CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Doanh nghiệp
81 Tiếp thị số - Đòn bẩy cho doanh nghiệp hiện đại / Nguyễn Thị Hoài Nam // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 119-121 .- 658.8
Tiếp thị số (Digital marketing) là tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ sử dụng công nghệ kỹ thuật số, chủ yếu được thực hiện trên Internet, nhưng cũng bao gồm quảng cáo trên điện thoại di động và các phương tiện kỹ thuật số khác. Các chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số đang trở nên phổ biến và hiệu quả hơn trong các doanh nghiệp do nền tảng kỹ thuật số ngày càng được sử dụng và tích hợp vào các kế hoạch tiếp thị, vào cuộc sống hàng ngày cũng như do người tiêu dùng sử dụng thiết bị kỹ thuật. Bài viết này tập trung vào các khái niệm về tiếp thị kỹ thuật số, cũng như cách tiếp thị kỹ thuật số hỗ trợ các doanh nghiệp hiện đại và một số ví dụ trong thực tế.
82 Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ / Nguyễn Ky, Trần Đình An, Huỳnh Văn Hồng, Vũ Trung Nghĩa // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 122-125 .- 658
Chuyển đổi số đã trở thành một xu hướng quan trọng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam, giúp tạo ra khả năng tăng trưởng bền vững và thích ứng với môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng. Bằng việc phương pháp nghiên cứu định tính, bài viết này phân tích thực trạng chuyển đổi số của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam, những khó khăn trong quá trình chuyển đổi số, từ đó đề xuất các giải pháp để hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đẩy nhanh chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh.
83 Tiềm năng trí tuệ nhân tạo đối với tối ưu hoá quá trình vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp / Trần Văn Hưng, Trần Việt Anh, Hoàng Mạnh Dũng, Trần Quang Cảnh // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 79-84 .- 658
Bài nghiên cứu này tập trung vào ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc tối ưu hóa quá trình vận chuyển hàng hóa. Ứng dụng AI trong việc tối ưu hóa quá trình vận chuyển giúp cung cấp thông tin chính xác về nhu cầu và xu hướng tiêu thụ, dự đoán tình trạng giao thông và quản lý các rủi ro tiềm năng trong vận chuyển. Ngoài ra, AI còn có khả năng tối ưu hóa tuyến đường và chọn phương tiện vận chuyển hiệu quả nhất dựa trên dữ liệu và thuật toán phân tích. Bài viết cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc tối ưu hóa quá trình vận chuyển trong việc nâng cao năng suất và lợi nhuận của doanh nghiệp; đồng thời, đưa ra một mô hình nghiên cứu về việc áp dụng AI để tối ưu hóa quá trình vận chuyển cũng như những lợi ích từ việc áp dụng này.
84 Ứng dụng công nghệ thực tế tăng cường trong chuyển giao tri thức và khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt Nam / Nguyễn Minh Đức, Trần Hoài Nam // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 89-92 .- 658
Ở Việt Nam, hoạt động chuyển giao tri thức đã có những thành công nhất định nhưng nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam chưa có sự bứt phá mạnh mẽ. Theo Báo cáo chỉ số thương mại điện tử năm 2023 của Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM), đa số doanh nghiệp đều chủ yếu sử dụng các công cụ như Viber, WhatsApp, Skype, Facebook Messenger, Zalo để trao đổi công việc, chuyển giao tri thức. Tuy nhiên, việc sử dụng các công cụ này chỉ giải quyết được một phần trong hoạt động chuyển giao tri thức, các công cụ và các phương thức khác chưa được triển khai rộng rãi. Bài viết này, nhóm tác giả nghiên cứu một số ứng dụng điển hình của công nghệ thực tế tăng cường trên thế giới và đưa ra một số khuyến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam.
85 Mối quan hệ dòng tiền và đầu tư vốn lưu động của doanh nghiệp trong điều kiện hạn chế tài chính / Bùi Ngọc Mai Phương, Đặng Văn Dân // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 93-95 .- 332
Bài viết đo lường độ nhạy cảm của đầu tư vốn lưu động với dòng tiền của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam trong điều kiện tồn tại hạn chế tài chính. Kết quả cho thấy, đầu tư vốn lưu động rất nhạy cảm với những cú sốc dòng tiền; hơn nữa, độ nhạy cảm tăng theo mức độ hạn chế tài chính của doanh nghiệp. Đây là cơ sở để các nhà quản trị tài chính xây dựng các chính sách kết hợp giữa quyết định đầu tư vốn lưu động và quyết định tài trợ, nhằm đảm bảo phân bổ nguồn vốn hợp lý vào tài sản ngắn hạn và giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của ràng buộc tài chính lên các quyết định chi tiêu vốn của doanh nghiệp.
86 Kế toán dự phòng chi phí hụt hệ số, hụt cung độ tại các doanh nghiệp khai thác than / Nguyễn Thị Minh Thu // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 103-105 .- 657
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thường phát sinh các nghĩa vụ thanh toán cho nhà cung cấp, cho khách hàng... Theo cách tiếp cận nghĩa vụ thanh toán, dự phòng phải trả là một phương thức để chuẩn bị nguồn tài chính cho các nghĩa vụ thanh toán trong tương lai của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp khai thác than, một khoản dự phòng phải trả thường xuyên phát sinh là dự phòng chi phí hụt hệ số, hụt cung độ. Đây là khoản dự phòng mang đặc thù của ngành Khai thác than. Bằng phương pháp Điều tra, Phân tích và tổng hợp, tác giả làm rõ các vấn đề nhận diện, đo lường, ghi nhận, trình bày và công bố thông tin liên quan đến dự phòng chi phí hụt hệ số, hụt cung độ tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, từ đó rút ra những vấn đề còn tồn tại và kiến nghị giải pháp hoàn thiện.
87 Nghiên cứu về những nguy cơ công nghệ có ảnh hưởng đến hệ thống kế toán của doanh nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh / Vũ Quốc Thông, Nguyễn Thị Ngọc Như, Phan Đoàn Thanh Thảo, Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Yến Nhi // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 116-120 .- 658
Hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp được xem là bộ xử lý chính của hệ thống thông tin quản lý, với chức năng thực hiện tiếp nhận và xử lý các giao dịch tài chính, phân tích và cung cấp thông tin tài chính cho người dùng phục vụ việc xây dựng các chiến lược trong kinh doanh. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán trong môi trường ứng dụng tin học hóa của các doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trên cơ sở khảo sát 120 phiếu khảo sát tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nguy cơ liên quan đến môi trường máy tính có ảnh hưởng đến Chất lượng hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh, gồm: Nguy cơ công nghệ thông tin tổng quát, Nguy cơ phần cứng, Nguy cơ phần mềm, Nguy cơ dữ liệu, Nguy cơ con người. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất một số gợi ý có thể giúp các nhà quản trị doanh nghiệp lưu ý nhằm cải tiến chất lượng hệ thống thông tin kế toán.
88 Doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu : thách thức và cơ hội / Nguyễn Thị Quỳnh Hương // .- 2024 .- Số (650+651) - Tháng 01 .- Tr. 70 - 72 .- 658
Bài viết đưa ra lý thuyết cơ bản về chuỗi giá trị toàn cầu cũng như thực trạng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp Việt Nam, từ đó nhận biết được những cơ hội và thách thức và sau cùng đưa ra các khuyến nghị thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu.
89 Ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tới hiệu quả tài chính trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam / Vũ Trọng Lâm, Phan Thị Thu Hiện // .- 2024 .- Số 1 (548) - Tháng 1 .- Tr. 71 - 82 .- 332
Bài viết này của ông tập trung tìm hiểu tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, thông qua các yếu tố như khả năng tiếp cận vốn, hiệu quả tài chính, danh tiếng doanh nghiệp, sự hài lòng của nhân viên, lòng trung thành của khách hàng, sự hỗ trợ của chính phủ.Ngoài ra, nghiên cứu còn xem xét vai trò điều tiết của quy mô doanh nghiệp và tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu. Từ đó đưa ra khuyến nghị để các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thực hiện CSR một cách hiệu quả và nâng cao hiệu quả tài chính bền vững cho doanh nghiệp.
90 Trách nhiệm bảo vệ quyền con người của doanh nghiệp theo các hiệp định đầu tư song phương và những vấn đề pháp lí đặt ra cho Việt Nam / Nguyễn Thị Anh Thơ // .- 2024 .- Số 2 .- Tr. 99- 115 .- 340
Các hiệp định đầu tư song phương (BITs) thế hệ đầu tiên không bao gồm các điều khoản về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility - CSR). Sau đó, điều khoản về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã dần xuất hiện trong một số hiệp định đầu tư song phương nhưng không trực tiếp quy định nhà đầu tư phải có trách nhiệm bảo đảm quyền con người. Gần đây, hiệp định đầu tư song phương được sửa đổi theo hướng rà soát lại một số điều khoản cân bằng hơn về nghĩa vụ của nhà đầu tư. Theo đó, các hiệp định đầu tư song phương có xu hướng kết hợp các điều khoản về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong các phần hoặc chương về “nghĩa vụ của nhà đầu tư” hoặc nhà đầu tư có trách nhiệm bảo vệ quyền con người được thiết lập bởi pháp luật quốc gia nước tiếp nhận đầu tư. Từ những kinh nghiệm phát triển và thiết kế điều khoản trách nhiệm bảo vệ quyền con người của doanh nghiệp trong các hiệp định đầu tư song phương của một số quốc gia, bài viết đưa ra một số đề xuất hoàn thiện pháp luật Việt Nam.