CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tự chủ tài chính

  • Duyệt theo:
51 Một số quan điểm, nguyên tắc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính giáo dục Đại học Công lập / Lê Thế Tuyên // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2019 .- Số 5(190) .- Tr. 39-42 .- 332.1

Bài viết đưa ra một số nguyên tắc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính giáo dục Đại học Công lập trong giai đoạn hiện nay.

52 Tự chủ mới chương trình đào tạo tại các trường đại học công lập: thực trạng và giải pháp / Nguyễn Thị Hương // Nghiên cứu kinh tế .- 2020 .- Số 3 .- Tr. 20-30 .- 371.018

Bài viết bàn về vấn đề mà theo các học giả thì tự chủ trường đại học là xu thế tất yếu ngày nay và là một trong những điều kiện cần thiết để thực hiện các phương thức quản trị đại học tiên tiến nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo. Sau khi phân tích thực trạng mới mở mã ngành, chương trình đào tạo tại các cơ sở giáo dục đào tạo công lập (cơ sở pháp lý, kết quả mở mới chương trình tại các cơ sở giáo dục đào tạo đại học; thảo luận, đánh giá thành tựu, hạn chế của hoạt động mở mới mã ngành đối với các đơn vị công tự chủ) tác giả đã đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp cho tự chủ trường đại học ở Việt Nam.

53 Sự phát triển hệ thống giáo dục đại học của Trung Quốc: thành công, tồn tại và một số gợi ý với Việt Nam / Mai Ngọc Anh, Khiếu Thị Nhàn // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 273 .- Tr. 74-82 .- 371.018

Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục đại học đối với sự phát triển khoa học công nghệ, cũng như kinh tế xã hội, chính phủ Trung Quốc đã ban hành nhiều chính sách để thúc đẩy sự phát triển về quy mô cũng như chất lượng của giáo dục đại học ở Quốc gia này. Bài viết đi vào đánh giá kết quả đạt được của hệ thống giáo dục đại học của Trung Quốc, phân tích những giải pháp mà chính phủ nước này đã triển khai cũng như bình luận những vướng mắc mà các trường đại học ở Trung Quốc đang phải khắc phục mà nguyên nhân bắt nguồn từ hệ thống chính sách hiện hành. Những thành công và vướng mắc trong phát triển hệ thống giáo dục đại học của Trung Quốc được phân tích để đưa ra khuyến nghị đối với Việt Nam.

54 Mô hình tự chủ đại học của một số nước trên thế giới - Bài học cho Việt Nam / Trần Thị Nhật Anh // .- 2018 .- Số 13 .- Tr. 220-225 .- 332.1

Trên thế giới, tự chủ đại học đã hình thành và phát triển từ những thập kỉ trước, các mô hình tự chủ đại học vì vậy cũng rất đa dạng và phong phú và là những bài học kinh nghiệm cho giáo dục đại học Việt Nam. Bài viết tập trung phân tích các mô hình tự chủ đại học trên thế giới trước khi đưa ra các đề xuất phù hợp cho giáo dục đại học Việt Nam nhằm rút ra bài học cho giai đoạn tự chủ của giáo đục đại học ở nước ta trong thời gian sắp tới.

55 Tự chủ tài chính trong các trường đại học công lập: Thực trạng và giải pháp / Ngô Thị Hồng Thái // .- 2019 .- Số 6 .- Tr. 191-196 .- 332.1

Đến nay, Việt Nam có 23 trường đại học thực hiện tự chủ theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 77/NQ-CP của Chính phủ; về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017. Tự chủ đại học bao gồm tự chủ về nhân sự, học thuật, tổ chức và tài chính, trong đó tự chủ tài chính là nội dung có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các tự chủ khác của các trường đại học. Dó đó, trong khuôn khổ bài viết này sẽ tập trung phân tích và đánh giá về tình hình thực hiện tự chủ tài chính tại các trường đại học công lập; đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy tính tự chủ tài chính của các trường đại học công lập, thực hiện mực tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập.

56 Tự chủ đại học: Giải pháp cải tiến giáo dục Việt Nam / Bùi Đức Linh, Tạ Việt Anh // .- 2019 .- Số 6 .- Tr. 166-170 .- 332.1

Tự chủ là xu hướng phát triển bắt buộc, điều kiện cần thiết cho các trường đại học ở Việt Nam, đặc biệt là trong tình hình hiện nay. Kể từ khi Nghị quyết số 77/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 24/10/2014 có hiệu lực, những mô hình mẫu thử nghiệm của cơ chế tự chủ đã đạt được một số kết quả tích cực. Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng vẫn còn một số nhược điểm và thiếu sót. Bằng cách đánh giá thực trạng cơ chế tự chủ ở một số trường đại học, bài viết đề xuất một số giải pháp cho các tổ chức giáo dục đại học phát huy tính chủ động và sáng tạo và cải thiện hiệu suất, nâng cao khả năng cạnh tranh và đa dạng hóa các hình thức giáo dục để đáp ứng nhu cầu nhân lực của đất nước.

57 Tự chủ tài chính và kết quả học tập ở các trường trung học phổ thông Việt Nam / Lê Quang Cảnh // Khoa học Thương mại .- 2019 .- Số 133 .- Tr. 63-72 .- 332.1

Chi từ NSNN cho giáo dục đóng vai trò quan trọng đối với kết quả của hệ thống giáo dục, thể hiện quan điểm coi giáo dục là quốc sách hàng đầu ở Việt Nam. Thực tiễn cho thấy nhiều quốc gia với quy mô chi cho giáo dục lớn nhưng kết quả đạt được chưa tương xứng; ngược lại, một vài quốc gia với mức chi cho giáo dục thấp lại có kết quả học tập cao. Sử dụng số liệu khảo sát “Chương trình đánh giá học sinh quốc tế” viết tắt là PISA năm 2015 ở cấp trường, nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của tự chủ tài chính trong các trường trung học phổ thông tới kết quả thi PISA của học sinh Việt Nam. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, mức độ tự chủ tài chính của các trường càng lớn thì kết quả PISA càng cao. Tuy nhiên, kết quả này không đúng với các trường tư khi họ có mức độ tự chủ cao nhất. Nghiên cứu cung cấp dẫn chứng thực nghiệm, làm cơ sở đề xuất chính sách tự chủ trong các trường học nhằm nâng cao hơn kết quả học tập của học sinh.

58 Những thay đổi cơ bản trong cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập / Đinh Thị Hiếu // Tài chính - Kỳ 2 .- 2018 .- Số 691 tháng 10 .- Tr. 6-8 .- 332.1

Đánh giá về những đổi mới quan trọng tại Nghị định này và những kết quả đạt được ban đầu trong quá trình triển khai, bài viết đưa ra một số giải pháp để triển khai mạnh mẽ, hiệu quả cơ chế tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP.

59 Nghiên cứu tác động của chính sách tự chủ tài chính đến chất lượng bệnh viện công lập tại Việt Nam / Đỗ Đức Kiên, Nguyễn Thị Ngọc Lan // Kinh tế & phát triển .- 2018 .- Số 256 tháng 10 .- Tr. 81-91 .- 332.1

Nghiên cứu tác động của chính sách tự chủ tài chính đến các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu chất lượng bệnh viện công lập của Việt Nam. Mẫu nghiên cứu bao gồm 36 bệnh viện công lập thuộc Bộ Y tế và thời gian nghiên cứu từ năm 2005 đến năm 2015. Sử dụng kiểm định so sánh giá trị trung bình, kết quả nghiên cứu cho thấy chính sách tự chủ tài chính một phần làm tăng thu sự nghiệp y tế, giảm ngân sách nhà nước và làm tăng chi cho con người, chi cho chuyên môn nghiệp vụ, đầu tư mua sắm cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, tác động của chính sách tự chủ tài chính một phần đến chất lượng bệnh viện công lập còn khá mờ nhạt. Kết quả mô hình đánh giá sự khác biệt trong sự khác biệt (DID) cũng cho thấy có rất ít bằng chứng thực nghiệm chứng minh rằng chính sách tự chủ tài chính toàn bộ có tác động đến chất lượng bệnh viện công lập.

60 Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước đối với trường đại học công lập trong cơ chế tự chủ / Lê Văn Dụng // Kinh tế & phát triển .- 2018 .- Số 256 tháng 10 .- Tr. 92-98 .- 332.1

Phân tích thực trạng và khuyến nghị đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách Nhà nước hiện nay cho các trường đại học công lập Việt Nam. Hiện tại cơ chế phân bổ ngân sách Nhà nước còn mang tính bao cấp, bình quân, chưa khuyến khích đơn vị phát triển nguồn thu và cơ chế hỗ trợ ngân sách Nhà nước trực tiếp cho cơ sở đào tạo làm người học chưa nhận thấy được sự hỗ trợ của ngân sách Nhà nước cho người học, làm hạn chế nhận thức trách nhiệm xã hội đối với người học. Tác giả khuyến nghị đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách Nhà nước thông qua cấp học bổng trực tiếp cho người học, trên cơ sở chi phí đào tạo của từng trường, đảm bảo tính minh bạch, công bằng, khuyến kích đơn vị phát triển nguồn thu và làm thay đổi nhận thức trách nhiệm xã hội của người học, hạn chế lãng phí chi phí trong đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả của xã hội.