CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Chuyển đổi số
221 Thách thức chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay / Nguyễn Thị Ngọc Loan // .- 2022 .- Số 779 .- Tr. 148-150 .- 658
Nghiên cứu thực trạng chuyển đổi số, nhận diện những khó khăn, thách thức, từ đó gợi ý những vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp Việt Nam Việt Nam trong quá trình chuyển đổi số.
222 Chuyển đổi số giáo dục Đại học: Xây dựng mô hình giáo dục Đại học số tại Việt Nam / Tô Hồng Nam // .- 2022 .- Số 5 .- Tr. 42-49 .- 004
Giới thiệu về giáo dục Đại học số, sự cần thiết chuyển đổi xây dựng mô hình giáo dục Đại học số, thực trạng chuyến đổi số nước ta hiện nay, Đề xuất một số nội dung giải pháp chuyển đổi số giáo dục Đại học và xây dựng mô hình giáo dục Đại học số.
223 Cải cách thủ tục hành chính dịch vụ công cấp lý lịch tư pháp trực tuyến / // .- 2022 .- Số 5 .- Tr. 59-65 .- 651
Trình bày hiện trạng cải cách thủ tục hành chính hướng đến Chính phủ số năm 2025. Mục tiêu của chuyển đổi số, xây dựng chính phủ điện tử, hướng đến chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Từ đó đề xuất những biện pháp khắc phục cái cách thủ tục hành chính sửa đổi luật và quy định không phù hợp.
224 Cần một không gian mới rộng hơn cho công nghiệp công nghệ số / // .- 2022 .- Số 5 .- Tr. 66-73 .- 005
Trình bày hiện trạng cải cách thủ tục hành chính hướng đến Chính phủ số năm 2025. Mục tiêu của chuyển đổi số, xây dựng chính phủ điện tử, hướng đến chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Từ đó đề xuất những biện pháp khắc phục cái cách thủ tục hành chính sửa đổi luật và quy định không phù hợp. Bài viết tập trung nghiên cứu, giới thiệu về khuôn khổ thể chế mới để phát triển công nghiệp công nghệ số nói riêng và phát triển đất nước kinh tế - xã hội nói chung.
225 Thực tiễn hoàn thiện thể chế thúc đẩy chuyển đổi số ở Singapore và hàm ý cho Việt Nam / Chu Phương Quỳnh, Phạm Mạnh Hùng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 614 .- Tr. 4 - 6 .- 330
Hiện nay, Singapore đã và đang tiến hành quyết liệt công cuộc chuyển đổi số với tham vọng trở thành quốc gia thông minh đầu tiên trên thế giới và đạt được thành tựu to lớn. Singapore đã có được những nền tảng vững chắc sẵn sàng cho thời đại 4.0 với vốn nhân lực, năng lực cạnh tranh số, năng lực sản xuất đều thuộc hàng đầu thế giới. Trong bước chuyển đổi này, thể chế được thừa nhận rộng rãi là chìa khóa mang lại thành công trong công cuộc chuyển đổi số của Singapore.
226 Giải pháp tăng tốc chuyển đổi số bảo hiểm nhân thọ qua kênh phân phối ngân hàng / Phạm Huyền Trang // .- 2022 .- Số 778 .- Tr. 105-107 .- 658
Hiệu quả từ việc liên kết bảo hiểm ngân hàng. Giải pháp tăng tốc chuyển đổi số bảo hiểm nhân thọ qua kênh phân phối ngân hàng.
227 Tác động của chuyển đổi số tới công tác tài chính kế toán trong doanh nghiệp / Nguyễn Thị Hải Yến // .- 2022 .- Số 778 .- Tr. 114-116 .- 657
Trình bày một số nội dung về chuyển đổi số, tác động của chuyển đổi số tới công tác tài chính kế toán trong doanh nghiệp, những thách thức đặt ra đối với doanh nghiệp Việt, từ đó đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình này.
228 Những vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế số Việt Nam / Carolyn Turk // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 8(761) .- Tr. 4-6 .- 330
Trình bày những vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế số Việt Nam. Chuyển đổi số cũng được coi là một trong những chủ đề quan trọng, góp phần đáng kể vào nguyện vọng nâng cao năng suất và đa dạng hóa trong nền kinh tế, bao gồm chuyển đổi từ các lĩnh vực sản xuất, chế tạo, chế biến sang các lĩnh vực dịch vụ, đồng thời nâng cao hiệu suất và năng suất trong các lĩnh vực truyền thống như nông nghiệp. Kinh tế số là một trong những động lực thúc đẩy và giúp doanh nghiệp chèo lái qua những thời điểm khó khăn, đặc biệt là khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra. Tuy nhiên, để phát triển kinh tế số cần chú ý một số yếu tố quan trọng và vấn đề đặt ra: hạ tầng số, doanh nghiệp số, nền tảng số công cộng, kỹ năng số, dịch vụ tài chính số, môi trường đảm bảo tin cậy, chuyển đổi số bao trùm.
229 Lực lượng lao động kỹ năng số : nhân tố thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia / Lương Thị Thảo, Nguyễn Triều Đông // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 8(761) .- Tr. 7-11 .- 330
Phân tích lực lượng lao động kỹ năng số nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia. Chuyển đổi số đang diễn ra trên mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội, trong cơ quan chính phủ và trong các ngành trọng điểm của nền kinh tế quốc gia. Chuyển đổi số được kỳ vọng giúp tăng năng suất, giảm chi phí và mở ra không gian phát triển mới, tạo ra các giá trị mới. Bên cạnh việc thúc đẩy phát triển hạ tầng số, đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ số mới, hoàn thiện môi trường pháp lý… thì việc chú trọng phát triển lực lượng lao động có kỹ năng số (digital skills) là một trong những yếu tố then chốt đảm bảo cho quá trình chuyển đổi số thành công. Khung kỹ năng số cho lực lượng lao động nói chung được xác định gồm 7 năng lực: vận hành phần mềm và thiết bị; kiến thức về dữ liệu và thông tin; giao tiếp và cộng tác; sáng tạo nội dung kỹ thuật số; an toàn; giải quyết vấn đề; các năng lực liên quan đến nghề nghiệp ở 4 cấp độ (cơ bản, trung cấp, cao cấp và chuyên môn cao) thành thạo.
230 Thúc đẩy chuyển đổi số đối với ngành dịch vụ / Nguyễn Trúc Lê, Nguyễn Thị Anh Thu, Nguyễn Quốc Việt // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 8(761) .- Tr. 12-14 .- 330
Trình bày thúc đẩy chuyển đổi số đối với ngành dịch vụ. Đại dịch Covid-19 là một trong những khó khăn lớn mà các ngành, lĩnh vực phải vượt qua, nhưng đây cũng là cơ hội, đặc biệt đối với các ngành dịch vụ trong việc đẩy mạnh chuyển đổi số. Thực tế qua 2 năm đại dịch cho thấy, đã có những dấu hiệu tích cực của chuyển đổi số trong một số lĩnh vực như y tế, giáo dục, thương mại điện tử, tài chính ngân hàng, logistics. Bên cạnh đó, chuyển đổi số của ngành dịch vụ cũng đang đối mặt với một số thách thức, đòi hỏi Chính phủ phải có những giải pháp thiết thực, khả thi và doanh nghiệp phải tích cực, chủ động hơn. Chính phủ cần: đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng thông tin, nâng cao hiểu biết và kỹ năng số của người lao động, bồi dưỡng, phát triển năng lực đổi mới sáng tạo, tạo ra khung pháp lý số nhằm nâng cao khả năng bảo vệ người dùng các dịch vụ kỹ thuật số. Về phía doanh nghiệp, cần xây dựng chiến lược, đầu tư nguồn lực cho chuyển đổi số.