CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
111 Pháp luật về bảo hiểm vi mô ở Việt Nam hiện nay / Đào Ánh Tuyết, Phạm Nguyệt Thảo // .- 2024 .- Số 4 .- Tr. 97 – 113 .- 340

Bài viết phân tích bản chất của bảo hiểm vi mô, đánh giá pháp luật và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về kinh doanh bảo hiểm vi mô ở Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu của bài viết cho thấy, mặc dù hệ thống quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm vi mô ở Việt Nam không ngừng được hoàn thiện nhưng trong quá trình áp dụng đã bộc lộ một số bất cập như: chưa có quy định rõ ràng và thống nhất về người tham gia bảo hiểm vi mô; các quy định về phân phối bảo hiểm vi mô thông qua đại lí bảo hiểm còn thiếu sót; chưa có quy định ưu đãi phù hợp cho các chủ thể cung cấp sản phẩm bảo hiểm vi mô để tạo động lực cho các chủ thể này khi phân phối sản phẩm; chưa có quy định cụ thể về thời hạn bồi thường, trả tiền của tổ chức tương hỗ khi cung cấp bảo hiểm vi mô… Từ thực trạng nêu trên, bài viết đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật kinh doanh bảo hiểm vi mô ở Việt Nam.

112 Pháp luật Việt Nam và Vương quốc Anh về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai nạn đâm va tàu biển quốc tế / Vũ Thị Phương Lan // .- 2024 .- Số 4 .- Tr. 114 – 123 .- 340

Tai nạn đâm va giữa các tàu biển là một sự cố thường gặp trong thực tiễn áp dụng pháp luật hàng hải. Mặt khác, do các tai nạn đâm va thường xảy ra trên vùng biển quốc tế, nên việc am hiểu các quy định của pháp luật quốc tế về hàng hải là rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ tàu Việt Nam và thủy thủ đoàn Việt Nam trên vùng biển quốc tế. Trên thực tế, pháp luật hàng hải quốc tế và pháp luật hàng hải của nhiều quốc gia có nền vận tải biển mạnh chịu ảnh hưởng rất lớn từ thông luật Anh. Bài viết phân tích, so sánh những điểm khác biệt giữa các quy định của pháp luật Việt Nam và Vương quốc Anh về căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai nạn đâm va hàng hải giữa các tàu biển quốc tế. Bài viết kết luận rằng mặc dù pháp luật Việt Nam và Vương quốc Anh có cách tiếp cận khác nhau song vẫn đi tới kết quả giống nhau về cách xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai nạn đâm va tàu biển quốc tế.

113 Pháp luật Hàn Quốc về tái sử dụng nước mưa và kinh nghiệm cho Việt Nam / Phan Vĩnh Tuấn Anh // .- 2024 .- Số 4 .- Tr. 124 – 136 .- 340

Trong vấn đề quản lí tài nguyên nước, trách nhiệm tái sử dụng nước thải (bao gồm cả nước mưa) đang được nhiều quốc gia ghi nhận chính thức là một trong những chính sách cơ bản về bảo vệ môi trường và quản lí tài nguyên thiên nhiên. Tại Hàn Quốc, để giải quyết thách thức về sự thiếu hụt nguồn nước quốc gia, ngay từ sớm, các chính sách nhằm tăng cường hiệu quả quản lí, khai thác và tái sử dụng nước mưa đã được thiết lập. Trong bối cảnh Việt Nam đang không ngừng nỗ lực để hoàn thiện pháp luật về quản lí và sử dụng tài nguyên nước, các quy định của pháp luật Hàn Quốc có thể là các kinh nghiệm lập pháp có giá trị về mặt khoa học và thực tiễn. Bài viết giới thiệu, phân tích pháp luật tái sử dụng nước của Hàn Quốc với trọng tâm là quy định về quản lí, vận hành công trình sử dụng nước mưa. Thông qua việc tìm hiểu, phân tích hiện trạng pháp luật Việt Nam, bài viết đề xuất các kiến nghị lập pháp về tái sử dụng nước mưa trong tương lai trên cơ sở học hỏi có chọn lọc kinh nghiệm lập pháp của Hàn Quốc.

114 Hoàn thiện tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với điều kiện hiện nay / Nguyễn Văn Năm // .- 2024 .- Số 4 .- Tr. 3 – 18 .- 340

Hoàn thiện tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với các địa bàn đô thị, nông thôn, miền núi, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; giảm cấp chính quyền phù hợp ở một số địa phương; xây dựng mô hình quản trị chính quyền địa phương phù hợp với từng địa bàn” là nội dung được nêu rõ trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng Khoá XIII về “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới” ngày 09/11/2022. Để góp phần triển khai thực hiện thành công Nghị quyết, bài viết đề cập thực trạng tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở Việt Nam, nhận diện những nguyên nhân của thực trạng đó, qua đó đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở Việt Nam phù hợp với điều kiện hiện nay.

115 Nhu cầu giải thích hiến pháp ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng pháp luật và kiến nghị hoàn thiện / Lê Tiểu Vy // .- 2024 .- Số 4 .- Tr. 19 – 31. .- 340

Giải thích hiến pháp bảo đảm cho pháp luật được áp dụng thống nhất. Với tính chất đặc thù của Hiến pháp, giải thích hiến pháp còn là hoạt động cần thiết để bảo vệ Hiến pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Từ Hiến pháp năm 1959 đã quy định Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Hiến pháp năm 1980 là Hội đồng nhà nước) có quyền giải thích hiến pháp nhưng thực tiễn cơ quan này chưa từng thực hiện giải thích hiến pháp. Bài viết đề xuất xây dựng cơ chế pháp lí riêng cho quy trình giải thích hiến pháp và xác định thẩm quyền giải thích hiến pháp cho toà án Hiến pháp.

116 Bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật gia đình, bí mật cá nhân dưới góc độ pháp luật công / Lê Thị Thu Mai, Nguyễn Thùy Trang // .- 2024 .- Số 4 .- Tr. 32 – 44 .- 340

Pháp luật công đóng vai trò quan trọng trong việc xác định giới hạn cầ thiết phải có sự can thiệp của Nhà nước trong việc đảm bảo trật tự chung và quyền con người, đặc biệt đối với các quyền nhân thân dễ bị xâm phạm như đời sống riêng tư, bí mật gia đình, bí mật cá nhân. Bài viết phân tích vai trò và quy định pháp luật công trong việc bảo vệ quyền đối với đời sống riêng tư, bí mật gia đình, bí mật cá nhân, từ đó đưa ra một số đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật liên quan đến việc nhận diện và bảo đảm các quyền này.

117 Các yếu tố ảnh hưởng đến ý thức chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế / Tôn Thất Viên // .- 2024 .- Số 825 - Tháng 5 .- Tr. 73 - 76 .- 340

Bài viết nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý thức chấp hành pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế ở Việt Nam. Từ cơ sở lý thuyết, phương pháp nghiên cứu thông qua phương trình hồi quy đến kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất các giải pháp để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế.

118 Sự ra đời của bản hiến pháp đầu tiên ở Việt Nam và Indonesia từ góc nhìn lịch sử / Nguyễn Thị Lan Hương // .- 2024 .- Số 3 (288) .- Tr. 24-31 .- 340

Bối cảnh ra đời của Hiến pháp Việt Nam và Hiến pháp Indonesia. Nghiên cứu một số công tác soạn thảo Hiến pháp. Trình bày nội dung của hai bản Hiến pháp. Phân tích về tính thực thu và giá trị kế thừa.

119 Pháp luật về phòng, chống rửa tiền ở Trung Quốc – Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Lương Thị Hồng Hương // .- 2024 .- Số 2 (270) - Tháng 2 .- Tr. 80-86 .- 340

Tập trung phân tích sự coi trọng của chính phủ Trung Quốc đối với công tác phòng, chống rửa tiền cũng như hệ thống pháp luật áp dụng pháp luật phòng, chống rửa tiền của Trung Quốc. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra ưu và nhược điểm của pháp luật Trung Quốc, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng hệ thống liên quan đến phòng, chống rửa tiền trong thời gian tới.

120 Về sửa đổi, bổ sung luật thuế giá trị gia tăng / Nguyễn Khánh Thu Hằng // .- 2024 .- Số 824 - Tháng 5 .- Tr. 58-60 .- 340

Hiện nay, các hành vi gian lận thuế giá trị gia tăng ngày càng phức tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi, được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Theo đó, các doanh nghiệp thường lợi dụng kẽ hở trong các quy định để tăng thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ. Để tăng cường công tác quản lý thuế, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý, hoàn thiện Dự án Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi nhằm tháo gỡ bất cập, chồng chéo trong hệ thống pháp luật thuế này, nâng cao hiệu quả quản lý thuế. Bài viết này trao đổi về những thay đổi của Luật thuế giá trị gia tăng.