CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Chuyển đổi số

  • Duyệt theo:
231 Những vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế số Việt Nam / Carolyn Turk // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 8(761) .- Tr. 4-6 .- 330

Trình bày những vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế số Việt Nam. Chuyển đổi số cũng được coi là một trong những chủ đề quan trọng, góp phần đáng kể vào nguyện vọng nâng cao năng suất và đa dạng hóa trong nền kinh tế, bao gồm chuyển đổi từ các lĩnh vực sản xuất, chế tạo, chế biến sang các lĩnh vực dịch vụ, đồng thời nâng cao hiệu suất và năng suất trong các lĩnh vực truyền thống như nông nghiệp. Kinh tế số là một trong những động lực thúc đẩy và giúp doanh nghiệp chèo lái qua những thời điểm khó khăn, đặc biệt là khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra. Tuy nhiên, để phát triển kinh tế số cần chú ý một số yếu tố quan trọng và vấn đề đặt ra: hạ tầng số, doanh nghiệp số, nền tảng số công cộng, kỹ năng số, dịch vụ tài chính số, môi trường đảm bảo tin cậy, chuyển đổi số bao trùm.

232 Lực lượng lao động kỹ năng số : nhân tố thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia / Lương Thị Thảo, Nguyễn Triều Đông // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 8(761) .- Tr. 7-11 .- 330

Phân tích lực lượng lao động kỹ năng số nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia. Chuyển đổi số đang diễn ra trên mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội, trong cơ quan chính phủ và trong các ngành trọng điểm của nền kinh tế quốc gia. Chuyển đổi số được kỳ vọng giúp tăng năng suất, giảm chi phí và mở ra không gian phát triển mới, tạo ra các giá trị mới. Bên cạnh việc thúc đẩy phát triển hạ tầng số, đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ số mới, hoàn thiện môi trường pháp lý… thì việc chú trọng phát triển lực lượng lao động có kỹ năng số (digital skills) là một trong những yếu tố then chốt đảm bảo cho quá trình chuyển đổi số thành công. Khung kỹ năng số cho lực lượng lao động nói chung được xác định gồm 7 năng lực: vận hành phần mềm và thiết bị; kiến thức về dữ liệu và thông tin; giao tiếp và cộng tác; sáng tạo nội dung kỹ thuật số; an toàn; giải quyết vấn đề; các năng lực liên quan đến nghề nghiệp ở 4 cấp độ (cơ bản, trung cấp, cao cấp và chuyên môn cao) thành thạo.

233 Thúc đẩy chuyển đổi số đối với ngành dịch vụ / Nguyễn Trúc Lê, Nguyễn Thị Anh Thu, Nguyễn Quốc Việt // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 8(761) .- Tr. 12-14 .- 330

Trình bày thúc đẩy chuyển đổi số đối với ngành dịch vụ. Đại dịch Covid-19 là một trong những khó khăn lớn mà các ngành, lĩnh vực phải vượt qua, nhưng đây cũng là cơ hội, đặc biệt đối với các ngành dịch vụ trong việc đẩy mạnh chuyển đổi số. Thực tế qua 2 năm đại dịch cho thấy, đã có những dấu hiệu tích cực của chuyển đổi số trong một số lĩnh vực như y tế, giáo dục, thương mại điện tử, tài chính ngân hàng, logistics. Bên cạnh đó, chuyển đổi số của ngành dịch vụ cũng đang đối mặt với một số thách thức, đòi hỏi Chính phủ phải có những giải pháp thiết thực, khả thi và doanh nghiệp phải tích cực, chủ động hơn. Chính phủ cần: đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng thông tin, nâng cao hiểu biết và kỹ năng số của người lao động, bồi dưỡng, phát triển năng lực đổi mới sáng tạo, tạo ra khung pháp lý số nhằm nâng cao khả năng bảo vệ người dùng các dịch vụ kỹ thuật số. Về phía doanh nghiệp, cần xây dựng chiến lược, đầu tư nguồn lực cho chuyển đổi số.

234 Chuyển đổi số ở Đông Nam Á : thách thức và giải pháp / Phạm Thị Thanh Bình // Ngân hàng .- 2022 .- Số chuyên đề đặ biệt .- Tr. 114-120 .- 332.12

Trình bày thực trạng chuyển đổi số ở Đông Nam Á; Thách thức trong chuyển đổi số của ASEAN; Giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số của ASEAN.

235 Chuyển đổi số - xu thế tất yếu xây dựng Agribank trở thành ngân hàng hiện đại và hội nhập / Nhật Minh // Ngân hàng .- 2022 .- Số chuyên đề đặc biệt .- Tr. 172-175 .- 332.12

Trình bày chuyển đổi về nhận thức; xu thế tất yếu; Chuyển đổi số đưa Agribank trở thành ngân hàng hiện đại và hội nhập.

236 Chuyển đổi số đối với các tổ chức tín dụng là hợp tác xã : thực trạng và vấn đề đặt ra / Nguyễn Thị Kim Thanh // Ngân hàng .- 2022 .- Số chuyên đề đặc biệt .- Tr. 186-188 .- 332.1

Tập trung đánh giá về thực trạng chuyển đổi số đối với các tổ chức tín dụng là hợp tác xã, đặt trong bối cảnh chung về chuyển đổi số của các ngân hàng thương mại, để thấy rõ hơn mức độ chuyển đổi số của các TCTD là hợp tác xã. Bài viết cũng đưa ra những khó khăn trong quá trình chuyển đổi số của các TCTD này; đồng thời, đặt ra những vấn đề cần tập trung giải quyết để thúc đẩy chuyển đổi số trong phân khúc các TCTD là hợp tác xã.

237 Ngành ngân hàng Việt Nam chuyển đổi số để chủ động thích ứng và phát triển bền vững / Phạm Tiến Dũng // Ngân hàng .- 2022 .- Chuyên đề đặc biệt .- Tr. 2-7 .- 332.12

Xây dựng chính sách, giải pháp tạo thuận lợi chuyển đổi số; Chuyển đổi số và nâng cao trải nghiệm khách hàng tại các ngân hàng và những thách thức đặt ra, định hướng thúc đẩy chuyển đổi số trong thời gian tới.

238 Chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng cơ hội, thách thức và khuyến nghị hoàn thiện pháp lý / Tạ Quang Đôn // Ngân hàng .- 2022 .- Chuyên đề đặc biệt .- Tr. 8-17 .- 332.12

Tổng quan về chuyển đổi số và hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng; Cơ hội và thách thức; Định hướng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng và một số khuyến nghị.

239 Xu hướng phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trong bối cảnh chuyển đổi số / Nguyễn Thị Hòa // Ngân hàng .- 2022 .- Chuyên đề đặc biệt .- Tr. 18-28 .- 332.12

Phân tích xu hướng chuyển đổi số và những công nghệ mới của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) tác động đến sự phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Trên cơ sở các kịch bản dự kiến về mô hình hoạt động ngân hàng trong tương lai, bài viết chỉ ra 07 xu hướng phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trong bối cảnh chuyển đổi số.

240 Mục tiêu, định hướng chuyển đổi số trong hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam / Lê Quốc Nghị // Ngân hàng .- 2022 .- Chuyên đề đặc biệt .- Tr. 29-33 .- 332.12

Đề cập đến tác động của chuyển đổi số đối với hoạt động kiểm toán nội bộ nói chung, kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số của kiểm toán nội bộ Ngân hàng Trung ương một số nước Đông Nam Á; trên cơ sở đó, đưa ra mục tiêu, định hướng đối số của ngành Ngân hàng để hoàn thành sử mệnh "đảm bảo" và "gia tăng giá trị" vào hiệu quả hoạt động của NHNN.