CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Năng suất lao động
41 Vai trò của quyền sử dụng đất đối với năng suất nhân tố tổng hợp trong sản xuất nông nghiệp Việt Nam / Kiều Nguyệt Kim, Nguyễn Thị Minh // Nghiên cứu kinh tế .- 2020 .- Số 509 .- Tr. 51-60 .- 330
Phân tích tác động của quyền sử dụng đất nông nghiệp lên năng suất nhân tố tổng hợp của các hộ nông dân bằng mô hình tác động cố định và hồi quy phân vị. Kết quả cho thấy, ở cả hai mô hình, các hộ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có năng suất nhân tố tổng hợp cao hơn các hộ còn lại; ngoài ra, các yếu tố khác như quy mô trồng trọt, thời tiết, trình độ học vấn, tuối của chủ hộ, thu nhập bình quân và chính sách quản trị của địa phương cũng có tác động đáng kể đến năng suất. Từ đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao năng suất nhân tố tổng hợp trong trồng trọt của các hộ nông dân.
42 Một số giải pháp nâng cao năng suất lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản của Việt Nam / Đào Mọng Anh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 560 .- Tr. 106-107,96 .- 658
Thực trạng năng suất lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản của Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao năng suất lao động trong ngành nông, lâm nghiệp, và thủy sản của Việt Nam.
43 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản của Việt Nam / Đào Mộng Anh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 560 .- Tr. 106-107 .- 658
Trong thời gian vừa qua, năng suất lao động của Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể, tuy nhiên chưa tương xứng với kỳ vọng. Mức năng suất lao động còn thấp so với một số nước trong khu vực, đặc biệt là năng suất lao động trong nông, lâm nghiệp và thủy sản còn ở mức rất thấp. Từ thực tế đó, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao năng suất lao động trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản.
44 So sánh tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp giữa các phương thức vận tải ở Việt Nam – Đo lường qua hàm sản xuất Cobb-Douglas / Nguyễn Hải Quang // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2019 .- Số 12 .- Tr. 5-19 .- 658
Năng suất các nhân tố tổng hợp có vai trò rất quan trọng trong các mô hình tăng trưởng, thể hiện sự tăng trưởng mang tính chiều sâu và bền vững. Nghiên cứu này xác định và so sánh tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp giữa các phương thức vận tải ở Việt Nam qua hàm sản xuất Cobb-Douglas. Kết quả phân tích dữ liệu trong giai đoạn 2000–2017 cho thấy vốn, lao động và năng suất các nhân tố tổng hợp là những yếu tố tác động đến đầu ra của ngành vận tải (tấn-km vận chuyển). Tuy nhiên, vai trò của chúng trong các phương thức vận tải là khác nhau. Trong thời gian qua, các phương thức vận tải ở Việt Nam tăng trưởng chủ yếu dựa vào tăng vốn. Tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp trong vận tải hàng không là cao nhất và có xu hướng tăng mạnh mẽ trong thời gian gần đây, còn các phương thức vận tải khác thì không có được điều này. Những kết quả từ nghiên cứu này là cơ sở để gợi ra những hàm ý cho việc phát triển đồng bộ các phương thức vận tải ở Việt Nam.
45 Nâng cao năng suất lao động tại Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa thương mại và cách mạng công nghiệp 4.0 / Phạm Hương Thanh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 566 .- Tr. 90-91 .- 330
Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0; Một số giải pháp và khuyến khích.
46 Vai trò của khu vực FDI đối với tăng năng suất lao động ở Việt Nam / Nguyễn Tiến Long // .- 2019 .- Số 700 .- Tr.140 - 144 .- 332.024
Bài viết phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm kết nối chặt chẽ giữa khu vực FDI với các khu vực còn lại trong nền kinh tế, tạo động lực tang năng suất lao động cho nền kinh tế.
47 Đóng góp của các nhân tố vào tăng trưởng đầu ra và phân rã đóng góp của TFP ngành sản xuất chế biến thực phẩm và ngành sản xuất đồ uống Việt Nam / Cao Hoàng Long, Hoàng Yến // Khoa học Thương mại .- 2020 .- Số 141 .- Tr. 2-10 .- 641.502 8
Bài viết này áp dụng mô hình sản xuất biên ngẫu nhiên để ước lượng năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) và ước lượng đóng góp của các nhân tố sản xuất vào tăng trưởng đầu ra của ngành sản xuất chế biến thực phẩm và ngành sản xuất đồ uống Việt Nam giai đoạn 2011-2017, sau đó phân rã đóng góp của TFP vào tăng trưởng đầu ra thành tiến bộ kỹ thuật, thay đổi hiệu quả kỹ thuật, thay đổi hiệu quả do quy mô và thay đổi hiệu quả do phân bổ. Kết quả ước lượng dựa trên dữ liệu cấp doanh nghiệp từ 2011-2017 cho thấy đóng góp của TFP và Vốn đến tăng trưởng đầu ra là tích cực (1,74% và 12,54%). Chúng tôi nhận thấy rằng đóng góp của TFP đến tăng trưởng đầu ra chủ yếu do tiến bộ kỹ thuật, đóng góp của thay đổi hiệu quả kỹ thuật âm và thay đổi hiệu quả do quy mô và do phân bổ có tác động không đáng kể. Bài viết cũng cho thấy đóng góp của thay đổi hiệu quả do phân bổ lao động là tiêu cực đối với cả hai ngành nghiên cứu và đóng góp của thay đổi hiệu quả do phân bổ vốn là dương đối với ngành sản xuất chế biến thực phẩm và âm đối với ngành sản xuất đồ uống.
48 Gia nhập, rời bỏ và đóng góp của các doanh nghiệp vào thay đổi năng suất của khu vực chế biến, chế tạo Việt Nam giai đoạn 2012-2017 / Vũ Hoàng Đạt // Nghiên cứu kinh tế .- 2019 .- Số 12(499) .- Tr. 3-14 .- 330
Sử dụng số liệu Điều tra doanh nghiepj VN từ năm 2013-2018 để nghiên cứu của quá trình gia nhập, rời bỏ và đóng góp của các doanh nghiệp tồ tại trong giai đoạn này vào thay đổi năng suất lao động của VN trong lĩnh vực chế biến, chế tạo. Kết quả cho thấy: tỷ lệ các doanh nghiệp tồn tại trong giai đoạn này ở mức cao, xấp xỉ 60%, tuy nhiên, các doanh nghiệp này chỉ chiếm gần 40% doanh nghiệp năm 2017; tăng trưởng năng suất của các doanhn ghiệp tồn tại chiếm phần lớn trong tăng trưởng năng suất của khu vực chế biến chế tạo; ...
49 Nâng cao năng suất lao động của Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0 / Hải Hằng // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2020 .- Số 1+2(730+731) .- Tr.24-26 .- 005
Trình bày cuộc phỏng vấn TS Hà Minh Hiệp, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng về những vấn đề đặt ra trong bối cảnh mới.
50 Ảnh hưởng của yếu tố vị trí đến năng suất lao động của doanh nghiệp Việt Nam / Vũ Thị Thư Thư // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2020 .- Số 1 (86) .- Tr. 70 - 77 .- 658
Đưa ra bằng chứng có ý nghĩa thống kê về tác động tích cực của các khu công nghiệp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của xã/phường nằm trong khu công nghiệp đó, cũng như tác động lan tỏa của khu công nghiệp đến các xã/phường lân cận không nằm trong khu công nghiệp.