CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Y
931 Tạo khối ung thư phổi không tế bào nhỏ của người trên thực nghiệm / Nguyễn Thị Mỹ Thành, Nguyễn Văn Đô, Hồ Anh Sơn, Nguyễn Lĩnh Toàn // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 2(Tập 150) .- Tr. 182-188 .- 610
Nghiên cứu tạo ra khối ung thư phổi không tế bào nhỏ người trên cơ thể chuột thiếu hụt miễn dịch (chuột Nude) bằng dòng tế bào ung thư phổi người H460. Mô hình ung thư thực nghiệm không thể thiếu trong nghiên cứu ung thư tiền lâm sàng in vivo để thử nghiệm các thuốc chống ung thư. Các mô hình ung thư phổi tạo bởi hóa chất hay ghép tế bào ung thư đồng loài trên chuột không mang tính tương đồng về mặt sinh học như khối u trên người. Kết quả đã nuôi cấy và tăng sinh thành công tế bào ung thư phổi không nhỏ của người dòng H460, đủ số lượng tế bào phục vụ ghép tạo khối u trên chuột. Tạo được khối ung thư phổi không tế bào nhỏ người dòng H460 dưới da đùi chuột thiếu hụt miễn dịch.
932 Cơ chế phân tử của tính kháng cephalosporin của neisseria gonorrhoeae thu thập tại Việt Nam năm 2019-2020 / Trịnh Minh Trang, Nguyễn Thị Tâm, Lê Viết Thanh, Phạm Thị Minh Phương, Phạm Thị Lan, H. Rogier van Doorn // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 2(Tập 150) .- Tr. 189-201 .- 610
Trình bày cơ chế phân tử của tính kháng cephalosporin của neisseria gonorrhoeae thu thập tại Việt Nam năm 2019-2020. Bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến thứ 2 sau nhiễm Chlamydia trachomatis. Mức độ kháng ceftriaxone tương đồng các chủng FC428 nhưng mức kháng cefixime thấp hơn. Các chủng NG (ST1901 và ST 13871) phân bố chủ yếu ở phía nam Việt Nam, liên quan đến chủng kháng cephalosporin phát hiện đầu tiên tại Nhật Bản và hiện đã lan rộng nhiều nơi. Phần lớn chủng mang allen khảm penA mới và gen mtrR/mtrR promoter với các đột biến kháng cephalosporin đặc trưng và có thêm nhiều đột biến mới.
933 Mối liên quan giữa một số đặc điểm dịch tễ học, gen TNF-A với nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic / Nguyễn Việt, Nguyễn Ngọc Anh, Phạm Thị Quân, Lê Thị Hương, Lê Thị Thanh Xuân // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 2(Tập 150) .- Tr. 202-209 .- 610
Trình bày mối liên quan giữa một số đặc điểm dịch tễ học, gen TNF-A với nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic. Bệnh bụi phổi silic là một bệnh nghề nghiệp, biểu hiện tổn thương xơ hóa lan tỏa ở phổi. Nguyên nhân gây bệnh bụi phổi silic đã được biết là do đối tượng hàng ngày hít phải bụi chứa silic tự do. Việc xác định các yếu tố nguy cơ của bệnh bụi phổi silic sẽ làm cơ sở để xây dựng chiến lược, quy trình tầm soát bệnh tùy theo nhóm đối tượng khác nhau. Kết quả cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,026 giữa nồng độ TNF-A trong máu của nhóm có bệnh và nhóm so sánh. Nghiên cứu đã sử dụng đường cong ROC để xác định điểm cắt (0,505 pg/mL) và bước đầu đánh giá độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm TNF-A trong chẩn đoán bệnh bụi phổi silic.
934 Xác định đột biến trên một số exon của gen SCN5A ở bệnh nhân mắc hội chứng Brugada / Nguyễn Văn Thảnh, Đặng Duy Phương, Lê Thị Phương, Bạch Thị Như Quỳnh, Trần Huy Thịnh, Trần Vân Khánh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 3(Tập 151) .- Tr. 1-8 .- 610
Nhằm xác định đột biến trên một số exon của gen SCN5A ở bệnh nhân mắc hội chứng Brugada. Hội chứng Brugada là thuật ngữ được sử dụng để mô tả tình trạng rối loạn nhịp tim ở những bệnh nhân có hình ảnh điện tâm đồ bất thường, đặc trưng bởi độ chênh lệch của đoạn ST>=2 mm hình vòm, sóng T âm ở các chuyển đạo ngực phải (V1-V3). Bằng kỹ thuật giải trình tự gen Sanger, nghiên cứu đã phát hiện được 7/25 bệnh nhân với 7 loại đột biến trên exon 9, 16, 17, 23, 28 của gen SCN5A. Trong đó exon 28 có tỷ lệ đột biến cao nhất chiếm 42,8%, các exon còn lại chiếm tỷ lệ ngang nhau là 14,3%, 85,7% (6/7) là đột biến thay thế nucleotid, 14,3% (1/7) là đột biến mất đoạn ngắn. Nghiên cứu phát hiện được 2 đột biến chưa ghi nhận trên ngân hàng dữ liệu Clinvar và đều được dự đoán có khả năng gây bệnh khi được phân tích bằng các phần mềm đánh giá.
935 Tạo thư viện chứng dương cho xét nghiệm sinh học phân tử chẩn đoán bệnh Beta Thalassemia / Bạch Thị Như Quỳnh, Nguyễn Hải Bằng, Hà Thị Thu, Nguyễn Văn Thảnh, Dương Quốc Chính // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 3(Tập 151) .- Tr. 9-17 .- 610
Nghiên cứu nhằm tạo thư viện chứng dương cho xét nghiệm sinh học phân tử chẩn đoán bệnh Beta Thalassemia. Beta Thalassemia là bệnh thiếu máu tan máu bẩm sinh gây ra bởi sự bất thường về di truyền trên gen beta-globin (HBB) để lại hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, ảnh hưởng tới giống nòi và là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Xét nghiệm phát hiện sớm người mang gen bệnh bằng kỹ thuật sinh học phân tử hiện nay sử dụng chứng dương tách chiết từ máu của người mang đột biến, dẫn tới sự không đồng nhất về chất lượng, sự thiếu hụt nguồn chứng dương đặc biệt là những đột biến hiếm. Áp dụng công nghệ DNA tái tổ hợp, từ mẫu DNA hiện có của bệnh nhân dương tính với Beta Thalassemia, nghiên cứu đã tạo ra nguồn thư viện gồm các mẫu đối chứng dương tính của 8 đột biến trên gen HBB bao gồm: CD17, CD41/42, CD26, CD71/72, CD95, -28, IVS1.1 và IVS1.5.
936 Xác định đột biến gen LRRK2 ở bệnh nhân Parkinson / Nguyễn Thị Nữ, Phạm Lê Anh Tuấn, Trần Vân Khánh, Trần Huy Thịnh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 3(Tập 151) .- Tr. 18-25 .- 610
Nghiên cứu nhằm xác định đột biến gen LRRK2 ở bệnh nhân Parkinson. Gen LRRK2 là một gen khá lớn nằm trên nhiễm sắc thể 12 với chiều dài 144 kb, bao gồm 51 exon mã hóa 2527 acid amin có vai trò quan trọng trong việc khởi động quá trình dịch mã ở tế bào. Bệnh Parkinson là một bệnh về rối loạn thần kinh cơ phổ biến thứ hai trên thế giới chỉ sau Alzheimer. Nguyên nhân chính của bệnh là do sự thóa hóa các tế bào thần kinh trong vùng đen, sự thoái hóa dần dần của tế bào này là giảm lượng dopamin, là chất có vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền tín hiệu thần kinh để đảm bảo cho quá trình co cơ diễn ra bình thường dưới sự điều khiển của não bộ. Trong 30 bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson được nghiên cứu thì tỷ lệ bệnh nhân có đột biến chiếm 16,7%, tỷ lệ bệnh nhân không có đột biến chiếm 83,3%. Ở bệnh nhân Parkinson có đột biến, phân tích cho thấy có 2 đột biến thay thế nucleotid tại exon 2 và exon 16 làm thay đổi trình tự mã hóa acid amin, một đột biến tại vị trí cắt nối trên intron 39 làm dịch chuyển khung dịch mã, và 1 đột biến xóa đoạn trên intron 18.
937 Đa hình đơn rs2596542 và mức độ biểu hiện của MICA/B trong ung thư vòm họng / Vũ Hải Linh, Nguyễn Tân Đông, Nguyễn Hoàng Việt, Nguyễn Minh Ngọc, Trần Ngọc Minh, Nguyễn Kim Đồng, Trần Vân Khánh, Tạ Thành Đạt, Nguyễn Quý Linh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 3(Tập 151) .- Tr. 26-33 .- 610
Nhằm xác định vai trò đa hình đơn rs2596542 và mức độ biểu hiện của MICA/B trong ung thư vòm họng. MICA/B là các kháng nguyên trên bề mặt của tế bào khối u, có vai trò kích hoạt hệ thống miễn dịch phát hiện và tiêu diệt các tế bào u. Kết quả cho thấy sự biểu hiện của MICA/B trên các mô ung thư vòm họng thấp nhất khi mang kiểu gen CC (p=0,03). Các khối u mang alen rs2596542T có mức độ biểu hiện MICA/B cao hơn có ý nghĩa so với những khối u mang alen rs2596542C (p=0,04). Do đó, alen T và sự biểu hiện của protein MICA/B có tiềm năng trở thành dấu ấn sinh học cho phát triển liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư vòm họng.
938 Phẫu thuật lại trên bệnh nhân đặt stent graft động mạch chủ bụng : báo cáo 2 ca lâm sàng / Đoàn Quốc Hưng, Nguyễn Duy Thắng, Vũ Ngọc Tú, Nguyễn Duy Gia // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 3(Tập 151) .- Tr. 34-41 .- 610
Nghiên cứu phẫu thuật lại trên bệnh nhân đặt stent graft động mạch chủ bụng : báo cáo 2 ca lâm sàng. Đặt stent graft ngày càng trở thành một biện pháp an toàn và hiệu quả để điều trị các bệnh lý của động mạch chủ bụng dưới thận, đặc biệt là ở nhóm người bệnh có nguy cơ cao. Tuy nhiên vẫn có những biến chứng ít gặp cần can thiệp ngoại khoa sau đó. Tắc nhánh và nhiễm trùng stent graft là các biến chứng không thường gặp, bệnh nhân tắc nhánh stent graft cần phẫu thuật khi có biểu hiện thiếu máu rõ và không có khả năng can thiệp lại, còn nhiễm trùng stent graft luôn cần chỉ định phẫu thuật lại khi có chẩn đoán rõ ràng. Nguy cơ phẫu thuật ở nhóm bệnh nhân nhiễm trùng là rất cao nên việc phát hiện sớm, lựa chọn phương pháp phẫu thuật thích hợp phối hợp với điều trị kháng sinh theo phác đồ là yếu tố quan trọng giúp điều trị thành công.
939 Mô tả đặc điểm và đánh giá kết quả thay khớp háng bán phần chuôi dài không xi măng ở bệnh nhân cao tuổi gãy liên mấu chuyển xương đùi tại Bệnh viện Việt Đức / Vũ Trường Thịnh, Trần Minh Long Triều, Dương Ngọc Lê Mai, Nguyễn Xuân Thùy, Nguyễn Văn Thoan // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 3(Tập 151) .- Tr. 42-52 .- 610
Nhằm mô tả đặc điểm và đánh giá kết quả thay khớp háng bán phần chuôi dài không xi măng ở bệnh nhân cao tuổi gãy liên mấu chuyển xương đùi tại Bệnh viện Việt Đức. Gãy liên mấu chuyển xương đùi là loại gãy xương nghiêm trọng, tỉ lệ biến chứng và tử vong cao, đặc biệt ở người cao tuổi. Điều trị phẫu thuật giúp cho bệnh nhân sớm đi lại được là hết sức cần thiết. Đa số các bệnh nhân gãy liên mấu chuyển xương đùi là người cao tuổi, số lượng bệnh nhân nữ gặp nhiều hơn nam và tai nạn dẫn đến chấn thương phần lớn là tai nạn sinh hoạt. Kết quả cho thấy phương pháp phẫu thuật thay khớp háng bán phần không xi măng có tỉ lệ phục hồi cao và ít để lại di chứng, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân sau điều trị. Giúp phẫu thuật viên có thêm lựa chọn điều trị cho các trường hợp bệnh nhân gãy liên mấu chuyển xương đùi phức tạp.
940 Hiệu quả điều trị của phác đồ Antithymocyte Clobulin kết hợp Cyclosporin A trên bệnh nhi suy tủy xương / Nguyễn Thị Hương Mai // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 3(Tập 151) .- Tr. 53-62 .- 610
Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả điều trị của phác đồ Antithymocyte Clobulin kết hợp Cyclosporin A trên bệnh nhi suy tủy xương. Suy tủy xương là tình trạng bệnh lý về số lượng tế bào gốc dẫn đến tủy xương mất khả năng sinh máu, giảm ba dòng máu ngoại vi và bệnh nhân phụ thuộc vào truyền các chế phẩm máu. Hai phương pháp điều trị suy tủy xương chưa rõ nguyên nhân được sử dụng nhiều nhất hiện nay là thuốc ức chế miễn dịch và ghép tế bào gôc đồng loại. Ghép tế bào gốc với người cho cùng huyết thống là lựa chọn hàng đầu điều trị, tuy nhiên đối với bệnh nhi không có người cho phù hợp thì liệu pháp ức chế miễn dịch cũng là một lựa chọn hiệu quả. Điều trị ức chế miễn dịch bằng Antithymocyte Clobulin (ATG) và Cyclosporin A (CSA) có tác dụng bảo tồn các tế bào máu với tỷ lệ đáp ứng từ 60-75%, tỉ lệ sống thêm kéo dài trên 5 năm là 80-90%.