CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Năng suất lao động

  • Duyệt theo:
31 Tốc độ năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) và tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2020 / Huỳnh Huy Hòa, Nguyễn Việt Quốc, Nguyễn Thị Kiều Liên // .- 2022 .- Số 148 .- Tr. 2-11 .- 330

Phân tích xu thế biến động của TFP, mức độ tăng trưởng và nhân tố tác động của TFP, bối cảnh cơ hội và thách thức đối với nâng cao năng suất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế thành phố trong giai đoạn 2011-2030.

32 Tác động của chính sách phúc lợi bắt buộc dành cho người lao động đến năng suất lao động của các DNNVV Việt Nam / Đào Vũ Phương Linh, Phạm Khánh Nam, Lê Văn Chơn // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2022 .- Số 4 .- Tr. 5-20 .- 658

Mặc dù có một lượng lớn nghiên cứu về mối quan hệ giữa chế độ đãi ngộ dành cho người lao động và năng suất doanh nghiệp, các nhà kinh tế ở Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung vào cơ cấu tiền lương, điều này dường như vẫn chưa đạt được hiệu quả. Và hiện vẫn còn ít quan tâm đến các phúc lợi phi tiền tệ cho người lao động. Nghiên cứu này nghiên cứu tác động của chính sách phúc lợi ngoài lương đến năng suất lao động (NSLĐ) của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) hiện đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Ước tính FEM và REM với các biến công cụ được áp dụng cho tập dữ liệu bảng được trích xuất từ các cuộc điều tra DNVVN 2011-2015 do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) thực hiện. Chúng tôi nhận thấy rằng các phúc lợi ngoài lương ở các DNNVV có tác động đáng kể đến năng suất lao động. Tuy nhiên, tác động có thể tích cực hoặc tiêu cực, tùy thuộc vào các lý do khác nhau.

33 Phân tích một số nhân tố tác động đến năng suất lao động tại Việt Nam / Võ Thị Vân Khánh // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 220 .- Tr. 09-14 .- 658

Nghiên cứu đã chỉ ra được các biện pháp kiểm soát thâm hụt ngân sách nhà nước như vay nước ngoài, tăng thu trong nước, cơ cấu lại chi ngân sách một cách hợp lý đã giúp đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Đồng thời, những hạn chế về nợ công, về quản lý thu chi ngân sách nhà nước cũng đã được phân tích và từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục

34 Cải thiện năng suất lao động Việt Nam trong tình hình mới / Bùi Quang Sơn // .- 2021 .- Số 12 (196) .- Tr. 40-44 .- 338

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, sản xuất gắn với chuỗi giá trị toàn cầu. Để tránh nguy cơ tụt hậu và vượt qua bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam cần tập trung chuyển sang mô hình tăng trưởng dựa trên năng suất, chất lượng và hiệu quả, trong đó trọng tâm là cải thiện năng suất lao động để tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững trong tương lai.

35 Cơ hội và thách thức đối với tăng năng suất lao động trong nền kinh tế số / Đoàn Hương Quỳnh, Trần Thanh Thu // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 758 .- Tr. 57-60 .- 330

Trong bối cảnh những động lực tăng trưởng hiện có đang dần cạn kiệt và thiếu hiệu quả, sự triển nhanh chóng của kinh tế số sẽ mang lại cho Việt Nam cơ hội để cải thiện năng suất lao động tổng thể nền kinh tế. Trong bài viết, nhóm tác giả tập trung làm rõ những thời cơ và thách thức đối với mục tiêu tăng năng suất lao động của Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số nền kinh tế và Cách mạng công nghiệp 4.0, từ đó đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị giúp thúc đẩy năng suất lao động tổng thể của nền kinh tế trong bối cảnh số hoá nền kinh tế.

36 Ảnh hưởng của điều kiện làm việc đến năng suất lao động của công nhân xây dựng / TS. Nguyễn Hoài Nghĩa, ThS. Trần Phi Hùng, ThS. Phạm Văn Bảo // Xây dựng .- 2021 .- Số 11 .- Tr. 70-74 .- 658

Tìm hiểu các nhân tố liên quan đến điều kiện làm việc gây ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân với các khảo sát được thực hiện tại các công trình khu vực phía Nam.

37 Ảnh hưởng của xuất khẩu đến năng suất lao động trong doanh nghiệp : nghiên cứu thực nghiệm cho ngành chế tác Việt Nam / Đàm Đình Mạnh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 594 .- Tr. 103-106 .- 658

Bài viết phân tích tác động của hoạt động xuất khẩu đến năng suất lao động ở cấp độ doanh nghiệp. Phạm vi nghiên cứu được thực hiện trong ngành chế biến, chế tác của Việt Nam giai đoạn 2009-2018 với 136846 quan sát. Nghiên cứu cũng cho thấy các ảnh hưởng ngược chiều của môi trường thể chế kinh doanh lên năng suất lao động của doanh nghiệp

38 Nâng cao năng suất trong khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam / Đoàn Hương Quỳnh, Đặng Phương Mai // Kế toán & Kiểm toán .- 2021 .- Số 214 .- Tr. 15-17,26 .- 658

Đóng góp khoảng 40% GDP, 30% ngân sách Nhà nước và thu hút khoảng 85% lực lượng lao động trong cả nước, khu vực kinh tế tư nhân đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng, trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Mặc dù khu vực kinh tế tư nhân đã đạt được những thành tích đáng kể sau hơn 30 đổi mới, tuy nhiên năng suất lao động trong khu vực kinh tế tư nhân đang được xếp vào mức thấp nhất so với các khu vực còn lại. Vì vậy, tăng năng suất lao động trong khu vực kinh tế tư nhân chính là tiền đề quan trọng, để cải thiện năng suất lao động quốc gia. Bài viết trình bày thực trạng năng suất lao động của khu vực kinh tế tư nhân, qua đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao năng suất khu vực kinh tế tư nhân góp phần nâng cao năng suất toàn nền kinh tế.

39 Các yếu tố tác động đến việc làm có năng suất ở Việt Nam / Phạm Minh Thái, Vũ Hoàng Đạt // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 587 .- Tr. 61-63 .- 658

Quá trình tăng trưởng của Việt Nam đã tạo cơ hội việc làm cho phần lớn các nhóm dân số. Việc mở rộng các ngành thâm dụng lao động, định hướng xuất khẩu như giầy da, dệt may, chế biến thực phẩm đã tạo cơ hội cho một số lượng lớn lao động dịch chuyển từ nông nghiệp hay khu vực phi chính thức sang khu vực phi nông nghiệp và chính thức. Đồng thời, có sự dịch chuyển từ các ngành thâm dụng lao động sang các ngành kỹ thuật cao như điện từ, mặc dù vẫn ở chí ở mức gia công, lắp ráp tiếp tục là động lực cho việc nâng cao năng suất và thu nhập của người lao động.

40 Đo lường mối quan hệ giữa tăng trưởng việc làm và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam / Nguyễn Văn Tuấn // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 754 .- Tr. 68 - 71 .- 330

Trong những năm vừa qua, Việt Nam luôn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức từ 5% đến 7%, một con số đáng mong ước của các nước trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, nhiều báo cáo cho rằng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam lại chủ yếu đến từ việc gia tăng vốn đầu tư và sử dụng nhiều lao động. Để làm sáng tỏ điều này, bài viết tập trung đánh giá thực trạng và phân tích định lượng nhằm làm rõ mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, việc làm và năng suất lao động ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, nhân tố đảm bảo tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế Việt Nam.