CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
141 Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng : thực trạng và một số kiến nghị triển khai thực hiện / Viên Thế Giang // .- 2024 .- Số 3 .- Tr. 72 – 85 .- 340
Bài viết chỉ ra và làm rõ một số bất cập, hạn chế trong quy định pháp luật về người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng theo Luật các Tổ chức tín dụng hiện hành thông qua việc đánh giá, so sánh với nội dung người đại diện pháp nhân (trong Bộ luật Dân sự) và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (trong Luật Doanh nghiệp) cũng như từ thực tiễn thực thi quy định này. Từ kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất một số kiến nghị nhằm thực hiện hiệu quả quy định về người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng, đồng thời khắc phục những bất cập, hạn chế phát sinh từ thực tiễn thực thi pháp luật về người đại diện theo pháp luật của tổ chức tí dụng để bảo đảm quyền lợi khách hàng và uy tín của tổ chức tín dụng.
142 Hài hoà hoá pháp luật Liên minh châu Âu về tội phạm công nghệ cao và một số liên hệ với ASEAN / Bùi Thị Ngọc Lan // .- 2024 .- Số 3 .- Tr. 86 – 102 .- 340
Tội phạm công nghệ cao ngày càng trở nên khó kiểm soát và các phương thức phạm tội cũng tinh vi hơn so với các loại tội phạm xuyên quốc gia khác. Trong khuôn khổ Liên minh châu Âu (EU), mối đe dọa của tội phạm công nghệ cao đối với an ninh mạng khu vực cũng là một thách thức lớn được đặt ra trong kỉ nguyên số hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh EU đặt những ưu tiên trong đấu tranh với tội phạm nghiêm trọng và có tổ chức giai đoạn 2022 - 2025. Hài hoà hoá pháp luật EU về tội phạm công nghệ cao vừa là chiến lược và cũng là biện pháp được triển khai để đối phó với tội phạm công nghệ cao với những thành công ban đầu. Bài viết phân tích thực trạng hài hoà hoá pháp luật EU về tội phạm công nghệ cao, chỉ ra những cơ hội mà EU sẽ tận dụng cũng như đối phó với các thách thức để thúc đẩy hài hoà hoá pháp luật EU về tội phạm công nghệ cao trong thời gian tới; liên hệ với hài hoà hoá pháp luật về tội phạm công nghệ cao trong ASEAN để làm rõ hơn những kết quả hài hoà hoá pháp luật EU về tội phạm công nghệ cao.
143 Hiệu lực của điều ước về ranh giới biển khi có sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh trong bối cảnh mực nước biển dâng / Trần Hoàng Yến // .- 2024 .- Số 3 .- Tr. 103 – 118 .- 340
Hiện tượng mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu hiện đã gây ra các tác động trực tiếp đến các đặc điểm bờ biển như điểm cơ sở, đường cơ sở của các quốc gia ven biển và do vậy tác động đến quyền được hưởng vùng biển của tất cả quốc gia. Vấn đề pháp lí cốt lõi đặt ra là tác động của các thay đổi trên đối với các ranh giới biển đã được thiết lập thông qua thoả thuận giữa các quốc gia hoặc cơ quan tài phán quốc tế. Về vấn đề này, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 không có quy định nào trực tiếp điều chỉnh vấn đề hệ luỵ của hiện tượng này đối với các điều ước về ranh giới biển. Do vậy, việc thay đổi hiệu lực của điều ước thiết lập ranh giới biển phải tuân thủ các điều khoản có liên quan của thoả thuận đó hoặc các quy định có liên quan của luật điều ước quốc tế, đặc biệt là nguyên tắc về sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh theo quy định của Công ước Viên về Luật Điều ước năm 1969. Bài viết phân tích vấn đề hiệu lực của các điều ước phân định ranh giới biển trên cơ sở nguyên tắc về sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh trong bối cảnh mực nước biển dâng.
144 Khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính ở Singapore và bài học cho Việt Nam / Lưu Hương Ly // .- 2024 .- Số 3 .- Tr. 119 – 130 .- 340
Sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư với sự ra đời của nhiều mô hình kinh doanh mới dựa trên các công nghệ mới như AI, Blockchain, IoT…, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, đã mang đến nhiều cơ hội cũng như thách thức cho nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có thách thức đối với hệ thống pháp luật khi mà hệ thống pháp luật hiện hành có thể chưa có quy định hoặc quy định chưa rõ ràng để điều chỉnh các hoạt động công nghệ tài chính này. Bài viết nghiên cứu và phân tích các quy định cũng như thực tiễn áp dụng khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát đối với hoạt động công nghệ tài chính (FinTech) tại Singapore; chỉ ra những bài học kinh nghiệm và đưa ra đề xuất, kiến nghị trong việc xây dựng khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát đối với hoạt động FinTech tại Việt Nam.
145 Các yếu tố ảnh hưởng đến ỷ lại xã hội trong học tập nhóm của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội / Đặng Thanh Nga, Phan Thị Hà Linh // .- 2024 .- Số 3 .- Tr. 131 – 148 .- 340
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến ỷ lại xã hội trong học tập nhóm của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội được tiến hành khảo sát trên 323 sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố về sự thiếu tự tin của sinh viên; sự thiếu kĩ năng giao tiếp của sinh viên; sự mơ hồ của sinh viên về nhiệm vụ nhóm; sự thiếu động lực học tập của sinh viên; đặc điểm nhân cách của sinh viên; ý nghĩa của nhiệm vụ nhóm được giao; sự thiếu công bằng khi đánh giá điểm trong học tập nhóm; trưởng nhóm có ảnh hưởng đến ỷ lại xã hội trong học tập nhóm của sinh viên. Nghiên cứu cũng chỉ ra 3 yếu tố mạnh nhất trong sự dự báo cho ỷ lại xã hội trong học tập nhóm của sinh viên là sự thiếu tự tin của sinh viên, sự thiếu kĩ năng giao tiếp của sinh viên và sự mơ hồ của sinh viên về nhiệm vụ nhóm. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số kiến nghị nhằm hạn chế sự xuất hiện ỷ lại xã hội trong học tập nhóm của sinh viên cũng như nâng cao hiệu quả học tập nhóm của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội.
146 Sở hữu bất động sản của người nước ngoài tại Việt Nam : khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn / Trần Thị Thanh Bích // .- 2024 .- Số 4 - Tháng 4 .- Tr. 9 – 12 .- 340
Việc cho phép người nước ngoài sở hữu bất động sản ở Việt Nam là một trong những chiến lược phát triển kinh tế quan trọng được Nhà nước ta quan tâm và triển khai thực hiện kể từ khi ban hành Luật Đất đai năm 2013 và Luật Nhà ở năm 2014. Tuy nhiên, sau gần 10 năm thực thi các chính sách này, số lượng các giao dịch bất động sản của người nước ngoài không đạt được như mong muốn, mặc dù nhu cầu sở hữu bất động sản của người nước ngoài ở Việt Nam là rất lớn. Vậy nguyên nhân do đâu mà con số các giao dịch đất động sản của người nước ngoài tại Việt Nam lại khiêm tốn như vậy? Bài viết lý giải các nguyên nhân chủ yếu tác động đến thực trạng này.
147 Áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính : một số bất cập và đề xuất hoàn thiện / Lê Ngọc Khuê // .- 2024 .- Số 4 - Tháng 4 .- Tr. 13 – 15 .- 340
Tạm giữ người theo thủ hành chính là biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính được áp dụng trong trường hợp khi cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi gây rối trật tự công cộng, hành vi gây thương tích cho người khác; hành vi buôn lậu vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới... Trong phạm vi bài viết, tác giả tập trung phân tích một số khó khăn, vướng mắc trong áp dụng biện pháp này trên thực tế và kiến nghị đề xuất hoàn thiện.
148 Một số giải pháp phòng ngừa tội phạm ma túy trong giai đoạn hiện nay / Đinh Văn Liêm // .- 2024 .- Số 4 - Tháng 4 .- Tr. 16 – 19 .- 340
Tệ nạn ma túy được coi là một trong những mối đe dọa to lớn đối với an ninh nhân loại. Đấu tranh phòng chống các tội phạm về ma túy đã thành vấn đề có tính toàn cầu và được đưa vào chương trình nghị sự của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Ở nước ta, các tội phạm về ma túy tăng nhanh với tốc độ cấp số nhân và hiện nay đã trở thành quốc nạn. Do vậy, chủ động phòng ngừa tội phạm - trong đó có các tội phạm về ma túy là chủ trương và cũng là yêu cầu cấp bách của Đảng, Nhà nước ta nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại do tội phạm gây ra, ngăn chặn, giảm bớt và tiến tới loại trừ loại tội phạm này. Bài viết phân tích những quy định pháp luật và thực trạng về phòng ngừa tội phạm ma túy, qua đó đề xuất một số giải nâng cao hiệu quả phòng ngừa loại tội phạm này trong giai đoạn hiện nay.
149 Về mô hình “tài trợ của bên thứ ba” trong tố tụng trọng tài thương mại ở Việt Nam qua pháp luật của một số quốc gia / Đào Thu Trang, Hủn Vi Đan Thùy, Dương Ngọc Phương // .- 2024 .- Số 4 - Tháng 4 .- Tr. 20 – 26 .- 340
Tài trợ của bên thứ ba (Third Party Funding - TPF) được xem như một phương tiện tài chính mới, thu hút sự quan tâm đặc biệt và rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới. Bài viết phân tích thực trạng hoạt động TPF tại Việt Nam, kinh nghiệm pháp luật của một số nước trên thế giới, qua đó đề xuất xây dựng các quy định pháp luật Việt Nam về mô hình tài trợ bên thứ ba trong tố tụng trọng tài thương mại.
150 Thỏa thuận không cạnh tranh và bảo mật thông tin giữa doanh nghiệp và người lao động : kinh nghiệm của Pháp, Mỹ và đề xuất cho Việt Nam / Nguyễn Nhật Ánh, Triệu Vũ Khánh // .- 2024 .- Số 4 - Tháng 4 .- Tr. 27 – 35 .- 340
Trong quá trình thực hiện các công việc được giao, người lao động có thể được tiếp cận với các thông tin quan trọng cần bảo mật của doanh nghiệp sử dụng lao động. Để bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp, người lao động và doanh nghiệp có thể có các thỏa thuận về không cạnh tranh và bảo mật thông tin. Pháp luật Việt Nam hiện hành đã có các quy định về vấn đề này, tuy nhiên thực tiễn áp dụng vẫn còn nhiều bất cập. Bài viết tập trung phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về thỏa thuận không cạnh tranh và bảo mật thông tin cũng như thực tiễn áp dụng, tham chiếu tới các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định này tại Pháp và Mỹ, từ đó rút ra kinh nghiệm và khuyến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan của Việt Nam.