Năng suất nhân tố tổng hợp và đóng góp của nó vào tăng trưởng ngành nông nghiệp Việt Nam
Tác giả: Đoàn Hương Quỳnh, Trần Thanh ThuTóm tắt:
Nghị Quyết Đại hội XIII của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021- 2025 chú trọng đến việc gia tăng năng suất lao động toàn nền kinh tế khi đặt ra mục tiêu nâng mức đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng khoảng 45%. Sang giai đoạn 10 năm tiếp theo, nền kinh tế Việt Nam sẽ chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, thay vì tập trung chiều rộng như trước đây, với mục tiêu đến năm 2030 trở thành quốc gia đang phát triển có công nghiệp hiện đại và thu nhập trung bình cao. Đây là mục tiêu đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả ngành, các lĩnh vực, các thành phần kinh tế, đặc biệt là ngành Nông nghiệp, ngành kinh tế đóng vai trò trụ cột trong đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, đảm bảo an ninh lương thực và an sinh xã hội. Tuy nhiên, năng suất lao động tăng trưởng nội ngành còn thấp và cải thiện chậm, cần có giải pháp đồng bộ để khắc phục những hạn chế này nhằm nâng cao TFP của nông nghiệp.
- Ràng buộc tài chính và năng suất nhân tố tổng hợp của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam
- Giải pháp nâng cao năng suất lao động tại Việt Nam
- Giải pháp nâng cao kỹ năng quản trị năng suất cho đội ngũ tổ trưởng chuyền may tại Trung tâm Sản xuất - Dịch vụ
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam qua hoạt động đổi mới sáng tạo
- Ảnh hưởng của xuất khẩu, mức độ sử dụng vốn kinh doanh đến năng suất lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam