CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Y
2191 Nghiên cứu mối liên quan giữa nhiễm khuẩn mắc phải và đặt catheter tĩnh mạch trung tâm tại Khoa hồi sức cấp cứu / Nguyễn Văn Chi, Nguyễn Thanh Sơn, Lê Thị Bình // Y học Việt Nam (Điện tử) .- 2017 .- Số 1 .- Tr. 24-28 .- 610
Tỷ lệ nhiễm khuẩn mắc phải của người bệnh đặt catheter tĩnh mạch trung tâm chiếm tới 2,2 phần trăm. Có sự liên quan giữa bẹnh nhân đặt catheter tĩnh mạch trung tâm ở các khoa khác chuyển đến và bị nhiễm khuẩn mắc phải cao hơn bệnh nhân được đặt catheter tĩnh mạch trung tâm tại khoa hồi sức cấp cứu, giữa số lần đâm kim 1 lần có nguy cơ nhiễm khuẩn mắc phải cao hơn đâm kim 1 lần khi đặt catheter tĩnh mạch trung tâm. Số lần thay băng chân catheter tĩnh mạch trung tâm 2 ngày/1 lần có nguy cơ nhiễm khuẩn mắc phải cao hơn so với thay băng 1 lần/tuần.
2192 Tương quan giữa mật độ biểu hiện răng cửa hình xẻng và kích thước gần xa răng cửa giữa cửa bên và cối lớn thứ nhất hàm trên / Huỳnh Kim Khang, Quách Hữu Thịnh // .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 12-15 .- 610
Mẫu nghiên cứu gồm 100 mẫu hàm thạch cao từ 20 đến 23 tuổi, trong đó có 48 nam và 52 nữ. Các kích thước gần xa ở nam giới đều cao hơn nữ giới. Có mối tương quan thuận giữa mức độ biển hện răng cửa hình xẻng của răng cửa giữa, răng cửa bên hàm trên và kích thước gần xa của răng cối lớn thứ nhất hàm trên.
2193 So sánh tác dụng dự phòng nôn và buồn nôn sau mổ nội soi phụ khoa của Ondansetron với Dexamethason / Nguyễn Đình Long, Vũ Văn Du, Nguyễn Đức Lam // .- 2017 .- Số 1 .- Tr. 45-48 .- 610
Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng trên 100 bệnh nhân trên 16 tuổi, khỏe mạnh, có chỉ định phẫu thuật nội soi phụ khoa, chia làm 2 nhóm bằng nhau. Nhóm O sử dụng 4mg Ondansetron và nhóm D sử dụng 8mg Dexamethason tiêm tĩnh mạch trước khi khởi mê. Kết quả cho thấy nhóm O có tỷ lệ nôn và buồn nôn trong 24 giờ đầu sau mổ là 34 phần trăm và số lần nôn, buồn nôn trung bình là 0,64 lần. Nhóm Dexamethason có tỷ lệ nôn và buồn nôn trong 24 giờ đầu sau mổ là 30 phần trăm và số lần nôn, buồn nôn là 0,66 lần.
2194 So sánh tác dụng cốm bổ tì cải dạng và cốm bổ tỳ cũ trong phục hồi dinh dưỡng trẻ em tại cộng đồng / Nguyễn Thị Tâm Thuận // .- 2017 .- Số 1 .- Tr. 82-86 .- 610
Nghiên cứu được thực hiện trên 120 trẻ suy dinh dưỡng độ I và độ II. Trẻ được uống thuốc và theo dõi trong 3 tháng. Kết quả cho thấy có 86,7 phần trăm trẻ uống thuốc bổ tỳ cải dạng được chuyển chế độ dinh dưỡng cao hơn nhóm uống thuốc bổ tỳ cũ 58,3 phần trăm.
2195 Nghiên cứu chất lượng cuộc sống sau điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt bằng phương pháp nút động mạch / Nguyễn Xuân Hiền, Phan Hoàng Giang, Phạm Minh Thông // .- 2017 .- Số 1 .- Tr. 98-100 .- 610
Từ 2/2014 đến 7/2016 có 46 bệnh nhân được diều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt bằng phương pháp nút động mạch. Thủ thuật thành công trên 44 bệnh nhân. Lâm sàng cải thiện ở cả 100 phần trăm bệnh nhân, các chỉ số IPS, QoL, Qmax, PVR, IIEF-5 cải thiện sau 18 tháng.
2196 Nồng độ NT-proBNP huyết thanh và thang điểm nguy cơ grace trong tiên lượng ngắn hạn ở bệnh nhân hội chứng vành cấp / Trần Viết An // Y học Việt Nam (Điện tử) .- 2017 .- Số 1 .- Tr. 101-105 .- 610
Đánh giá giá trị tiên lượng ngắn hạn của thang điểm Grace kết hợp với NT-proBNP huyết thanh trên 127 bệnh nhân hội chứng vành cấp. Nồng độ NT-proBNP huyết thanh huyết thanh giữa cac nhóm theo phân suất tống máu thất trái, bình thường là 809,7 pg/ml. Mối tương quan nghịch giữa nồng độ NT-proBNP huyết thanh với phân suất tống máu thất trái sau hội chứng vành cấp. Giá trị điểm cắt NT-proBNP tiên đoán tử vong 30 ngày ở bệnh nhân hội chứng vành cấp 2037 pg/ml có độ nhạy 100 phần trăm, độ đặc hiệu 5,7 phần trăm và diện tích dưới đường cong là 0,917.
2197 Mối liên quan giữa các thông số chức năng hô hấp với mức độ nặng và kiểu hình của bệnh phổi tắc nghẹn mãn tính / Phạm Thị Phương Nam, Đồng Khắc Hưng, Nguyễn Huy Lực // .- 2017 .- Số 1 .- Tr. 109-114 .- 610
Ở bệnh nhân phổi tắc nghẹn mạn tính có sự giảm gái trị các thông số FEV1, MVV trong đó MVV giảm rõ nhất, các thông số thăm dò chức năng giãn phổi tăng và sức cản đường thở tăng. Sự rối loạn này có tương quan với mức độ nặng của bệnh và kiểu hình bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính. Thông số FEV1, MVVm RV/TLC có mối tương quan nghịch khá chặt chẽ với mức độ nặng của bệnh.
2198 Liên quan giữa chỉ số CAT và BODE ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính ngoài đợt cấp / Tạ Bá Thắng, Nguyễn Minh Thế // .- 2017 .- Số 1 .- Tr. 114-118 .- 610
Chỉ số CAT trung bình ở bệnh nhân phổi tắc nghẹn mạn tính là 19,97 cộng trừ 4,9, trong đó có 96,9 phần trăm bệnh có mức ảnh hưởng trung bình và nhiều đến chất lượng cuộc sống. Chỉ số BODE trung bình là 5,21 cộng trừ 1,96 và 42,42 phần trăm bệnh nhân là BODE III. Chỉ số CAT và BODE tăng theo giai đoạn bệnh. Có mối tương quan thuận chặt chẽgiữa chỉ số CAT và chỉ số BODE.
2199 Nghiên cứu tổng hợp và thử hoạt tính kháng vi khuẩn của các dẫn chất halogenobenzyliden-3-(4-Clorosalicylamido) Rhodanin / Nguyễn Ngọc Bảo Hà, Phạm Thị Tố Liên, Lê Thị Cẩm Tú // .- 2019 .- Số 13+14 .- Tr. 283-289 .- 610
Quá trình tổng hợp dẫn chất halogenobenzyliden-3-(4-Clorosalicylamido) Rhodanin thu được 4 sản phẩm, các sản phẩm đều có độ tinh khiết cao, có cấu trúc giống như dự đoán. Các sản phẩm có tác động kháng tốt các chủng vi khuẩn G(+) gây bệnh như S.feacalis, MSSA và MRSA.
2200 Phát hiện kiểu gen 4 của virus viêm gan D ở Việt Nam / Nguyễn Minh Hùng, Hoàng Văn Tổng, Nguyễn Hồng Thắng, Bùi Tiến Sỹ // Y học Việt Nam (Điện tử) .- 2017 .- Số 1 .- Tr. 219-223 .- 610
198 bệnh nhân ở 3 nhóm gồm nhóm 1 có 68 nhồi máu cơ tim cấp, nhóm 2 có 65 người bình thường và nhóm 3 là nhóm chứng có 65 bệnh nhân suy tim mạn. Tuổi trung bình của các bệnh nhân là 66,88 cộng trừ 12,59. Thời gian trung bình từ khi đau ngực đến khi nhập viện là 13,97 cộng trừ 7,88 giờ. Nhồi máu cơ tim có ST chênh lên chiếm 61,8 phần trăm. Độ nhạy của dấu ấn sinh học tương ướng là 65,6 phần trăm; 79,4 phần trăm; 60,3 phần trăm; 97,1 phần trăm và 97,1 phần trăm. Độ đặc hiệu ương ứng là 82,6 phần trăm; 85,5 phần trăm; 100 phần trăm; 96,9 phần trăm và 98,5 phần trăm.