CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
121 Từ lý thuyết về tổ chức chính quyền đô thị trên thế giới đến thực tiễn tổ chức của chính quyền đô thị Việt Nam theo quy định của Hiến pháp năm 2013 / Lê Trường Sơn // .- 2024 .- Số 4 (176) - Tháng 4 .- Tr. 1 – 11 .- 340
Bài viết này nghiên cứu một số lý thuyết cơ bản liên quan đến tổ chức chính quyền đô thị trên thế giới, các lý thuyết này có tác động và ảnh hưởng đến quá trình tổ chức chính quyền đô thị của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Nhóm tác giả tập trung phân tích thực trạng quy định của Hiến pháp 2013 và pháp luật hiện hành về tổ chức chính quyền đô thị của các thành phố trực thuộc trung ương (Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh), từ đó đưa ra một số giải pháp để giải quyết những vấn đề cấp thiết hiện nay về tổ chức chính quyền đô thị của nước ta.
122 Quyền hưởng dụng của cộng đồng từ góc nhìn của bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015 – kinh nghiệm pháp luật của Hoa Kỳ, Phần Lan và Na Uy / Nguyễn Hồ Bích Hằng // .- 2024 .- Số 4 (176) - Tháng 4 .- Tr. 12 – 22 .- 340
Bộ luật Dân sự năm 2015 của Việt Nam đã có sự tiến bộ trong việc ghi nhận các quy định pháp luật về quyền hưởng dụng, mặc dù vậy quyền hưởng dụng này vẫn được hiểu là quyền áp dụng cho cá nhân, tổ chức. Bài viết này phân tích quy định pháp luật về quyền hưởng dụng theo pháp luật của Hoa Kỳ, Phần Lan và Na Uy đối với các tộc người bản địa ở các nước này, trên cơ sở đó nhìn nhận lại các quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành của Việt Nam về vấn đề này.
123 Bình đẳng giới trong quy định về phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo pháp luật lao động Việt Nam / Trần Thị Huyền Trang // .- 2024 .- Số 4 (176) - Tháng 4 .- Tr. 23 – 35 .- 340
Bài viết phân tích vấn đề bình đẳng giới trong quy định về phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc thông qua các nội dung về (i) khái niệm quấy rối tình dục tại nơi làm việc;(ii) chủ thể quấy rối tình dục tại nơi làm việc;(iii) trách nhiệm phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam nhằm bảo đảm bình đẳng giới tại nơi làm việc.
124 Thoát nước xanh từ góc nhìn pháp lý / Lưu Đức Hải, Nguyễn Minh Thúy // .- 2024 .- Số (127+128) .- Tr. 88-93 .- 340
Hiện trạng các quy định pháp lý về thoát nước ở Việt Nam; Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới pháp luật liên quan đến vấn đề thoát nước; Xu hướng thoát nước xanh, bền vững; Một số khuyến nghị về khung pháp lý trong lĩnh vực thoát nước xanh ở Việt Nam.
125 Điều kiện có hiệu lực của di chúc và phân chia di sản thừa kế theo di chúc / Nguyễn Nhật Huy // .- 2024 .- Số 4 .- Tr. 45 – 53 .- 340
Hiện nay, nhu cầu định đoạt tài sản thông qua hoạt động lập di chúc trên lãnh thổ Việt Nam của người nước ngoài phát sinh ngày càng nhiều. Trên thực tiễn, việc áp dụng các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 đối với hoạt động này vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập do đây là một quan hệ phức tạp, liên quan tới nhiều hệ thống pháp luật. Bài viết phân tích, đánh giá những hạn chế, bất cập của pháp luật Việt Nam hiện hành về điều kiện có hiệu lực của di chúc (bao gồm điều kiện về năng lực hành vi lập, thay đổi và hủy bỏ di chúc của người nước ngoài và điều kiện về hình thức của di chúc do người nước ngoài lập tại Việt Nam) và phân chia di sản thừa kế theo di chúc do người nước ngoài lập tại Việt Nam, từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề này.
126 Hoàn thiện các quy định về hoà giải, đối thoại theo Luật Hoà giải, đối thoại tại toà án / Bùi Ai Giôn // .- 2024 .- Số 4 .- Tr. 54 – 65 .- 340
Luật Hoà giải, đối thoại tại toà án năm 2020 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021 đã góp phần thúc đẩy hiệu quả việc giải quyết các tranh chấp dân sự, hành chính. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành Luật này phát sinh một số khó khăn, vướng mắc. Bài viết phân tích thực tiễn thi hành Luật Hoà giải, đối thoại tại toà án năm 2020, qua đó nêu lên những kết quả đã đạt được và những khó khăn, vướng mắc trong việc thi hành Luật Hoà giải, đối thoại tại toà án và đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện Luật này.
127 Chính sách pháp luật về chuyển đổi kinh tế xanh của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Trần Thế Nghĩa // .- 2024 .- Số 4 .- Tr. 66 – 81 .- 340
Chuyển đổi kinh tế xanh đã và đang trở thành xu thế tất yếu của nhiều quốc gia trên thế giới trước tình trạng biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Việt Nam là quốc gia tham gia muộn hơn vào tiến trình chuyển đổi kinh tế xanh, do đó việc học hỏi kinh nghiệm quốc tế về lĩnh vực này là cần thiết nhằm tìm ra các giải pháp có hiệu quả cao và hạn chế các rủi ro, thách thức. Bài viết phân tích chính sách pháp luật về chuyển đổi kinh tế xanh của một số quốc gia trên thế giới bao gồm Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Singapore, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để áp dụng vào việc xây dựng các chính sách pháp luật về chuyển đổi kinh tế xanh ở Việt Nam trong tương lai.
128 Tính độc lập của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong việc điều hành chính sách tiền tệ Quốc gia / Đỗ Mạnh Phương // .- 2024 .- Số 4 .- Tr. 82 – 96 .- 340
Bài viết nghiên cứu, đánh giá các quy định của pháp luật liên quan đến tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và thực tiễn áp dụng trong hoạt động điều hành chính sách tiền tệ quốc gia của Ngân hàng Nhà nước. Trên cơ sở đó bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện Luật Ngân hàng nhà nước và các quy định liên quan về nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước, bảo đảm Ngân hàng Nhà nước vừa tăng cường được tính độc lập trong điều hành chính sách tiền tệ, vừa đảm bảo vai trò là một cơ quan của Chính phủ.
129 Pháp luật về bảo hiểm vi mô ở Việt Nam hiện nay / Đào Ánh Tuyết, Phạm Nguyệt Thảo // .- 2024 .- Số 4 .- Tr. 97 – 113 .- 340
Bài viết phân tích bản chất của bảo hiểm vi mô, đánh giá pháp luật và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về kinh doanh bảo hiểm vi mô ở Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu của bài viết cho thấy, mặc dù hệ thống quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm vi mô ở Việt Nam không ngừng được hoàn thiện nhưng trong quá trình áp dụng đã bộc lộ một số bất cập như: chưa có quy định rõ ràng và thống nhất về người tham gia bảo hiểm vi mô; các quy định về phân phối bảo hiểm vi mô thông qua đại lí bảo hiểm còn thiếu sót; chưa có quy định ưu đãi phù hợp cho các chủ thể cung cấp sản phẩm bảo hiểm vi mô để tạo động lực cho các chủ thể này khi phân phối sản phẩm; chưa có quy định cụ thể về thời hạn bồi thường, trả tiền của tổ chức tương hỗ khi cung cấp bảo hiểm vi mô… Từ thực trạng nêu trên, bài viết đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật kinh doanh bảo hiểm vi mô ở Việt Nam.
130 Pháp luật Việt Nam và Vương quốc Anh về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai nạn đâm va tàu biển quốc tế / Vũ Thị Phương Lan // .- 2024 .- Số 4 .- Tr. 114 – 123 .- 340
Tai nạn đâm va giữa các tàu biển là một sự cố thường gặp trong thực tiễn áp dụng pháp luật hàng hải. Mặt khác, do các tai nạn đâm va thường xảy ra trên vùng biển quốc tế, nên việc am hiểu các quy định của pháp luật quốc tế về hàng hải là rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ tàu Việt Nam và thủy thủ đoàn Việt Nam trên vùng biển quốc tế. Trên thực tế, pháp luật hàng hải quốc tế và pháp luật hàng hải của nhiều quốc gia có nền vận tải biển mạnh chịu ảnh hưởng rất lớn từ thông luật Anh. Bài viết phân tích, so sánh những điểm khác biệt giữa các quy định của pháp luật Việt Nam và Vương quốc Anh về căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai nạn đâm va hàng hải giữa các tàu biển quốc tế. Bài viết kết luận rằng mặc dù pháp luật Việt Nam và Vương quốc Anh có cách tiếp cận khác nhau song vẫn đi tới kết quả giống nhau về cách xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai nạn đâm va tàu biển quốc tế.