CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tự chủ tài chính

  • Duyệt theo:
41 Những vấn đề cần xem xét khi cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp công lập / Nguyễn Thị Kim Oanh, Lê Thị Liên // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2020 .- Số 207 .- Tr. 75-77 .- 658

Đưa ra góc nhìn vĩ mô về ảnh hưởng của việc cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp công lập ( điển hình là 2 lĩnh vực y tế và giáo dục) đến chất lượng giáo dục và cuộc sống của người dân, từ đó đưa ra một số khuyến nghị để đảm bảo quyền tiếp cận của người dân với các dịch vụ công lập.

42 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin chi phí đào tạo trong trường đại học công lập / Nguyễn Thị Đào, Nguyễn Năng Phúc // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 282 .- Tr. 31-40 .- 658

Nghiên cứu này được thiết kế để đo lường ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng thông tin chi phí đào tạo trong trường đại học công lập ở Việt Nam trên cơ sở phân tích bộ dữ liệu được thu thập từ việc phỏng vấn 172 nhà quản trị ở những đơn vị này. Phương pháp phân tích định lượng được sử dụng kết hợp với thang đo Likert 5 cấp độ để nhận diện và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượngthông tin chi phí đào tạo. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 7 nhân tố ảnh hưởng ý nghĩa đến chất lượng thông tin chi phí đào tạo là đặc điểm và quy mô đào tạo, xác định chi phí đào tạo, điều kiện và môi trường làm việc của bộ phận kế toán, trình độ và kỹ năng của nhà quản trị, sự cam kết hỗ trợ của nhà quản trị, hệ thống văn bản quy định thực hiện cơ chế tự chủ tài chính và chế độ kế toán.Trên cơ sở kết quả phân tích, nghiên cứu đưa ra một số gợi ý giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin chi phí đào tạo trong các trường đại học công lập ở Việt Nam.

43 Bài học về tính tự chủ của nền kinh tế Việt Nam / Nguyễn Minh Phong, Nguyễn Trần Minh Trí // Ngân hàng .- 2020 .- Số 17 .- Tr. 8-13 .- 330

Sự cần thiết tăng năng lực tự chủ và sức chống chịu của nền kinh tế; vai trò ngành tài chính - ngân hàng trong tăng tính tự chủ nền kinh tế.

44 Đánh giá thực trạng tự chủ tài chính trong lĩnh vực y tế tại Tp. Hồ Chí Minh / Nguyễn Trọng Cơ // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2020 .- Số 201 .- Tr. 12-17 .- 332.1

Sử dụng phương pháp phân tích thống kê và mô hình bao dữ liệu ( Data envelopmnt analysis - DEA) để đánh giá về thực trạng tự chủ tài chính trong lĩnh vực y tế tại Tp. HCM từ năm 2012 đến nay, qua đócàng khẳng định tính đúng đắn của chính sách tăng cường tựu chủ tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và bệnh viện công lạp nói riêng.

45 Tự chủ tài chính đơn vị sự nghiệp công lập ở Lào Cai : một số kết quả hạn chế và kiến nghị / Võ Thị Vân Khánh // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 201 .- Tr. 61-64 .- 332.1

Thực tiễn triển khai tự chủ, chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính và cơ chế tựu chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

46 Một số giải pháp thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh / Nguyễn Trọng Cơ // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2020 .- Số 202 .- Tr. 10-15 .- 332.1

Tác giả đề xuất một số giải pháp góp phần đạt được các mục tiêu trong thực hiện cơ chế tự chủ tại đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn thành phố như: giải pháp về phân loại loại hình đơn vị theo mức độ tự chủ , ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công theo mức độ thị trường hóa, mô hình đánh giá hiệu quả hoạt đọng của đơn vị sự nghiệp công lập, xây dựng quy chế chỉ tiêu nội bộ và giao quyền tự chủ đồng bọ cho các đơn vị.

47 Tự chủ tài chính các trường đại học công lập ở Việt Nam / Đỗ Đinh Thu, Phùng Thanh Loan // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2019 .- Số 195 .- Tr. 9-12 .- 332.1

Khái quát về tự chủ tài chính đại học công lập; phân tích lợi ích và hạn chế của cơ chế tự chủ tài chính các trường đại học công lập; nghiên cứu thực trạng tự chủ tài chính các trường đại học công lập ở Việt Nam; từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh việc thực hiện tự chủ tài chính tại các trường đại học công lập ở VN.

48 Bài học tính tự chủ của nền kinh tế Việt Nam / Nguyễn Minh Phong, Nguyễn Trần Minh Trí // Ngân hàng .- 2020 .- Số 17 .- Tr. 8-13 .- 332.1

Sự cần thiết tăng năng lực tự chủ và sức chống chịu của nền kinh tế; Vai trò ngành tài chính - ngân hàng trong tăng tính tự chủ nền kinh tế.

49 Thực trạng tự chủ tài chính đại học công lập và một số đề xuất, kiến nghị / Đỗ Minh Thông // Tài chính - Kỳ 2 .- 2019 .- Số 713 .- Tr.30 – 32 .- 332.04

Đổi mới cơ chế tài chính theo hướng trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị giáo dục đại học công lập là xu thế khách quan. Thời gian qua, việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các trường đại học công lập ở Việt Nam đã được triển khai thí điểm và có những kết quả ban đầu, tuy nhiên vẫn cần tiếp tục nghiên cứu thực tiễn, đổi mới để phát huy cơ chế này trong thời gian tới. Bài viết phân tích thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại các trường đại học công lập để làm rõ cơ hội, thách thức và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao cơ chế tự chủ tài chính cho các trường đại học công lập ở Việt Nam...

50 Tự chủ tài chính khi thực hiện tự chủ đại học - Nghiên cứu tại Trường Đại học Luật, Đại học Huế / Nguyễn Tài Năng // .- 2020 .- Số 2 .- Tr. 274-281 .- 332.1

Tự chủ đại học là sự tất yếu của giáo dục - đào tạo, và Trường Đại học Luật - Đại học Huế (Trướng DHL, ĐHH) cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Để thực hiện thành công và phát triển bền vững khi chuyển đổi sang mô hình hoạt động tự chủ đại học như đã cam kết, việc xây dựng kế hoạch, công tác dự báo và có các giải pháp để tự chủ về tài chính được xem là thành tố quyết định cho sự thành công trong tự chủ đại học. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả tập trung phân tích các nội dung về tự chủ tài chính, những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện tự chủ đại học đối với Trường DHL, ĐHH.