CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Năng suất lao động
1 Tác động của chuyển đổi số đến năng suất lao động của doanh nghiệp Việt Nam / Lê Thị Hậu, Tô Trung Thành // Kinh tế & phát triển .- 2024 .- Số Đặc biệt (2024) .- Tr. 13-22 .- 332.1
Bài viết nghiên cứu thực trạng và tác động của chuyển đổi số đến năng suất lao động của các doanh nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê năm 2019 về chuyển đổi số để đánh giá năng suất lao động doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2020- 2022. Nghiên cứu áp dụng mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS) với hiệu ứng cố định theo cả chiều không gian (tỉnh) và thời gian (năm) và sai số chuẩn vững để ước lượng tác động của chuyển đổi số lên năng suất lao động. Kết quả cho thấy chuyển đổi số có tác động tích cực đến năng suất lao động. Trình độ lao động và cường độ vốn cũng được xác định là những yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy năng suất lao động thông qua chuyển đổi số.
2 Phân rã tăng trưởng năng suất lao động của các nước đang phát triển giai đoạn từ năm 2000 – 2019 theo góc độ so sánh / Bùi Thùy Linh, Hồ Đình Bảo // Kinh tế & phát triển .- 2025 .- Tr. 33-42 .- 330
Nghiên cứu sử dụng phương pháp Shift Share Analysis (SSA) để đánh giá đóng góp của các phần: thay đổi năng suất lao động ngành và thay đổi tỷ trọng lao động ngành vào tăng trưởng năng suất lao động của 22 nước đang phát triển giai đoạn 2000- 2019. Kết quả cho thấy cơ cấu lao động các nước có sự thay đổi tích cực, lao động chuyển từ ngành nông- lâm- thủy sản sang dịch vụ và một phần sang công nghiệp- xây dựng với các nước tăng trưởng năng suất lao động cao. Công nghiệp là ngành có năng suất lao động cao nhất. Ở các nước tăng trưởng cao, hiệu ứng nội ngành giữ vai trò nòng cốt, hiệu ứng cơ cấu như một bệ đỡ cho tăng trưởng. Tăng trưởng do đóng góp chủ yếu của ngành dịch vụ rồi đến công nghiệp- xây dựng. Ở nước tăng trưởng thấp, chuyển dịch cơ cấu là động lực chính, nhưng vai trò quá nhỏ, không thể bù đắp sự suy giảm mạnh mẽ của năng suất lao động nội ngành.
3 Mối liên kết giữa phát triển công nghiệp và tính bền vững môi trường : bằng chứng từ các nước ASEAN / Đỗ Thị Hoa Liên // Kinh tế & phát triển .- 2025 .- Số 334 .- Tr. 53-62 .- 330
Nghiên cứu này nhằm đánh giá mối liên hệ giữa phát triển công nghiệp với tính bền vững môi trường ở các nước ASEAN bằng việc sử dụng dữ liệu bảng trong giai đoạn 1995-2022. Các kiểm định đồng tích hợp để xác định mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa các biến, kỹ thuật hồi quy nhóm trung bình gộp (ARDL-PMG) và kiểm tra nhân quả để xác định các tác động dài hạn và ngắn hạn được thực hiện. Kết quả ước tính chính cho thấy tồn tại mối quan hệ dài hạn và các tác động tiêu cực và tích cực. Giá trị gia tăng công nghiệp (IVA) làm giảm tính bền vững môi trường (LCF) và giá trị gia tăng công nghiệp trên mỗi lao động (IPW) làm tăng LCF. Ngoài ra, kiểm định nhân quả cho thấy mối quan hệ hai chiều giữa LCF và các biến giải thích. Dựa trên những kết quả này, tác giả đưa ra các hàm ý chính sách.
4 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các năng lực đến năng suất lao động của công nhân xây dựng trên địa bàn TP. Hà Nội / Nguyễn Văn Tâm, Vũ Tiến Trình // .- 2024 .- Tháng 10 .- Tr. 250-254 .- 658
Xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các năng lực chính đến năng suất lao động của công nhân thi công các công tác gia công và lắp dựng cốt thép tại các công trình xây dựng nhà cao tầng trên địa bàn TP Hà Nội. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho công nhân xây dựng, góp phần cải thiện năng suất lao động và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành Xây dựng Việt Nam.
5 Ràng buộc tài chính và năng suất nhân tố tổng hợp của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam / Phùng Mai Lan // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 149-151 .- 332
Nghiên cứu này xem xét tác động của ràng buộc tài chính tới năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) của các doanh nghiệp ngành Công nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam. Kết quả cho thấy, doanh nghiệp càng gặp phải vấn đề ràng buộc tài chính thì năng suất nhân tố tổng hợp của doanh nghiệp càng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, lan tỏa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hoạt động xuất khẩu và mức độ chuyên môn hóa cao cũng có ảnh hưởng tích cực tới năng suất năng suất nhân tố tổng hợp của doanh nghiệp trong khi mức độ trang bị vốn trên lao động lại có ảnh hưởng tiêu cực.
6 Giải pháp nâng cao năng suất lao động tại Việt Nam / Nguyễn Thị Thu Hiền // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 218-220 .- 330
Năng suất lao động là yếu tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của từng doanh nghiệp, có ý nghĩa quan trọng đối với thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Tăng năng suất lao động là mục tiêu hàng đầu mà các quốc gia trên thế giới đang hướng đến để thoát khỏi tình trạng kém phát triển và trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Tăng năng suất lao động đối với tăng trưởng kinh tế đối với Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên thế giới trở nên quan trọng hơn khi các yếu tố đầu vào như vốn, đất đai, tài nguyên trở nên khan hiếm, nguồn lao động đang bị ảnh hưởng do xu thế già hóa dân số trong tương lai.
7 Giải pháp nâng cao kỹ năng quản trị năng suất cho đội ngũ tổ trưởng chuyền may tại Trung tâm Sản xuất - Dịch vụ / Trần Thị Ngát, Hà Thị Hương // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 64-66 .- 658
Đối với doanh nghiệp sản xuất theo phương thức gia công thuần túy thì con đường duy nhất để sản xuất có hiệu quả là tăng năng suất, chất lượng do đó phải nâng cao kỹ năng quản trị năng suất cho đội ngũ tổ trưởng tổ sản xuất. Vì tổ trưởng tổ sản xuất may là người trực tiếp quản lý tại chuyền may, chịu trách nhiệm về năng suất và chất lượng, số lượng thành phẩm khi nhập kho; là người đứng đầu điều hành, chỉ huy một nhóm công nhân thực hiện các giai đoạn công nghệ may trong quy trình sản xuất của doanh nghiệp, thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao kỹ năng quản trị năng suất cho đội ngũ tổ trưởng chuyền may tại Trung tâm sản xuất - Dịch vụ (TTSXDV).
8 Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam qua hoạt động đổi mới sáng tạo / Vương Quốc Thắng // .- 2024 .- Số 825 - Tháng 5 .- Tr. 96 - 100 .- 332
Mặc dù, loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam và đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế Đất nước, nhưng khu vực doanh nghiệp này hiện nay vẫn còn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức như: nguồn vốn ít, trình độ quản lý thấp, lao động thủ công, sử dụng dây chuyền công nghệ sản xuất lạc hậu, thiếu sức cạnh tranh trên thị trường. Do vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh của loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi; hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực.
9 Ảnh hưởng của xuất khẩu, mức độ sử dụng vốn kinh doanh đến năng suất lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam / Võ Văn Dứt // .- 2024 .- Số 1 (548) - Tháng 1 .- Tr. 13 - 23 .- 658
Nghiên cứu xem xét tác động của xuất khẩu và mức độ sử dụng vốn đến năng suất lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam thông qua lý thuyết học hỏi thông qua xuất khẩu và tăng trưởng tân cổ điển. Sử dụng dữ liệu trích từ bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa từ Tổng cục Thống kê, kết hợp với mô hình hồi quy tuyến tính ước lượng bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất, nghiên cứu kiểm định các giả thuyết xuất khẩu và mức độ sử dụng vốn ảnh hưởng thuận chiều đến năng suất lao động của doanh nghiệp. Kết quả phân tích cho thấy, các giả thuyết được ủng hộ hoàn toàn với sự kiểm soát các nhân tố thuộc đặc điểm của doanh nghiệp và người lao động.
10 Công nghệ số và năng suất lao động của doanh nghiệp Việt Nam: Mô hình đánh giá và kết quả / Đặng Thị Việt Đức, Đặng Phong Nguyên // .- 2023 .- Số 10 .- Tr. 42-57 .- 658
Kết quả ước lượng cho thấy, ứng dụng công nghệ số thể hiện qua các năm nhóm về sử dụng phần mềm và hệ thống thông tin chuyên sâu, tổ chức ứng dụng công nghệ số, kỹ năng công nghệ số của nhân viên, ứng dụng công nghệ số tiên tiến, bảo mật thông tin công nghệ số, có tác động tích cực đến năng suất lao động của doanh nghiệp. Nghiên cứu cũng cho thấy mức độ tác động của ứng dụng công nghệ số tới năng suất lao động của doanh nghiệp Việt Nam được nâng lên qua thời gian từ năm 2018 tới năm 2020. Điều này chứng tỏ, doanh nghiệp Việt Nam đã biết khai thác tận dụng tốt hơn công nghệ số phục vụ mục đích kinh doanh.