảm là người thứ ba; thực trạng “ rối rắm” về mối quan hệ giữa bảo lãnh, thế chấp và cầm cô gắn liền với tài sản bảo đảm, và những vấn đề cần quan tâm trong trường hợp bên bảo đảm nghĩa vụ là người thứ ba trong giai đoạn hiện nay.

2412 Chứng cứ và chứng cứ điện tử theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng / Nguyễn Hải An // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2019 .- Số 04 (125) .- Tr. 38 – 53 .- 340

Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những tài liệu, những tình tiết có thật tồn tại một cách khách quan được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp cho Tòa án hoặc Tòa án tự mình thu thập theo thủ tục do pháp luật quy định. Bài viết nghiên cứu nguồn chứng cứ vật chất và chứng cứ điện tử theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự và thực tiễn xác định nguồn chứng cứ cũng như đánh giá chứng cứ.

2413 Hoàn thiện quy định “Đánh giá tác động của biện pháp chống bán phá giá đối với kinh tế - xã hội” trong điều tra chống bán phá giá của Việt Nam / Kim Thị Hạnh // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2019 .- Số 04 (125) .- Tr. 62 – 73 .- 340

Mối quan hệ giữa “lợi ích kinh tế - xã hội” hoặc “lợi ích cộng đồng” với lợi ích của ngành sản xuất nội địa trong một cuộc điều tra chóng bán phá giá là gì? Hài hòa lợi ích của ngành sản xuất trong nước với “lợi ích kinh tế - xã hội” hoặc “lợi ích công cộng” là một vấn đề có tính cấp thiết, cần nghiên cứu và phân tích để thực hành cho đúng.

2414 Án lệ ở Úc và một vài đánh giá về án lệ ở Việt Nam hiện nay / Nguyễn Bá Bình // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2019 .- Số 04 (125) .- Tr. 87 – 96 .- 340

Học thuyết án lệ được xem là đặc trưng và là nền tảng của hệ thống thông luật, trong đó Úc là một trong các quốc gia điển hình. Bài viết này khởi đầu bằng việc nghiên cứu kinh nghiệm về sử dụng án lệ của Úc và trên cơ sở đó đưa ra một vài đánh giá về án lệ ở Việt Nam hiện nay.

2415 Khả năng thực thi các cam kết về lao động trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới / Ngô Hữu Phước, Nguyễn Thị Kim Cúc // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2019 .- Số 03 (124) .- Tr. 50 – 63 .- 340

Bài viết tập trung nghiên cứu, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và pháp lý liên quan đến cam kết phi thương mại trong các hiệp định thương mại tự do thế mới được ký kết giữa các quốc gia và các tổ chức quốc tế liên minh chính phủ, trong đó có Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu và Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Đặc biệt, bài viết tập trung phân tích những điểm tương đồng và khác biệt của pháp luật lao động Việt Nam với các cam kết về lao động trong hai Hiệp định EVFTA và CPTPP nhằm đề xuất một số giải pháp thực thi có hiệu quả các cam kết về lao động trong các hiệp định này.

2416 Quy định về nhân quyền trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và hướng thực thi đối với Việt Nam / Ngô Quốc Chiến, Đào Kim Anh // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2019 .- Số 03 (124) .- Tr. 64 – 79 .- 340

Bài viết so sánh các quy định về nhân quyền trong Hiệp định thương mại tự do Việt nam – EU (EVFTA) và Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương – Hai FTA thế hệ mới tiêu biểu mà Việt Nam đàm phán, lý giải sự khác nhau căn bản trong cách tiếp cận của Liên minh châu Âu EU và Hoa Kỳ. Trên cơ sở đó, bài viết đánh giá tầm quan trọng của các quy định về nhân quyền trong việc thiết lập “luật chơi” mới của thương mại toàn cầu, đồng thời nghiên cứu tác động của các quy định về nhân quyền trong các FTA thế hệ mới tới pháp luật Việt Nam.

2417 Các quy định về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới của Việt Nam và những vấn đề đặt ra / Phùng Thị Yến // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2019 .- Số 03 (124) .- Tr. 80 – 92 .- 340

Bài viết này, bên cạnh những phân tích về khái niệm, nội dung và vai trò của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, sẽ tập trung làm rõ các quy định về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong một số hiệp định thương mại tự do thế hệ mới của Việt Nam, bao gồm: sự cần thiết phải đưa nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp vào hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; nội dung của các quy định trực tiếp và gián tiếp điều chỉnh trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Cuối cùng, bài viết đưa ra một số lưu ý về việc thực thi quy định về trách nhiệm xã hội trong các hiệp định này.

2418 Pháp luật cạnh tranh về sáng chế tiêu chuẩn cơ bản theo điều khoản công bằng, hợp lý và không phân biệt đối xử / Trương Trọng Hiểu, Đặng Huỳnh Thiên Vy // Luật học .- 2019 .- Số 4 .- Tr. 26 – 38 .- 340

Từ thực tiễn vận dụng pháp luật của các nước, bài viết nêu rõ hiện trạng duy trì và lạm dụng sức mạnh thị trường của chủ sở hữu sáng chế và xem đó là lý do chính để ghi nhận sự tham gia của luật cạnh tranh trong tình huống pháp lí này; phân tích cách thức sử dụng luật cạnh tranh trong việc điều chỉnh quyền đối với bằng sáng chế tiêu chuẩn cơ bản theo điều khoản công bằng, hợp lí và không phân biệt đối xử; xem xét tình huống cụ thể liên quan đến các hành động cản trở sử dụng sáng chế một cách không lành mạnh hay mang tính độc quyền của người nắm giữ bằng sáng chế tiêu chuẩn cơ bản theo điều khoản vừa nêu trong vụ việc của Motorola Mobility Inc. Google như minh hoạ điển hình cho cách thức xử lí vấn đề này từ luật cạnh tranh.

2419 Ứng dụng công nghệ thông tin trong nâng cao hiệu quả hoạt động tố tụng tại toà án / Nguyễn Trí Tuệ // Luật học .- 2019 .- Số 4 .- Tr. 39 – 50 .- 340

Bài viết phân tích xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin của toà án các nước trên thế giới và Việt Nam; đánh giá mức độ đáp ứng của pháp luật Việt Nam hiện hành về ứng dụng công nghệ thông tin tại toà án; đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy hiệu lực và hiệu quả của ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tố tụng tại toà án Việt Nam: Ưu tiên hình thức gửi trực tuyến đơn khởi kiện; khai thác phương tiện điện tử như một công cụ chính trong việc gửi tài liệu cho đương sự; cho phép xét xử trực tuyến, công nhận ghi âm, ghi hình là một hình thức biên bản.

2420 Đặc trưng cơ bản của trọng tài thương mại ở Việt Nam / Nguyễn Viết Tý // Luật học .- 2019 .- Số 4 .- Tr. 51 – 60 .- 340

Bài viết tập trung làm sáng tỏ những đặc trưng về tổ chức, về thủ tục tố tụng của trọng tài thương mại trong mối quan hệ so sánh với toà án nhân dân, qua đó góp phần xác định đúng đắn hơn bản chất của trọng tài thương mại, giúp các thương nhân có sự lựa chọn hình thức tài phán thích hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình, cũng như tạo cơ sở lí luận cho việc hoàn thiện pháp luật về trọng tài thương mại.