CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Năng suất lao động
71 Thúc đẩy tăng trưởng thông qua cải thiện môi trường kinh doanh và năng suất lao động / Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Văn Hoạt, Nguyễn Thị Vinh // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2018 .- Số 490+491 tháng 1+2 .- Tr. 24-25 .- 330
Nhiều chuyên gia và tổ chức quốc tế đều nhận định năm 2018 nền kinh tế VN sẽ tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng, tuy nhiên, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, giảm tham nhũng, hỗ trợ khu vực doanh nghiệp tư nhân, giảm tham nhũng, tăng năng suất lao động, tạo động lực tăng trưởng từ nội kuwcj nền kinh tế.
72 Phân bổ không đúng các nguồn lực trong khu vực chế tác của Việt Nam / Nguyễn Thị Phương, Nguyễn Khắc Minh // Kinh tế & phát triển .- 2018 .- Số 247 tháng 01 .- Tr. 11-20 .- 330
Nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của phân bổ không đúng nguồn lực đến năng suất nhân tố tổng hợp, tập trung vào các doanh nghiệp chế tác Việt Nam dựa trên bộ điều tra doanh nghiệp của Việt Nam và số liệu của Cục quốc gia về nghiên cứu Kinh tế của Mỹ trong giai đoạn 2000- 2012. Chúng tôi áp dụng khung nghiên cứu của Hsieh & Klenow (2009) được hiệu chỉnh theo số liệu của Mỹ để trả lời nguồn lực phân bổ sai ở Việt Nam ở mức độ nào? năng suất cải thiện như thế nào khi không có biến dạng? phát triển khu vực kinh tế nào có mức phân bổ sai thấp ở Việt Nam? Những câu trả lời cho các câu hỏi trên như sau. Thứ nhất, phân bổ không đúng ở Việt Nam có thể so sánh với Trung Quốc và Ấn Độ. Thứ hai, sẽ có những cải thiện đáng kể ở TFP là 24,1% trong trường hợp không có sự biến dạng. Cuối cùng, mức phân bổ không đúng nguồn lực được tìm thấy lớn nhất ở Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và nhỏ nhất ở Bắc Trung Bộ.
73 Tăng trưởng năng suất lao động và tiền lương trong doanh nghiệp chế tạo Việt Nam giai đoạn 2004-2015 / Nguyễn Tiến Dũng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 506 tháng 11 .- Tr. 14-16 .- 330
Phân tích mối liên hệ giữa tăng tiền lương và năng suất lao động trong các doanh nghiệp chế toaaj của VN trong giai đoạn 2004-2015. Từ đó c ho thấy chính sách tiền lương và cụ thể là tiền lương tối thiểu, cần phải được điều chỉnh phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế và tăng năng suất lao động, tránh việc tăng lương quá mức có thể tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh và làm suy giảm tính cạnh tranh của ngành công nghiệp chế tạo trong nước.
74 Mối quan hệ tỷ giá với năng suất lao động tác động tới quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc và một số khuyến nghị đối với Việt Nam / Lê Quang Trung // Ngân hàng .- 2017 .- Số 23 tháng 12 .- Tr. 7-11 .- 330
Trình bày mối quan hệ giữa tỷ giá và năng suất lao động; Chính sách điều hành tỷ giá của Trung Quốc từ năm 1985 đến 2015 và kết quả đạt được; Quan hệ thương mại của Trung Quốc
75 Vai trò của học vấn với năng suất lao động bình quân trên một giờ lao động: Nghiên cứu được thực hiện từ các quốc gia Asean / Trần Văn Quyết // Kinh tế & phát triển .- 2017 .- Số 244 tháng 10 .- Tr. 92-100 .- 330
Đánh giá và phân tích tầm quan trọng của trình độ học vấn trong việc nâng cao năng suất lao động dựa trên dữ liệu bảng từ năm 1970 đến 2015 ở 6 quốc gia ASEAN. Nghiên cứu cho thấy tăng trưởng năng suất lao động có xu hướng chậm lại của các nền kinh tế có thu nhập thấp và trung bình trong khu vực ASEAN là trở ngại lớn nhất cho những quốc gia này để đạt được mức phát triển kinh tế cao hơn trong dài hạn, đặc biệt ở các quốc gia có mức thu thập trung bình thấp. Kết quả phân tích chỉ ra rằng trình độ học vấn không chỉ có ý nghĩa lớn trong tăng năng suất lao động mà còn có tác động to lớn trong việc kích thích tác động của thương mại đến năng suất lao động. Tuy nhiên, ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năng suất lao động phụ thuộc lớn vào trình độ học vấn. Các quốc gia có trình độ học vấn cao sẽ kích thích tác động của FDI đến tăng năng suất lao động, các quốc gia có trình độ học vấn thấp sẽ làm giảm tác động của FDI đến năng suất lao động.
76 Phát triển khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động ở Việt Nam / Nguyễn Thị Thu Minh // Tài chính - Kỳ 1 .- 2017 .- Số 661 .- Tr. 61-63 .- 330.959 791
Đóng góp của khoa học công nghệ vào tăng năng suất lao động của Việt Nam; Thực trạng phát triển khoa học và công nghệ của Việt Nam; Giải pháp phát triển khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động ở Việt Nam.