CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Y
941 Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú và thế nang sau phẫu thuật cắt tuyến giáp / Đậu Thị Hồng Nhung, Hồ Thị Kim Thanh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 3(Tập 151) .- Tr. 63-72 .- 610
Nhằm đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú và thế nang sau phẫu thuật cắt tuyến giáp. Ung thư biểu mô tuyến giáp là bệnh lí ác tính xuất phát từ tế bào nang giáp, tế bào cận nang và tổ chức liên kết, tế bào miễn dịch. Nghiên cứu cho thấy điểm trung bình chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư tuyến giáp sau phẫu thuật là 91,76+-6,30. Các yếu tố giới nữ, tổn thương thần kinh thanh quản, giai đoạn muộn của bệnh trước phẫu thuật, số lần điều trị I131, sự thiếu hụt hay dư thừa quá mức hoocmon tuyến giáp làm giảm điểm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư biểu mô tuyến giáp.
942 Cải thiện tình trạng kháng insulin thông qua bổ sung dung dịch giàu carbohydrate trước phẫu thuật cho bệnh nhân thông liên thất tại Bệnh viện Nhi Trung ương / Nguyễn Thị Thúy Hồng, Lường Hữu Bảy, Cao Việt Tùng, Lưu Thị Mỹ Thục // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 3(Tập 151) .- Tr. 73-79 .- 610
Đánh giá hiệu quả bổ sung dung dịch carbohydrate cải thiện tình trạng kháng insulin cho bệnh nhân trước phẫu thuật vá thông liên thất tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Nhịn ăn trước phẫu thuật là thủ tục đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới nhằm tránh nguy cơ tử vong do trào ngược dịch dạ dày vào phổi khi gây mê. Tuy nhiên, việc nhịn ăn kéo dài trước phẫu thuật là nguyên nhân chính không chỉ gây khó chịu trước phẫu thuật mà còn dẫn đến tình trạng kháng insulin hậu phẫu và có khả năng tăng cường đáp ứng viêm sau phẫu thuật. Nhịn ăn trước phẫu thuật là thủ tục bắt buộc nhằm đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trước gây mê và phẫu thuật. Bổ sung dung dịch carbohydrate trước phẫu thuật 2 giờ là việc làm cần thiết, đã được kiểm chứng về mức độ an toàn, góp phần giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng kháng insulin sau phẫu thuật.
943 Kết quả điều trị nang ruột đôi bằng phẫu thuật nội soi tại Khoa ngoại Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2010-2020 / Đinh Anh Đức, Phạm Duy Hiền // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 3(Tập 151) .- Tr. 80-88 .- 610
Nhằm mô tả điều trị nang ruột đôi bằng phẫu thuật nội soi tại Khoa ngoại Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2010-2020. Nang ruột đôi là những bất thường bẩm sinh hiếm gặp và xuất hiện mọi vị trí trên đường tiêu hóa, từ thực quản tới trực tràng. Trong phẫu thuật nội soi điều trị nang ruột đôi, phẫu thuật nội soi 1 trocar hỗ trợ được sử dụng nhiều nhất với tỷ lệ 62,4%. Chỉ có 4 trường hợp phải chuyển mổ mở do không quan sát được và phẫu thuật nội soi khó khăn. Mở chỏm, đốt lòng nang là phương pháp xử trí nhiều nhất (45,5%). Trung bình thời gian phẫu thuật nội soi là 60,54+-19,68 phút. Biến chứng sau phẫu thuật là nôn (8,3%), sốt (6,6%), nhiễm trùng vết mổ (1,7%), tắc ruột sớm sau phẫu thuật (0,8%) và mổ lại (0,8). Không có trường hợp chảy máu tại miệng nối hoặc rò miệng nối.
944 Diễn biến quá kích buồng trứng trên các bệnh nhân trưởng thành noãn bằng GnRH đồng vận / Phạm Thị Thùy Dương, Hồ Sỹ Hùng // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 3(Tập 151) .- Tr. 89-97 .- 610
Trình bày diễn biến quá kích buồng trứng trên các bệnh nhân trưởng thành noãn bằng GnRH đồng vận. Phác đồ kích thích buồng trứng antagonist và gây trưởng thành noãn bằng GnRH đồng vận là phương pháp hiệu quả giúp giảm đáng kể nguy cơ quá kích buồng trứng trong quy trình thụ tinh ống nghiệm. Các triệu chứng giảm dần từ ngày thứ 2 đến ngày 7 sau chọc hút noãn và không có bệnh nhân quá kích buồng trứng mức độ nặng. Trong khi phác đồ này cho kết quả tốt về tỷ lệ noãn thu được cũng như tỷ lệ noãn trưởng thành. Việc theo dõi các triệu chứng sau khi gây trưởng thành noãn của các bệnh nhân nguy cơ cao có lợi trong việc can thiệp điều trị hội chứng quá kích buồng trứng.
945 Kháng kháng sinh ở trẻ nhiễm khuẩn tiết niệu có bất thường đường tiểu tại Bệnh viện Nhi Trung ương / Lương Thị Phượng, Tống Ngọc Huy, Nguyễn Ngọc Huy, Vũ Ngọc Bích, Nguyễn Thu Hương // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 3(Tập 151) .- Tr. 98-105 .- 610
Trình bày nghiên cứu kháng kháng sinh ở trẻ nhiễm khuẩn tiết niệu có bất thường đường tiểu tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Nhiễm khuẩn tiết niệu là một trong những bệnh nhiễm trùng thường gặp ở trẻ em, chỉ đứng sau nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu hóa. Các bất thường đường tiểu (UTA) là tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu và tỉ lệ kháng kháng sinh, thường phải điều trị bằng kháng sinh đường tĩnh mạch dài ngày hơn nhiễm khuẩn tiết niệu thông thường. Dị dạng đường tiểu hay gặp nhất là trào ngược bàng quang niệu quản chiếm 72,2% và có 52,2% trào ngược mức độ nặng từ độ III-V. Căn nguyên gây bệnh: hay gặp nhất là Escherichia coli chiếm 43,3%, tiếp đến là Klebsiella pneumoniae 17,8% và Nấm Candida 11,1%. Có 78,9% Escherichia coli và 62,5% Klebsiella pneumoniae sinh men ESBL. Escherichia coli kháng cao nhất với Ampicillin 97,4% và sau đó là nhóm cephalosporin thế hệ 3 với 79,5%, còn nhạy cảm cao với nhóm carbapenem, amikacin, fosfomycin và nitrofurantoin.
946 Kết quả chăm sóc người bệnh rối loạn lo âu lan tỏa và một số yếu tố liên quan / Vương Thị Được, Nguyễn Thị Tuyến, Dương Minh Tâm // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 3(Tập 151) .- Tr. 106-114 .- 610
Trình bày kết quả chăm sóc người bệnh rối loạn lo âu lan tỏa và một số yếu tố liên quan. Rối loạn lo âu lan tỏa được đặc trưng bởi tình trạng lo âu quá mức không kiểm soát được, lan tỏa nhiều chủ đề, không khu trú bất cứ tình huống đặc biệt nào, kéo dài trên 6 tháng. Đây là một rối loạn phổ biến trong lâm sàng tâm thần học, thường gặp nhất trong các rối loạn lo âu được điều trị nội trú. Khả năng nhận biết dấu hiệu, triệu chứng đang tăng của người bệnh liên quan với số lần nằm viện, tình trạng phòng bệnh và số chủ đề lo âu. Khả năng lập kế hoạch đối phó với các tình huống lo âu trong tương lai liên quan với số lần nằm viện, tình trạng phòng bệnh, sang chấn tâm lý, số chủ đề lo âu và số triệu chứng. Sự tiến triển của lo âu dưới sự điều trị và chăm sóc là tiến triển rõ rệt, sự tiến triển còn liên quan đến số lần điều trị, khả năng lập kế hoạch và khả năng ứng phó của người bệnh trước lo âu.
947 Phẫu thuật tổn thương mạch máu ngoại vi tại vị trí chọn mạch sau can thiệp tim mạch / Vũ Ngọc Tú, Nguyễn Duy Thắng, Nguyễn Anh Huy, Nguyễn Duy Gia, Lê Văn Tú, Lê Anh Minh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 3(Tập 151) .- Tr. 115-121 .- 610
Nhằm trình bày phẫu thuật tổn thương mạch máu ngoại vi tại vị trí chọn mạch sau can thiệp tim mạch. Các phương pháp can thiệp tim mạch ngày càng được phát triển và áp dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng nhằm điều trị nhiều bệnh lý như bệnh mạch vành, động mạch chủ, bệnh van tim, chấn thương,… Đi kèm với sự phát triển này là các biến chứng mạch máu ở vị trí chọc mạch. Biến chứng tổn thương mạch máu ngoại vi tại vị trí chọc mạch sau can thiệp tim mạch có chỉ định phẫu thuật bao gồm vết thương động mạch, giả phình động mạch, thông động - tĩnh mạch và tụ máu sau phúc mạc. Các biến chứng chọc mạch có liên quan chặt chẽ với đường vào động mạch. Phẫu thuật điều trị tổn thương chọc mạch nên được tầm soát và chỉ định sớm để đạt hiệu quả cao, tránh các biến chứng tắc mạch, thiếu máu chi hoặc nặng nề hơn là cắt cụt chi cho bệnh nhân.
948 Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng của bệnh nhân nhiễm Rickettsia tại một số bệnh viện khu vực đồng bằng sông Cửu Long từ tháng 5/2018 đến tháng 10/2019 / Hoàng Thị Hậu, Nguyễn Vũ Trung, Lê Thị Hội // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 3(Tập 151) .- Tr. 122-128 .- 610
Nhằm xác định tỷ lệ nhiễm Rickettsia tại một số bệnh viện khu vực khu vực đồng bằng sông Cửu Long và mô tả một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng của bệnh nhân. Rickettsia là căn nguyên gây bệnh Rickettsioses – một bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây dịch, lây truyền qua động vật chân đốt (ve, mò, bọ chét, chấy, rận). Bệnh có biểu hiện lâm sàng đa dạng nhưng không đặc hiệu phụ thuộc vào từng loài Rickettsia nên dễ bị bỏ sót hoặc nhầm lẫn trong chẩn đoán. Rickettsia là các thành viên thuộc hai chi Rickettsia và Orientia của họ Rickettsiaceae. Rickettsia là tác nhân gây sốt cấp tính thường gặp, phần lớn cá trường hợp là sốt mò với eschar là triệu chứng gới ý. Realtime PCR nên được chỉ định với các trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng do Rickettsia.
949 Kết quả sống thêm 10 năm ở bệnh nhân ung thư vú dưới 35 tuổi tại Bệnh viện K / Phùng Thị Huyền, Nguyễn Thị Huyền // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 3(Tập 151) .- Tr. 129-136 .- 610
Trình bày kết quả sống thêm 10 năm ở bệnh nhân ung thư vú dưới 35 tuổi tại Bệnh viện K. Thực tiễn lâm sàng tại bệnh viện K cho thấy hầu hết bệnh nhân ung thư vú trẻ tuổi đều được điều trị tích cực bằng nhiều phương pháp phối hợp bao gồm phẫu thuật, hóa chất, tia xạ, nội tiết, điều trị đích, tuy nhiên vẫn còn nhiều bệnh nhân tái phát sau điều trị. Tỉ lệ sống thêm toàn bộ 10 năm là 64,6%, sống thêm không sự kiện 10 năm là 60,5%. Giai đoạn bệnh và tình trạng hạch di căn có liên quan tới tỉ lệ sống thêm toàn bộ và sống thêm không sự kiện. Ung thư vú ở phụ nữ trẻ có liên lượng không thuận lợi về EFS và OS.
950 So sánh thể tích tuyến vú đo bằng hai phương pháp tại Bệnh viện K / Lê Hồng Quang, Nguyễn Công Huy // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 3(Tập 151) .- Tr. 137-143 .- 610
Đánh giá mức độ phù hợp của phương pháp tính thể tích tuyến vú dựa trên đo đạcgiải phẫu và dựa trên phim X-quang tuyến vú so với thể tích bệnh phẩm vú. Các nghiên cứu gần đây cho thấy tỉ lệ kích thước u và kích thước tuyến vú liên quan chặt chẽ tới kết quả phẫu thuật bảo tồn ung thư vú. Phương pháp đo các mốc giải phẫu tuyến vú và phương pháp đó thể tích vú trên phim chụp X-quang tuyến vú là hai phương pháp đơn giản, tiện lợi, chi phí thấp và có mức độ phù hợp tương đối cao. Phương pháp đo giải phẫu có mức độ phù hợp cao với tuyến vú nhỏ và không sa trễ. Phương pháp X-quang có mức độ phù hợp cao hơn với tuyến vú lớn hoặc sa trễ.