CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tiếng Anh

  • Duyệt theo:
71 Khảo sát cách đặt tiêu đề trên báo mạng điện tử tiếng Việt và Tiếng Anh / Ngô Thị Khai Nguyên // .- 2020 .- Tập 4 số 3 .- Tr. 369-381 .- 070.4

Bài nghiên cứu đi sâu khảo sát 100 tiêu đề báo mạng điện tử tiếng Việt và 100 tiêu đề báo mạng tiếng Anh trên 2 bình diện cấu trúc ngữ pháp và cahs sử dụng từ ngữ. Bài viết phân loại các tiêu đề dựa vào mục đích chức năng của hành động nó. Từ việc so sánh cách đặt tiêu đề trên báo tìm ra điểm đồng nhất và khác biệt trong cách đặt.

72 A study on peers positive feedback in group work by Vietnamese EFL university student / Nguyễn Lê Quỳnh My, Lê Phạm Hoài Hương // Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa .- 2020 .- tập 4 số 3 .- Tr. 355-368 .- 428

Đối tượng tham gia nghiên cứu gồm 100 sinh viên năm thứ 3 chuyên ngành Tiếng Anh. Kết quả cho thấy hầu hết sinh viên có nhân thức cao về ý nghĩa phản hồi tích cực từ bạn học khi làm việc theo nhóm.

73 Ảnh hưởng của giao thoa ngôn ngữ đến việc học ngoại ngữ hai Tiếng Pháp của sinh viên khoa Tiếng Anh / Nguyễn Đinh Ngọc Trân // .- 2020 .- tập 4 số 3 .- Tr. 460-472 .- 410

Tiếng Pháp và Tiếng Anh có cùng loại hình có đặc điểm giống nhau. Dựa vào so sánh hai ngôn ngữ khảo sát từ sinh viên rút ra được những kinh nghiệm giảng dạy và học tập cho người học dễ dàng tiếp thu.

74 Uyển ngữ trong diễn ngôn quân sự tiếng Anh / Nguyễn Thu Hạnh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 3(309) .- Tr. 47-52 .- 400

Đề cập đến khái niệm, phương thức tạo uyển ngữ tiếng Anh và những chức năng giao tiếp của chúng. Khái quát về thuật ngữ quân sự tiếng Anh. Phân tích sữ liệu được thu thập từ một số bài báo tiếng Anh có chứa các từ và cụm từ uyển ngữ nhằm làm sáng tỏ cách chúng được sử dụng với mục đích thuyết phục hoặc che dấu thông tin về sự tàn khốc của chiến tranh hay sự hủy diệt của một số loại vũ khí.

75 Sử dụng các bài đọc trộn ngữ trong việc dạy và học từ vựng tiếng Anh / Nguyễn Thị Ngọc Hiền // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 3(309) .- Tr. 62-66 .- 400

Tìm hiểu tác động của phương pháp trên đến nhận thức từ vựng sản sinh và nhận thức từ vựng lĩnh hội của người học, cũng như nghiên cứu hiệu quả của nó trong việc giúp người học gợi nhớ lại từ vựng.

76 Đặc trưng văn hóa – xã hội biểu thị tốc độ nhanh trong ngữ cố định tiếng Anh và tiếng Việt / Hoàng Tuyết Minh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 12(306) .- Tr. 63-75 .- 400

Khảo sát và phân tích cách biểu thị tốc độ nhanh trong ngữ cố định tiếng Anh và tiếng Việt, từ đó chỉ ra những điểm tương đồng và dị biệt giữa chúng ở hai ngôn ngữ dưới góc nhìn văn hóa – xã hội.

77 Tiếng Anh Pidgin và tiếng Anh Creole : sự hình thành và những đặc trưng / Phan Văn Quế // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 1(307) .- Tr. 54-58 .- 420

Nghiên cứu đến sự hình thành và một số đặc trưng của các ngôn ngữ tiếng Anh Pidgin và tiếng Anh Creole qua một số công trình của các tác giả đã công bố.

78 Đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa – ngữ dụng của liên từ nhưng trong tiếng Việt, đối chiếu với But trong tiếng Anh / Trần Thị Thanh Loan // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 2(308) .- Tr. 89-100 .- 420

Phân tích cấu tạo ngữ pháp, ngữ nghĩa – ngữ dụng của liên từ nhưng trong tiếng Việt để hiểu sâu hơn và toàn diện hơn về liên từ nhưng. Từ đó đối chiếu với but trong tiếng Anh để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trong cấu tạo ngữ pháp và ngữ nghĩa – ngữ dụng của hai ngôn từ nhằm giúp cho việc giảng dạy, học tập, dịch thuật từ ngôn ngữ tiếng Việt sang tiếng Anh và ngược lại một cách hiệu quả hơn, đồng thời cũng sẽ giúp cho việc tạo lập cấu trúc ngữ pháp để sử dụng đúng và hay hơn.

79 Kĩ năng đánh dấu trọng âm tiếng Anh / Nguyễn Thị Thanh Huyền // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 11A(304) .- Tr. 63-69 .- 400

Khảo sát về hiện tượng trọng âm tiếng Anh góp phần giúp người học rèn luyện kỹ năng đánh dấu trọng âm từ và trọng âm câu trong giao tiếp tiếng Anh.

80 Thiết kế dạy kĩ năng nói tiếng Anh theo đường hướng ngữ cảnh Hóa / Hoàng Ngọc Tuệ, Nguyễn Thị Thanh Bằng // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 09 (302) .- Tr. 73-76 .- 400

Trình bày khái quát lý thuyết về ngữ cảnh hóa ngôn ngữ và đề xuất một số hoạt động dạy – học kỹ năng nói tiếng Anh theo đường hướng ngữ cảnh hóa.