CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
131 Sự ra đời của bản hiến pháp đầu tiên ở Việt Nam và Indonesia từ góc nhìn lịch sử / Nguyễn Thị Lan Hương // .- 2024 .- Số 3 (288) .- Tr. 24-31 .- 340
Bối cảnh ra đời của Hiến pháp Việt Nam và Hiến pháp Indonesia. Nghiên cứu một số công tác soạn thảo Hiến pháp. Trình bày nội dung của hai bản Hiến pháp. Phân tích về tính thực thu và giá trị kế thừa.
132 Pháp luật về phòng, chống rửa tiền ở Trung Quốc – Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Lương Thị Hồng Hương // .- 2024 .- Số 2 (270) - Tháng 2 .- Tr. 80-86 .- 340
Tập trung phân tích sự coi trọng của chính phủ Trung Quốc đối với công tác phòng, chống rửa tiền cũng như hệ thống pháp luật áp dụng pháp luật phòng, chống rửa tiền của Trung Quốc. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra ưu và nhược điểm của pháp luật Trung Quốc, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng hệ thống liên quan đến phòng, chống rửa tiền trong thời gian tới.
133 Về sửa đổi, bổ sung luật thuế giá trị gia tăng / Nguyễn Khánh Thu Hằng // .- 2024 .- Số 824 - Tháng 5 .- Tr. 58-60 .- 340
Hiện nay, các hành vi gian lận thuế giá trị gia tăng ngày càng phức tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi, được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Theo đó, các doanh nghiệp thường lợi dụng kẽ hở trong các quy định để tăng thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ. Để tăng cường công tác quản lý thuế, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý, hoàn thiện Dự án Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi nhằm tháo gỡ bất cập, chồng chéo trong hệ thống pháp luật thuế này, nâng cao hiệu quả quản lý thuế. Bài viết này trao đổi về những thay đổi của Luật thuế giá trị gia tăng.
134 Bảo hộ bí mật kinh doanh đối với chương trình máy tính / Trương Thị Tường Vi // .- 2024 .- Số 3 .- Tr. 47 – 59,148 .- 340
Bài viết làm rõ các nội dung pháp lí về bảo hộ bí mật kinh doanh đối với chương trình máy tính như khái niệm, điều kiện bảo hộ, giới hạn bảo hộ; phân tích các hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh đối với chương trình máy tính và trách nhiệm pháp lí đối với các hành vi xâm phạm. Từ đó, bài viết đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật hiện hành và nâng cao thực thi về bí mật kinh doanh đối với chương trình máy tính như về hoạt động chứng minh trong tố tụng, quyền dịch ngược chương trình máy tính và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật về bí mật kinh doanh cho chương trình máy tính tại Việt Nam hiện nay.
135 Xác định bản chất pháp lí của quyền phát thải carbon – Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam / Lê Thị Minh // .- 2024 .- Số 3 .- Tr. 60 – 71 .- 340
Thị trường quyền phát thải carbon được xem là một cơ chế hữu hiệu để vừa kiểm soát hoạt động xả thải, vừa không hạn chế sự phát triển kinh tế. Tính ổn định của thị trường sẽ phụ thuộc vào việc xác định bản chất pháp lí của các đối tượng được phép lưu thông trong thị trường đó. Tuy nhiên, cho đến nay, thị trường giao dịch carbon trên thế giới nhìn chung vẫn chưa đạt được sự thống nhất trong việc xác định bản chất pháp lí của quyền phát thải. Bài viết cho thấy pháp luật các quốc gia có những cách tiếp cận khác nhau về bản chất pháp lí của quyền phát thải carbon, theo một trong những trường hợp sau: 1) Chỉ là công cụ hành chính; 2) Là đối tượng của quyền sở hữu, trong đó phân thành hàng hoá hoặc công cụ tài chính; 3) Là đối tượng của quyền sở hữu nhưng bị hạn chế; 4) Được xác định theo cách thức linh hoạt. Bài viết trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định bản chất pháp lí của quyền phát thải carbon; đồng thời khái quát pháp luật Việt Nam về xác định bản chất pháp lí của quyền phát thải carbon và đưa ra một số khuyến nghị hoàn thiện.
136 Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng : thực trạng và một số kiến nghị triển khai thực hiện / Viên Thế Giang // .- 2024 .- Số 3 .- Tr. 72 – 85 .- 340
Bài viết chỉ ra và làm rõ một số bất cập, hạn chế trong quy định pháp luật về người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng theo Luật các Tổ chức tín dụng hiện hành thông qua việc đánh giá, so sánh với nội dung người đại diện pháp nhân (trong Bộ luật Dân sự) và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (trong Luật Doanh nghiệp) cũng như từ thực tiễn thực thi quy định này. Từ kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất một số kiến nghị nhằm thực hiện hiệu quả quy định về người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng, đồng thời khắc phục những bất cập, hạn chế phát sinh từ thực tiễn thực thi pháp luật về người đại diện theo pháp luật của tổ chức tí dụng để bảo đảm quyền lợi khách hàng và uy tín của tổ chức tín dụng.
137 Hài hoà hoá pháp luật Liên minh châu Âu về tội phạm công nghệ cao và một số liên hệ với ASEAN / Bùi Thị Ngọc Lan // .- 2024 .- Số 3 .- Tr. 86 – 102 .- 340
Tội phạm công nghệ cao ngày càng trở nên khó kiểm soát và các phương thức phạm tội cũng tinh vi hơn so với các loại tội phạm xuyên quốc gia khác. Trong khuôn khổ Liên minh châu Âu (EU), mối đe dọa của tội phạm công nghệ cao đối với an ninh mạng khu vực cũng là một thách thức lớn được đặt ra trong kỉ nguyên số hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh EU đặt những ưu tiên trong đấu tranh với tội phạm nghiêm trọng và có tổ chức giai đoạn 2022 - 2025. Hài hoà hoá pháp luật EU về tội phạm công nghệ cao vừa là chiến lược và cũng là biện pháp được triển khai để đối phó với tội phạm công nghệ cao với những thành công ban đầu. Bài viết phân tích thực trạng hài hoà hoá pháp luật EU về tội phạm công nghệ cao, chỉ ra những cơ hội mà EU sẽ tận dụng cũng như đối phó với các thách thức để thúc đẩy hài hoà hoá pháp luật EU về tội phạm công nghệ cao trong thời gian tới; liên hệ với hài hoà hoá pháp luật về tội phạm công nghệ cao trong ASEAN để làm rõ hơn những kết quả hài hoà hoá pháp luật EU về tội phạm công nghệ cao.
138 Hiệu lực của điều ước về ranh giới biển khi có sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh trong bối cảnh mực nước biển dâng / Trần Hoàng Yến // .- 2024 .- Số 3 .- Tr. 103 – 118 .- 340
Hiện tượng mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu hiện đã gây ra các tác động trực tiếp đến các đặc điểm bờ biển như điểm cơ sở, đường cơ sở của các quốc gia ven biển và do vậy tác động đến quyền được hưởng vùng biển của tất cả quốc gia. Vấn đề pháp lí cốt lõi đặt ra là tác động của các thay đổi trên đối với các ranh giới biển đã được thiết lập thông qua thoả thuận giữa các quốc gia hoặc cơ quan tài phán quốc tế. Về vấn đề này, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 không có quy định nào trực tiếp điều chỉnh vấn đề hệ luỵ của hiện tượng này đối với các điều ước về ranh giới biển. Do vậy, việc thay đổi hiệu lực của điều ước thiết lập ranh giới biển phải tuân thủ các điều khoản có liên quan của thoả thuận đó hoặc các quy định có liên quan của luật điều ước quốc tế, đặc biệt là nguyên tắc về sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh theo quy định của Công ước Viên về Luật Điều ước năm 1969. Bài viết phân tích vấn đề hiệu lực của các điều ước phân định ranh giới biển trên cơ sở nguyên tắc về sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh trong bối cảnh mực nước biển dâng.
139 Khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính ở Singapore và bài học cho Việt Nam / Lưu Hương Ly // .- 2024 .- Số 3 .- Tr. 119 – 130 .- 340
Sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư với sự ra đời của nhiều mô hình kinh doanh mới dựa trên các công nghệ mới như AI, Blockchain, IoT…, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, đã mang đến nhiều cơ hội cũng như thách thức cho nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có thách thức đối với hệ thống pháp luật khi mà hệ thống pháp luật hiện hành có thể chưa có quy định hoặc quy định chưa rõ ràng để điều chỉnh các hoạt động công nghệ tài chính này. Bài viết nghiên cứu và phân tích các quy định cũng như thực tiễn áp dụng khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát đối với hoạt động công nghệ tài chính (FinTech) tại Singapore; chỉ ra những bài học kinh nghiệm và đưa ra đề xuất, kiến nghị trong việc xây dựng khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát đối với hoạt động FinTech tại Việt Nam.
140 Các yếu tố ảnh hưởng đến ỷ lại xã hội trong học tập nhóm của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội / Đặng Thanh Nga, Phan Thị Hà Linh // .- 2024 .- Số 3 .- Tr. 131 – 148 .- 340
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến ỷ lại xã hội trong học tập nhóm của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội được tiến hành khảo sát trên 323 sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố về sự thiếu tự tin của sinh viên; sự thiếu kĩ năng giao tiếp của sinh viên; sự mơ hồ của sinh viên về nhiệm vụ nhóm; sự thiếu động lực học tập của sinh viên; đặc điểm nhân cách của sinh viên; ý nghĩa của nhiệm vụ nhóm được giao; sự thiếu công bằng khi đánh giá điểm trong học tập nhóm; trưởng nhóm có ảnh hưởng đến ỷ lại xã hội trong học tập nhóm của sinh viên. Nghiên cứu cũng chỉ ra 3 yếu tố mạnh nhất trong sự dự báo cho ỷ lại xã hội trong học tập nhóm của sinh viên là sự thiếu tự tin của sinh viên, sự thiếu kĩ năng giao tiếp của sinh viên và sự mơ hồ của sinh viên về nhiệm vụ nhóm. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số kiến nghị nhằm hạn chế sự xuất hiện ỷ lại xã hội trong học tập nhóm của sinh viên cũng như nâng cao hiệu quả học tập nhóm của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội.