CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tự chủ tài chính

  • Duyệt theo:
31 Đổi mới cơ chế nhằm nâng cao tự chủ tài chính của Ngân hàng Phát triển Việt Nam / Nguyễn Cảnh Hiệp, Đặng Thị Minh Nguyệt // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 12(573) .- Tr. 37-42 .- 332.12

Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Phát triển Việt Nam từ khi thành lập đến hết năm 2020, chỉ ra những nguyên nhân về cơ chế dẫn tới tình hình thâm hụt tài chính trong năm năm gần đây. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số cơ chế mà các cơ quan quản quản lý Nhà nước cần thực hiện nhằm giảm tình trạng thâm hụt và nâng cao tự chủ về tài chính của ngân hàng này trong thời gian tới.

32 Tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực y tế và giáo dục trên địa bàn tỉnh Cao Bằng / Nguyễn Trọng Cơ, Hy Thị Hải Yến // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 07(216) .- Tr. 25-28 .- 332.024

Bài viết phân tích thực trạng tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực y tế và giáo dục, từ đó đưa ra một số đề xuất và gợi ý chính sách để góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế tự chủ tại các đơn vị ở hai lĩnh vực này trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

33 Tác động của tự chủ tài chính đến mức độ thực hiện kiểm soát nội bộ trong các đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Bình Dương / Phạm Quốc Thuần, Nguyễn Thị Kim Thanh // Kế toán & Kiểm toán .- 2021 .- Số 1+2 .- Tr. 35-41 .- 657

Nghiên cứu này hướng đến việc đo lường mức độ thực hiện của kiểm soát nội bộ (KSNB) trong điều kiện hướng đến tự chủ tài chính (TCTC) và xem xét tác động của TCTC đối với mức độ thực hiện KSNB, trong các đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Bình Dương. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ thực hiện KSNB của các đơn vị sự nghiệp công lập đã TCTC so với các đơn vị chưa TCTC.

35 Một số vấn đề về tự chủ đại học ở nước ta trong giai đoạn hiện nay / Nguyễn Thị Kim Dung // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 596 .- Tr. 69 - 71 .- 332.024

Bài viết tập trung làm rõ một số vấn đề về tự chủ tài chính ở các trường đại học của nước ta hiện nay, nêu ra một số tồn tại và khó khăn trong quá trình tự chủ tài chính của các trường đại học đồng thời đề cập một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này.

36 Hiệu quả quản lý tài chính tại các trường đại học công lập theo hướng tự chủ / // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 751 .- Tr. 58-62 .- 332.1

Công tác quản lý tài chính trong các cơ sở giáo dục đại học công lập bao gồm quản lý nguồn kinh phí và quản lý các khoản chi. Trong quản lý tài chính cần áp dụng các chức năng quản lý bao gồm: lập kế hoạch, tổ chức và giám sát theo hướng phù hợp với mục tiêu, tầm nhìn và sứ mệnh của trường đại học. Với ý nghĩa quan trọng của quản lý tài chính, bài viết đề xuất một số giải pháp về quản lý tài chính hiệu quả tại các trường đại học công lập ở Việt Nam theo hướng tự chủ.

37 Tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập y tế : nhìn từ thực tiễn tỉnh Lào Cai / Võ Thị Khánh Vân // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 5(214) .- Tr. 68-72 .- 332.1

Khái quát một số vấn đề cơ bản về hệ thống y tế và quá trình triển khai cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị y tế ở Lào Cai; một số khó khăn và thách thức; quan điểm và giải pháp tăng cường tự chủ và thu giá dịch vụ y tế của các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

38 Tác động của tự chủ tài chính đến mức độ thực hiện kiểm soát nội bộ trong các đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Bình Dương / Phạm Quốc THuần, Nguyễn Thị Kim Thanh // Kế toán & Kiểm toán .- 2021 .- Số 1+2 .- Tr. 35 - 41 .- 657

Đo lường mức độ thực hiện của kiểm soát nội bộ trong điều kiện hướng đến tự chủ tài chính và xem xét tác độngc của tự chủ tài chính đối với mức độ thực hiện kiểm soát nội bộ trong các đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Bình Dương. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ thực hiện kiểm soát nội bộ của các đơn vị sự nghiệp công lập đã tự chủ tài chính so với các đơn vị chưa tự chủ tài chính.

39 Một số nét về chính sách tự chủ tài chính tại Báo An Giang / Phan Anh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 584 .- Tr.48 - 50 .- 332

Hiện nay hầu hết các tờ báo Đảng địa phương nói chung và báo An Giang nói riêng đều phải thực hiện chính sách tự chủ tài chính một phần hoặc toàn phần. Nhà nước trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp công lập trong việc sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao và phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho xã hội. Tuy nhiên, khi thực hiện chính sách tự chủ thì bên cạnh những thành tựu đã đạt được, các đơn vị vẫn gặp phải nhiều khó khăn. Bài viết này sẽ phân tích những thành tựu cũng như khó khăn hạn chế mà báo An Giang gặp phải khi thực hiện chính sách tự chủ tài chính.

40 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tự chủ tài chính tại các trường cao đẳng công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh / Lê Xuân Đại, Hồ Mai Ly // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 569 .- Tr.60 - 62 .- 332

Để tăng cường tính tự chủ trong hoạt động, các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và các trường cao đẳng công lập nói riêng cần phải năng động trong bối cảnh có nhiều biến động trên thị trường lao động để đạt được mục tiêu đặt ra và đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Kế thừa các nghiên cứu trước và sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, với 256 mẫu khảo sát, nghiên cứu này cho thấy có 4 nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tự chủ tài chính (TCTC) của các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh gồm: Nguồn lực tài chính, Tổ chức bộ máy, Sử dụng tài chính, Cơ sở vật chất.