CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Năng suất lao động
11 Các yếu tố quyết định đến năng suất nhân tố tổng hợp của ngành chế biến thủy sản Việt Nam / Nguyễn Trọng Mạnh, Đinh Thái Quang, Nguyễn Văn // .- 2023 .- Số 317 - Tháng 11 .- Tr. 26-36 .- 330
Bài viết nhằm phân tích các yếu tố quyết định đến năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) của ngành chế biến thủy sản Việt Nam giai đoạn 2015-2020. Đầu tiên, chúng tôi sử dụng phương pháp kiểm soát hàm của Wooldridge (2009) để ước lượng hàm sản xuất và dự báo TFP. Sau đó, chúng tôi phân tích các yếu tố quyết định đến TFP theo năm khía cạnh: Đặc điểm nội bộ của doanh nghiệp; Hoạt động thương mại quốc tế; Hạn chế tài chính; Cường độ cạnh tranh; và Môi trường sản xuất, kinh doanh. Kết quả cho thấy Tuổi và quy mô doanh nghiệp có quan hệ thuận chiều với cả mức TFP và tăng trưởng TFP. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có mối quan hệ ngược chiều với TFP, nhưng thuận chiều với tăng trưởng TFP. Yếu tố xuất nhập khẩu có mối quan hệ tích cực với năng suất, nhưng dư nợ tín dụng thì ngược lại. Cường độ cạnh tranh tác động tích cực đến mức TFP, nhưng tác động tiêu cực đến tăng trưởng TFP. Cuối cùng, các yếu tố về môi trường sản xuất, kinh doanh có mối quan hệ thuận chiều với năng suất.
12 Ngưỡng quy mô tối ưu của doanh nghiệp Việt Nam / Trần Thị Bích, Đỗ Văn Huân // .- 2023 .- Số 08 .- Tr. 52-67 .- 658
Kết quả phân tích cũng cho thấy ngưỡng quy mô tối ưu khác nhau theo ngành và vùng kinh tế. Các ngành dịch vụ có quy mô tối ưu nhỏ trong khi đó ngành công nghiệp chế tạo công nghệ trung bình và công nghệ cao có quy mô tối ưu lên đến 1000 lao động. Tuy vậy, tỷ lệ doanh nghiệp của ngành này chỉ chiếm 8%. Kết quả từ bài nghiên cứu hàm ý để thúc đẩy tăng năng suất và tăng trưởng kinh tế, Việt Nam cần thiết kế và thực thi các chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển đến ngưỡng quy mô tối ưu và chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang ngành công nghiệp chế tạo để có thể bắt kịp các nước phát triển.
13 Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong bối cảnh mới / Trần Thị Vân Anh, Nguyễn Xuân Thanh, Trần Văn Hoàng // .- 2023 .- Số 544 - Tháng 9 .- Tr. 40 - 53 .- 330
Bài viết phân tích đánh giá thực trạng phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An ở cấp độ doanh nghiệp dựa trên cở tính toán từ số liệu điều tra sơ cấp về doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê giai đoạn 2012 – 2021. Nghiên cứu cho thấy, ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng cao hơn so với bình quân chung của vùng Bắc Trung Bộ nhưng kém hơn so với mức trung bình cả nước; doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ có quy mô nhỏ là chủ yếu năng suất còn thấp, mức độ liên kết với doanh nghiệp FDI còn lỏng lẻo do nhiều nguyên nhân khác nhau. Từ đó, bài viết đề xuất một số khuyến nghị giải pháp nhằm phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong bối cảnh mới.
14 Ảnh hưởng của các yếu tố đến năng suất lao động: Nghiên cứu các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam / Bùi Thị Thu Hà, Mai Thanh Lan, Bùi Tuấn Thành // .- 2023 .- Tập 65 - Số 10 - Tháng 10 .- Tr. 01-07 .- 650.01
Nghiên cứu nhằm mục tiêu phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến năng suất lao động (NSLĐ) tại các doanh nghiệp dệt may (DNDM) ở Việt Nam. Số liệu thu thập từ 165 phiếu điều tra người lao động (NLĐ) tại các DNDM ở Việt Nam được xử lý qua phần mềm SPSS 26, sau đó tiến hành thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hàm hồi quy. Từ kết quả nghiên cứu, các tác giả đề xuất một số giải pháp cho các nhà quản trị tại các DNDM ở Việt Nam nhằm nâng cao NSLĐ trong thời gian tới.
15 Năng suất lao động Việt Nam : thực trạng và giải pháp trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 / Nguyễn Thị Thu Hằng // .- 2023 .- Số 640 - Tháng 8 .- Tr. 76-77 .- 330
Trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 và hội nhập kinh tế toàn cầu, cải thiện và thúc đẩy tăng năng suất lao động là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của từng doanh nghiệp. Ở Việt Nam, NSLĐ xã hội là một chỉ tiêu thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia (quy định trong Luật Thống kê), được tính bằng GDP bình quân trên một lao động đang làm việc trong năm. Có thể nói, năng suất lao động chính là vấn đề sống còn đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, vì tăng năng suất lao động đồng nghĩa với phát triển nhanh, bền vững, thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và rút ngắn khoảng cách với các quốc gia trong khu vực.
16 Giải pháp phát triển doanh nghiệp tư nhân Việt Nam / Lê Quốc // Tài chính .- 2023 .- Số 804 .- Tr. 63-66 .- 658
Trong những năm qua, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam liên tục có sự tăng trưởng mạnh cả về số lượng, quy mô, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn phát triển doanh nghiệp tư nhân cũng đặt ra nhiều vấn đề như: hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, doanh thu thuần, lợi nhuận trước thuế, năng suất lao động còn khiêm tốn; ứng dụng công nghệ cao hoạt động sản xuất kinh doanh còn thấp. Thực trạng này đòi hỏi cần có giải pháp, chính sách đột phá để doanh nghiệp tư nhân Việt Nam phát triển.
17 Việt Nam: những khó khăn và kiến nghị cải thiện năng suất lao động trong bối cảnh hiện nay / Nguyễn Thị Lê Hoa // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2023 .- Số 6 .- Tr. 35-37 .- 650
Thực trạng tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam; Những thách thức trong quá trình nâng cao năng suất lao động quốc gia; và Kiến nghị thúc đẩy năng suất quốc gia.
18 Tác động của việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và chỉ số sẵn sẵn sàng công nghệ tới việc làm năng suất ở Việt Nam / Phạm Minh Thái // .- 2023 .- Số 3(538) .- Tr. 16-27 .- 330
Nghiên cứu này khai thác bộ số liệu điều tra lao động, việc làm năm 2020 của tổng cục thống kê và chỉ ra rằng, tỷ lệ việc làm có năng suất ở Việt Nam đã tăng từ 65% năm 2010 lên tới gần 9% năm 2020. Kết quả ước lượng từ mô hình kiểm soát sự lựa chọn thiên lệch Heckprobit cho thấy, các yếu tố về tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ giáo dục đều ảnh hưởng tích cực đến xác suất có được việc làm có năng suất và đặc biệt là yếu tố lao động làm việc trong ngành có tỷ lệ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu làm tăng xu hướng việc làm.
19 Một số vấn đề về năng suất lao động và đổi mới công nghệ trong kỷ nguyên kỹ thuật số / Phan Anh // .- 2023 .- Số 3(538) .- Tr. 67-73 .- 658
Bài viết đánh giá xu hưởng tăng trưởng năng suất lao động thực tế, phân tích mối quan hệ giữa năng suất lao động và ứng dụng công nghệ mới, cũng như rào cản đối với việc ứng dụng công nghệ mới để làm tăng năng suất. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số định hướng giải pháp nhằm hạn chế những rào cản này để có thể hiểu rõ hơn những thay đổi mới trong kị nguyên kỹ thuật số.
20 Các yếu tố tác động đến năng suất lao động theo ngành tại Việt Nam giai đoạn 2005-2021 / Trần Kim Ngân, Trần Đức Lương // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 791 .- Tr. 55-57 .- 330
Nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố tác động đến năng suất lao động theo ngành tại Việt Nam. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả mẫu, phân tích hồi quy đa biến, nguồn dữ liệu thứ cấp lấy từ Tổng cục Thống kê, gồm có 306 quan sát, kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố tác động cùng chiều đến năng suất lao động theo ngành tại Việt Nam gồm: Tiền lương, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội theo ngành, vốn đầu tư nước ngoài theo ngành và sự thay đổi trong tăng trưởng ngành, riêng lao động theo ngành có tác động ngược chiều đến năng suất lao động.