CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Y

  • Duyệt theo:
1011 Thực trạng rối loạn điện giải và một số yếu tố liên quan của người bệnh tại Bệnh viện điều trị người bệnh covid-19 / Phạm Thị Tuyết Chinh, Nguyễn Thuỳ Linh, Nguyễn Thuỳ Linh, Nguyễn Thị Ngọc Lan, Trần Hà An, Đỗ Thị Minh Anh, Nguyễn Thị Minh Tâm // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 159(11) .- Tr. 42-54 .- 610

Nghiên cứu thực trạng rối loạn điện giải và một số yếu tố liên quan. Trong 1061 người bệnh COVID-19, có tình trạng hạ natri, kali và clo máu là: 42,2%; 16,3%; 43,4%. Nghiên cứu có sự khác biệt giữa tình trạng rối loạn điện giải với mức độ nặng của bệnh COVID-19 (p < 0,05). Một số yếu tố liên quan trên 552 người bệnh tại thời điểm nhập viện và trước ra viện cho thấy hạ natri máu ở người bệnh COVID-19 mức độ trung bình cao gấp 2,2 lần (95%CI: 1,30 - 3,54) và 1,8 lần (95%CI: 1,11 - 2,91) so với mức độ khác.

1012 Hiệu quả hút áp lực âm liên tục trong điều trị người bệnh khuyết phần mềm sau chấn thương / Bùi Thị Kim Dung, Phạm Quang Anh, Đinh Quang Chung, Nguyễn Tiến Thành, Chử Minh Đức, Mạc Huy Cường, Nguyễn Hữu Tuấn, Lưu Thị Hương Liên, Phạm Văn Thành, Ngô Xuân Khoa, Hoàng Văn Hồng // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 159(11) .- Tr. 55-64 .- 610

Nghiên cứu này được thực hiện với hai mục tiêu: 1) Đánh giá thời gian và mức độ liền tổ chức vết thương sau đặt VAC; 2) Mô tả các biến chứng khi đặt VAC. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 41 người bệnh khuyết phần mềm sau chấn thương từ tháng 02/2021 đến 02/2022 tại hai Khoa Chấn thương chi trên và Y học thể thao, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, và Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Kết quả cho thấy, độ nặng của vết thương giảm sau đặt VAC (p < 0,001).

1013 Áp dụng công cụ javacript để phát triển giải pháp tự động hoá phân tích kết quả siêu âm doppler xuyên sọ / Bùi Mỹ Hạnh, Đinh Thu Hương // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 159(11) .- Tr. 65-72 .- 610

Nghiên cứu này nhằm mục tiêu phát triển giải pháp tự động hóa trong nhận định kết quả siêu âm Doppler xuyên sọ. Sử dụng hàm Javacript phát triển giải pháp tự động hóa trong nhận định kết quả từ 7/2018 đến 7/2022. Thử nghiệm ứng dụng ngẫu nhiên trên 100 đối tượng theo cả phương pháp thủ công và tự động, sau đó áp dụng thực tế cho 43.134 đối tượng. Nghiên cứu đã xây dựng và phát triển giải pháp tự động hỗ trợ quá trình trả lời kết quả nhanh chóng, hiệu quả, tin cậy, tạo được bộ dữ liệu chuẩn về siêu âm Doppler xuyên sọ.

1014 Đánh giá kết quả bước đầu điều trị dị dạng tĩnh mạch vùng đầu mặt cổ bằng tiêm cồn tuyệt đối dưới hướng dẫn của dsa / Nguyễn Ngọc Cương, Chu Hồng Sơn, Lê Tuấn Linh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 159(11) .- Tr. 73-82 .- 610

Nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm hình ảnh của dị dạng tĩnh mạch vùng đầu mặt cổ trên máy chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) và đánh giá hiệu quả của phương pháp gây xơ bằng cồn tuyệt đối. Thiết kế nghiên cứu mô tả hồi cứu và tiến cứu với 25 bệnh nhân có tuổi trung bình 31,1.

1015 Đánh giá kết quả thắt ống phúc tinh mạc qua nội soi ổ bụng sử dụng rọ Dormia hỗ trợ điều trị bệnh lý tồn tại ống phúc tinh mạc ở trẻ em tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội / Trần Văn Kiên, Nguyễn Hoài Bắc, Nguyễn Cao Thắng, Phạm Minh Quân, Hạ Hồng Cường // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 159(11) .- Tr. 83-91 .- 610

Bệnh lý tồn tại ống phúc tinh mạc có tỷ lệ mắc cao ở trẻ em. Phẫu thuật nội soi ổ bụng thắt ống phúc tinh mạc qua da với sự hỗ trợ của rọ Dormia lấy chỉ có nhiều ưu điểm và giảm chi phí so với việc sử dụng kim chuyên dụng. Vì vậy, để đánh giá độ an toàn và hiệu quả của phương pháp, chúng tôi tiến hành nghiên cứu 50 trẻ được phẫu thuật bằng phương pháp này.

1016 Dẫn lưu đường mật qua da cấp cứu trong điều trị viêm đường mật cấp do sỏi tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội / Tô Quang Hưng, Trần Bảo Long, Vũ Đình Hùng, Hoàng Bùi Hải // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 159(11) .- Tr. 92-98 .- 610

Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá kết quả điều trị nội khoa kết hợp với dẫn lưu đường mật qua da cấp cứu ở bệnh nhân viêm đường mật cấp do sỏi tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Đây là một nghiên cứu mô tả, hồi cứu 32 bệnh nhân viêm đường mật cấp do sỏi, được điều trị nội khoa và dẫn lưu đường mật qua da. Nghiên cứu cho thấy kết hợp dẫn lưu đường mật qua da cấp cứu với điều trị nội khoa ở bệnh nhân viêm đường mật cấp do sỏi tại khoa Cấp cứu cho kết quả tốt, tỷ lệ biến chứng thấp và thời gian nằm hồi sức cấp cứu ngắn.

1017 Báo cáo ca lâm sàng lấy dị vật bể thận qua đường hầm dẫn lưu thận / Hoàng Long, Lê Tuấn Anh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 159(11) .- Tr. 99-104 .- 610

Dị vật bể thận mặc dù hiếm gặp nhưng đã được ghi nhận ở nhiều báo cáo. Các tác giả đều cho thấy phần lớn các dị vật này có nguồn gốc từ các vật liệu sử dụng trong phẫu thuật ngoại khoa và cần được lấy bỏ bằng các phương pháp khác nhau. Chúng tôi báo cáo 2 trường hợp dị vật bể thận đều là vật liệu sử dụng trong phẫu thuật tiết niệu và đã được tiến hành phẫu thuật lấy bỏ thông qua đường hầm vào bể thận tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

1018 Kết quả sớm của tán sỏi nội soi bằng ống soi mềm kỹ thuật số điều trị sỏi tiết niệu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội / Hoàng Long, Nguyễn Đình Bắc // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 159(11) .- Tr. 105-113 .- 610

Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá kết quả sớm của tán sỏi nội soi bằng ống soi mềm kỹ thuật số trong điều trị sỏi tiết niệu. Chúng tôi tiến hành một nghiên cứu mô tả hồi cứu từ tháng 6/2021 đến tháng 6/2022. Nghiên cứu này gồm 84 bệnh nhân, tuổi trung bình là 49,9 ± 13,6 tuổi, tỷ lệ nam và nữ lần lượt là 67,9% và 32,1%.

1019 Kết quả bước đầu chuẩn bị tinh trùng bằng lọc thang nồng độ ngắn và lọc đơn lớp trên mẫu thiểu tinh / Nguyễn Thanh Hoa, Trần Thị Phương Hoa, Mai Thị Giang, Nguyễn Mạnh Hà // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 159(11) .- Tr. 114-122 .- 610

Nghiên cứu so sánh khả năng thu hồi và tỷ lệ đứt gãy DNA của mẫu thiểu tinh sau lọc rửa bằng thang nồng độ ngắn và lọc đơn lớp cho IUI. 30 mẫu tinh dịch có mật độ dưới 15 triệu/ml được lọc bằng 3 phương pháp mini-gradient, đơn lớp 90%, đơn lớp 45%. Đánh giá tỷ lệ di động, tỷ lệ thu hồi tinh trùng và đứt gãy DNA trước và sau lọc rửa.

1020 Thực trạng mắc các dấu hiệu trầm cảm của nhân viên y tế và một số yếu tố liên quan trong dịch covid-19 tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2022 / Nguyễn Văn Hoạt, Nguyễn Văn Phi, Lê Thị Hà Thu, Nguyễn Thị Thu Hiền, Hoàng Quỳnh Liên // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 159(11) .- Tr. 123-131 .- 610

Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 754 nhân viên thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ 28/02/2022 đến14/4/2022. Mục tiêu nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng mắc các dấu hiệu trầm cảm của nhân viên y tế trong dịch COVID-19 và phân tích một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2022 bằng thang đo DASS-21.