CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tiếng Anh

  • Duyệt theo:
61 Đối chiếu cấu trúc, ngữ nghĩa và ngữ dụng trong câu quảng cáo bằng tiếng Việt với câu quảng cáo bằng tiếng Anh / Bùi Diễm Hạnh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 3(323) .- Tr. 58-67 .- 400

Đề cập đến vai trò, chức năng và sự hiện diện của phương tiện này được khẳng định bằng những đặc điểm cơ bản ở 3 bình diện: cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ dụng, kèm theo các phương tiện, phương thức ngôn ngữ, lí lẽ trong lập luận ngữ dụng được dùng để tạo ra câu quảng cáo và xây dựng mô hình mới về quá trình tác động của ngôn ngữ quảng cáo.

62 Ẩn dụ ý niệm “công trình xây dựng” trong tiếng Anh và tiếng Việt / Lê Lâm Thi, Đỗ Thị Xuân Dung // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 2(322) .- Tr. 29-40 .- 400

Phân tích và chỉ ra một số mô hình ẩn dụ ý niệm từ miền nguồn công trình xây dựng trong tiếng Anh và tiếng Việt, từ đó tìm hiểu những điểm tương đồng và khác biệt trong cấu trúc ẩn dụ ý niệm trong hai ngôn ngữ.

64 Bàn thêm về việc phân loại tiếng Anh / Phan Văn Quế // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 11(318) .- Tr. 3-7 .- 400

Phân tích và điểm lại những khía cạnh tích cực, cúng như những hạn chế của mô hình này theo cách nhìn của một học giả quốc tế.

65 Đối chiếu bình diện đánh giá tham thoại trong các nhận định Euro 2020 bằng Tiếng Việt và Tiếng Anh / Phạm Thị Mai Duyên // Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa .- 2021 .- Tập 5 số 2 .- Tr. 138-148 .- 495.922

Bài nghiên cứu vận dụng lí thuyết nguồn tham thoại trong khung lí thuyết thẩm định của Martin và White để đối chiều 36 bài nhận đình EURO 2020 bằng Tiếng Việt và Tiếng Anh. Kết quả nghiên cứu cho thấy tần suất các câu đa nguồn cao hơn các câu đơn nguồn. Kết quả cho thấy tác giả của bài nhận định bằng Tiếng Việt và Tiếng Anh có sự giao tiếp cao với độc giả. Tuy nhiên về Tiếng Việt có sự dụng câu hỏi tu từ, còn Tiếng Anh thì không sử dụng câu hỏi tu từ.

66 Hiệu quả của ứng dụng điện thoại Memrise trong việc học từ vựng của sinh viên chuyên ngữ Tiếng Anh / Nguyễn Phước Bảo Châu, Võ Thị Liên Hương // Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa .- 2021 .- Vol 5 – N1 .- Tr. 1-9 .- 428

Nghiên cứu này tập trung vào tìm hiểu về hiệu quả của Memrise đối với vốn từ vựng thông qua khả năng đọc hiểu của sinh viên EFL.Nghiên cứu thực nghiệm trong vòng 3 tháng với 40 sinh viên. Kết quả cho thấy sự khác biệt đáng kể về vốn từ vựng của sinh viên trong nhóm sử dụng Memrise và đạt được hiệu quả cao trong học tập

67 Nâng cao tính tự chủ trong việc học tiếng Anh ở bậc Đại học / Nguyễn Lê Bảo Ngọc // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- số 7(314) .- Tr. 73-77 .- 400

Tìm hiểu những khó khăn mà sinh viên không chuyên ngữ gặp phải trong quá trình tự học môn tiếng Anh từ đó đề xuất những chiến lược tự học phù hợp giúp sinh viên phát huy tối đa năng lưc và tận dụng tốt quỹ thời gian của mình.

68 Lý thuyết văn hóa xã hội của Vygotsky và các chiến lược học tiếng Anh / Huỳnh Thị Long Hà // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Tr. 66-72 .- 400

Tìm hiểu các nhân tố văn hóa xã hội để có thể giúp phân tích và tìm hiểu các yếu tố và phương cách mà các yếu tố này dẫn đến sự phát triển về nhận thức, kỹ năng và ngôn ngữ của người học cũng như việc phát triển và sử dụng chiến lược học ngoại ngữ của người học trong quá trình học sẽ giúp cho việc dạy và học ngoại ngữ có hiệu quả hơn.

69 Một vài trao đổi về học cách viết tiếng Anh / Trần Văn Trọng // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- số 6(313) .- Tr. 109-112 .- 400

Trình bày một vài nội dung về học viết tiếng Anh qua thực tế giảng dạy, nhằm góp phần nâng cao khả năng viết cho sinh viên chuyên ngành tiếng Anh.

70 Các phát ngôn cầu khiến tiếng Anh (nhóm gợi ý) trong nguyên bản tác phẩm “Gone with the wind” của Margaret Mitchell / Trần Thị Trung Hiếu // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 4(310) .- Tr. 36-43 .- 400

Tổng hợp và phân loại các phát ngôn cầu khiến tiếng Anh nhóm gợi ý trong nguyên bản tác phẩm “Gone with the wind” theo sự khác biệt về mức độ đe dọa thể hiện và mức độ trực tiếp – gián tiếp.